Hà Nội 22 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 26 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 22°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 26°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

"Viết" lên di sản, tạo nên bản sắc

Sức khỏe - đời sống
01/12/2022 10:53
Thảo Nguyên/Đại biểu Nhân dân
aa
Những sáng tạo của hôm qua là di sản của hôm nay, qua thời gian tạo nên những lớp trầm tích văn hóa. Đến hiện tại, cách người trẻ sáng tạo, viết lên di sản sẽ tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại mới.


Cuộc gặp gỡ xưa - nay

Từng có một thời, nhiều người nghĩ di sản là những gì đã cũ, của một thời kỳ đã qua. Điều này vô hình trung cản trở tiếp cận truyền thống trong phát triển. Khi định kiến ấy được gỡ bỏ, kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng rộng lớn bước đầu được khai thác trong các dự án nghệ thuật, thiết kế phục vụ cuộc sống đương đại.

Trưng bày đèn lồng lấy cảm hứng từ tranh dân gian của họa sĩ Nguyễn Xuân Lam. (Ảnh: Ng. Phương)

Trưng bày đèn lồng lấy cảm hứng từ tranh dân gian của họa sĩ Nguyễn Xuân Lam. (Ảnh: Ng. Phương)

Tại tọa đàm “Từ di sản tới Thiết kế - Nghệ thuật” mới đây, các nghệ sĩ chia sẻ kinh nghiệm, thể nghiệm về việc khai thác, biến các di sản văn hóa Việt Nam thành tác phẩm nghệ thuật ở các dạng thức, chất liệu khác nhau.

Từng có nhiều dự án đưa truyền thống vào nghệ thuật đương đại, nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn nỗ lực đối thoại và viết tiếp giá trị di sản. Chẳng hạn, dự án “Từ truyền thống tới truyền thống” do ông làm giảng viên hướng dẫn và giám tuyển, sinh viên ngành lụa và sơn mài, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, được tiếp xúc với nghệ nhân cuối cùng của tranh Hàng Trống, tiếp thu các kỹ thuật cơ bản và sáng tạo lấy cảm hứng từ chính dòng tranh này cũng như có thể tương tác ngay với chính không gian ngôi đình Nam Hương, tọa lạc trên phố Hàng Trống, Hà Nội. Dự án kích thích sự quan tâm của giới trẻ và cộng đồng trước những vấn đề sống còn của các giá trị di sản văn hóa, cổ vũ nghệ sĩ trẻ trên con đường sáng tác độc lập phía trước luôn quan tâm đến các giá trị di sản văn hóa truyền thống, văn hóa dân tộc.

Gần đây, dự án Tiên - Rồng được nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn khởi xướng với tinh thần học hỏi, nghiên cứu những giá trị nghệ thuật và hoa văn từ hình tượng tiên nữ rất phổ biến trong các mảng chạm khắc đình làng, một đề tài được yêu thích trong nghệ thuật và không gian của đồng bằng Bắc Bộ xưa. Qua việc tìm hiểu hình tượng này từ góc độ tiếp cận liên ngành mang tính biểu tượng, văn hóa học, lịch sử... nhiều ý tưởng của các nghệ sĩ đã được phát triển thành tác phẩm mỹ thuật, nghệ thuật thị giác.

6 năm qua, họa sĩ Nguyễn Xuân Lam đã có nhiều thử nghiệm lấy cảm hứng từ tranh dân gian nói riêng và di sản Việt Nam nói chung, kết hợp với cách thức biểu đạt mới cùng những câu chuyện cá nhân của một người trẻ. Họa sĩ trẻ chia sẻ: “Khi tìm về truyền thống, có nghệ sĩ tập trung vào kỹ thuật xưa để vẽ nội dung mới, có người chọn tạo hình xưa, như tạo hình tranh dân gian được các nghệ nhân truyền lại hàng trăm năm... Vô tình bắt gặp vẻ đẹp của tranh dân gian, tôi không muốn tranh dân gian chỉ là nét đẹp vào ngày Tết xưa, được trưng bày trong bảo tàng mà có thể đi vào đời sống hiện đại”. Bởi vậy, Xuân Lam đã thực hiện các dự án “Vẽ lại tranh dân gian”, đưa tranh dân gian kết hợp với công nghệ trong “Cuộc gặp gỡ xưa - nay”... trên cơ sở tôn trọng di sản quá khứ nhưng có sáng tạo, sử dụng yếu tố truyền thống và gia tăng thể nghiệm của bản thân.

Còn theo ông Lê Thanh Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa diều Việt Nam, kho tàng văn hóa vật thể phi vật thể của Việt Nam vô cùng lớn, có thể khai thác để phục vụ đời sống đương đại. Thực tế, nhiều hình tượng dân gian đã được đưa lên cánh diều, từ đó quảng bá văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Nhiều người nhìn nét trang trí đã nhận ra họa tiết đặc trưng Việt Nam.

Sáng tạo trên nền di sản

PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cho rằng: Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội, có hệ thống di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú. Dù vậy, thời gian trước, sự sáng tạo vẫn khá rời rạc. Đến hiện tại, đã có một số dự án sáng tạo thành công, định vị bản sắc.

Trưởng phòng Quản lý di sản, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội Phạm Thị Lan Anh khẳng định, nguồn lực văn hóa và sáng tạo gắn với thiết kế, nghệ thuật nhằm tái tạo, hướng tới chức năng mới, phát triển bền vững, nhưng không làm mất đi giá trị di sản vốn có. Hiện nay, với hệ thống di sản dày đặc, Hoàn Kiếm là một trong những quận đi đầu của Hà Nội phát triển sáng tạo, gắn với nhiều chương trình, sự kiện nghệ thuật, thiết kế.

Còn theo nghệ sĩ Nguyễn Quốc Hoàng Anh, người sáng lập Lên Ngàn Cultural Agency, với thị trường nội địa hơn 100 triệu dân, Hà Nội có hơn 10 triệu dân, phần lớn đang trong độ tuổi lao động, có nhu cầu tìm kiếm tri thức, không gian văn hóa. Đây là cơ hội cho các cá nhân, hội nhóm làm trong lĩnh vực sáng tạo thể hiện mình, thành công trong tương lai...

Trên quan điểm tìm về tương lai từ quá khứ, cùng nhau kiến tạo bản sắc mới tiếp tục kết nối với quá khứ, các dự án của Lên Ngàn hướng đến thế hệ trẻ với sự phát triển từ chất liệu văn hóa bản địa của Việt Nam, tạo ra tác phẩm mang đậm màu sắc, hơi thở đương đại. “Văn hóa hiện đại chỉ có thể phát triển, tồn tại trên cơ sở của truyền thống, thông qua mối quan hệ với quá khứ để thể hiện sự tồn tại của mình, và ngược lại, truyền thống muốn tồn tại phải được hiện đại hóa” - nghệ sĩ Nguyễn Quốc Hoàng Anh nhận định.

Kinh nghiệm của Lên Ngàn là cần có khả năng thu hút, giữ chân nhân tài (nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà văn hóa, nghiên cứu) và sự liên kết giữa các thành phần này khi thực hiện các dự án. Để làm được như vậy, cần có sự kết hợp chặt chẽ liên ngành, đưa văn hóa có chỗ đứng trong lòng công chúng và có thể vượt qua biên giới. Ngoài sáng tạo của nghệ sĩ, nghệ nhân, sự tham gia của nhà nghiên cứu, công chúng để xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, cần có vai trò điều tiết của Nhà nước qua cơ chế, chính sách, môi trường thông thoáng, cởi mở.

Tránh tình trạng khai thác triệt để di sản, biến không thành có để phong cấp di sản đôi khi vẫn diễn ra hiện nay, ông Lê Thanh Bình cho rằng, cần cân đối giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản, người làm văn hóa phải vừa có tâm, vừa có tuệ, hiểu về lịch sử, truyền thống, di sản của cha ông, từ đó lựa chọn những gì tinh túy nhất để sáng tạo, đóng góp vào việc định vị bản sắc thời hiện đại.

bài liên quan
Dân tộc trường tồn nhờ bồi đắp cội nguồn văn hóa

Dân tộc trường tồn nhờ bồi đắp cội nguồn văn hóa

Hơn hai thế kỷ trôi qua, người Việt thời nay không còn nhuộm răng đen, để tóc dài, nhưng tinh thần, ý nghĩa từ lời hịch bất hủ của Anh hùng dân tộc áo vải cờ đào Quang Trung-Nguyễn Huệ về bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc vẫn còn giá trị.
Lo ngại lớp trẻ người dân tộc quên tiếng mẹ đẻ

Lo ngại lớp trẻ người dân tộc quên tiếng mẹ đẻ

“Điện thoại phủ sóng cả bản rồi. Internet cũng “vào” nhiều lắm. Bọn trẻ mặc quần bò, áo phông cả rồi. Chúng không nói tiếng dân tộc nữa mà nói tiếng Kinh. Chúng không hát những bài dân ca của dân tộc mình mà hát những bài nhảy nhót trong băng đĩa. Chúng chê văn hóa dân tộc là cổ hủ, lạc hậu”- một già làng chia sẻ lo lắng của mình.
Mới nhất
Đọc nhiều
Sản lượng điện “đạt kỷ lục mới”, toàn bộ các tổ máy nhiệt điện than được huy động

Sản lượng điện “đạt kỷ lục mới”, toàn bộ các tổ máy nhiệt điện than được huy động

Nắng nóng vẫn diễn biến tiêu cực tuần qua, nhiều kỷ lục mới về công suất cực đại (Pmax) và sản lượng điện tiêu thụ ngày đã được thiết lập.
Sở Y tế TP.HCM cảnh báo về những quảng cáo sai lệch trên Facebook

Sở Y tế TP.HCM cảnh báo về những quảng cáo sai lệch trên Facebook

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vừa có cảnh báo về những quảng cáo sai lệch trên Facebook có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, khi người dân bị thu hút đến các cơ sở không phép và sử dụng các kỹ thuật y tế không an toàn.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 238 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 238 tỷ USD

Trong 4 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế có nhiều khởi sắc, xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng tăng so với cùng kỳ.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.