Hà Nội 32 °C
TP Hồ Chí Minh 35 °C
Hải Phòng 30 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 36 °C
  • Hà Nội Hà Nội 32°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 35°C
  • Hải Phòng Hà Nội 30°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 36°C

Truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt: Những “ngọn nến” cháy hết mình để thắp sáng nhân gian!

Xét xử
17/11/2019 17:00
Diệu Hương
aa
Xưa nay, tôn sư trọng đạo luôn là truyền thống quý báu bao đời nay của dân tộc Việt Nam. Người xưa dạy: “Không thầy đố mày làm nên”. Ở đời, không có sự trưởng thành nào toàn đi trên con đường trải đầy hoa hồng. Tất cả đều phải khổ luyện thành tài. Và, sự trưởng thành đó, từ xưa đến nay đều có công lao không nhỏ của các thầy, cô giáo, bởi “người thầy như ngọn nến, đốt cháy mình để thắp sáng nhân gian”...


Anh14.

Truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt

Trước thầy vua vẫn là trò nhỏ

Vua Lê Hiến Tông (1461-1504) là vị vua thông minh, nhân từ và ôn hòa. Dưới thời trị vì của ông, đất nước vẫn duy trì được sự thái bình, thịnh trị có từ thời vua cha Lê Thánh Tông. Và, một câu chuyện cảm động về đạo thầy trò đã được lịch sử ghi lại trong một lần Vua Lê Hiến Tông về thăm thầy cũ.

Chuyện kể rằng, khi xa giá về đến cổng làng, Nhà vua ra lệnh dừng kiệu và bước xuống đầu đường rẽ vào nhà thầy. Lúc đó, nhà Vua chọn mấy cận thần cùng một vị quan sở tại tháp tùng vào nhà thầy giáo cũ. Vua ôn tồn nói với mọi người: “Hôm nay, trẫm về đây là để thăm thầy chứ không phải vi hành, công cán, vì vậy cho phép các khanh về nghỉ ở công quán”.

Nhà vua đi bộ cùng viên quan trấn và mấy quan hầu cận vào nhà thầy. Không trống phách, không nhạc nhã. Cụ Thượng thư già cùng các con cháu mũ áo chỉnh tề ra tận đầu thôn bày hương án nghênh tiếp nhà Vua.

Thấy thầy giáo, Vua vội vàng đến gần cụ. Theo đạo vua tôi, cụ sụp lạy. Nhà vua hai tay nâng vai thầy lên, ôn tồn: “Xin lão tiên sinh bình thân để cho đệ tử không bị thất lễ”. Rồi Nhà vua quay sang nói với những người đang quỳ rạp hai bên đường rằng: “Cho tất cả các ngươi đứng dậy cùng trẫm về nhà tôn sư!”.

Vua nhắc lại lời nói với các quân sĩ và với người thân của thầy giáo: “Hôm nay trẫm đến đây là học trò về thăm thầy, chứ không phải thiên tử đi kinh lý, nghi lễ ở chốn triều đình dùng vào lúc khác!”.

Ngôi nhà thầy giáo giản dị, cổ kính và gọn gàng, đúng với phong thái của chủ nhân - một bần nho trong sáng. Vua mời cụ ngồi lên sập giữa để mình đứng vấn an thầy. Cụ giật mình thưa: “Tâu bệ hạ, đâu lại có thể như thế được.

Đạo thầy là nặng song phép nước cao hơn, xin hoàng thượng cho lão phu này được đứng hầu! Người ngoài trông vào sao tiện ạ!”. Nhà vua nhẹ nhàng: “Thưa tôn sư, họ đã biết mục đích của trẫm hôm nay rồi. Tôn sư cho phép đệ tử ngồi chung là đã quá lắm rồi”.

Nói xong, Nhà vua đỡ cụ xuống cùng ngồi đàm đạo. Vua hỏi thăm sức khỏe và đời sống của thầy cùng gia đình, xin xem những bài thơ của thầy làm khi nhàn rỗi ở chốn thôn dã. Khi người nhà của cụ giáo dâng trầu nước chỉ đứng ở sân dưới thềm, chuyển qua các thị vệ dâng lên cụ giáo và Nhà vua. Vua Hiến Tông lại khoát tay: “Thôi để họ mang thẳng lên đây, chắc họ cũng muốn gần Vua một chút. Âu cũng là cái lộc của lão tiên sinh đây!”.

Thưởng thức chén trà ngát hương sen đồng nội, Nhà vua nói với các quan theo hầu: “Trẫm cho các ngươi lui! Chiều nay, trẫm không dùng “ngự thiện”, trẫm xin với lão tiên sinh cùng gia đình ăn bữa cơm quê. Trẫm muốn được ngồi chung mâm với thầy cũ cho thỏa tình thầy trò, chắc lão tiên sinh cho phép”. Cụ giáo nghẹn ngào: “Xin bái tạ đức vua! Thánh chỉ đã truyền, thần xin vâng mệnh!”.

Bữa cơm thầy trò chiều hôm đó diễn ra thân mật. Nhà vua đặc biệt thưởng thức món canh cua quê kiểng, bất giác nói với thầy: “Thầy cho con ăn một bát canh này thật là một niềm hạnh phúc. Hương vị cua đồng quê nhà ít có thức ăn nào sánh tày, quả là ngon. Cũng vì thế dân gian mới có câu ca: “Canh cua nấu cải thêm gừng/ Xưa nay vua chúa đã từng khen ngon”.

Nhân vật cụ giáo và là thầy dạy của Vua Lê Hiến Tông trong giai thoại mà sách Đại Nam nhất thống chí ghi lại trên đây có tên là Nguyễn Bảo, hiệu là Châu Khê, quê ở xã Cổ Lai, huyện Vũ Tiên, chấn Sơn Nam (nay thuộc xã Phú Xuân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Khoa Nhâm Thìn, năm Hồng Đức thư III (1472), Nguyễn Bảo thi đỗ tiến sĩ.

Năm 1495, cụ được Nhà vua mời vào triều làm Tả thuyết thư, giảng dạy cho Thái tử Tăng. Khi Thái tử lên ngôi, tức Vua Lê Hiến Tông, cụ Nguyễn Bảo được cử làm Tả Thị lang bộ Lễ, tham dự và trông coi công việc ở Viện Hàn lâm. Năm 1501, thăng cụ làm Thượng thư bộ Lễ, kiêm Thị độc Viện Hàn lâm và sau vài năm thì mất, được truy tặng tước Thiếu bảo.

Và cứ theo nội dung của giai thoại trên thì trong ngày Nhà vua Lê Hiến Tông đến thăm, cụ giáo già Nguyễn Bảo còn vui hơn cả Nhà vua. Bởi lẽ, cụ có học trò ở ngôi tôn quý nhất nước nhưng vẫn mực thước thủy chung, giữ đạo nghĩa thầy trò. Cụ càng hài lòng vì học trò cũ của mình dẫu ngồi trên ngai vàng vẫn không quên cội gốc.

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

Người thầy giáo già hài lòng vì học trò cũ của mình dẫu ngồi trên ngai vàng vẫn không quên cội gốc. Cái cội gốc đó là gì? Xin thưa đó là đạo lý muôn đời nay của người Việt, của dân tộc Việt: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”; “Không thầy đố mày làm nên”; “Trọng thầy mới được làm thầy”; “Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”...

Chuyện kể rằng đời nhà Đường Trung Quốc có nhà sư tên là Tề Kỷ làm thơ hay, nhất là các bài về hoa mai. Đặc biệt bài thơ Vịnh hoa mai (Mai Thi), rất nổi tiếng được nhiều người biết đến: “Vạn thủy đồng dục thiết/ Cô căn noãn độc hồi/ Tiên thân thâm tuyết lý/ Tạc dạ sổ chi mai”. Dịch là: “Băng giá hàng vạn mầm cây theo nhau tàn lụi, chỉ có gốc mai sống lại trong một chỗ tuyết dày đặc. Đêm hôm qua lại có mấy cành mai nở”.

Bài thơ đến với Trịnh Cốc. Cốc vụng làm thơ, nhưng trồng mai và chơi mai rất sành điệu. Cốc bảo: “Tại sao lại “Tạc dạ sổ chi mai”. Nên sửa chữ “sổ” thành chữ nhất (theo nghĩa tiếng Hán, sổ là nhiều, nhất là một) “Tạc dạ nhất chi mai”- đêm hôm qua chỉ có một nhành mai nở”.

Theo Trịnh Cốc, một nhành mai giàu sức sống, hàm ý bật dậy của thiên nhiên trước cõi chết. Ý đến tai Tề Kỷ. Kỷ thán phục lắm, xin đến hầu chuyện Trịnh Cốc và quỳ xuống xem Cốc là: “Nhất tự vi sư”- ông thầy dạy cho mình một chữ.

Giai thoại đó khi sang đến đất Việt, vốn đất nước có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, người Việt Nam tiếp thu văn hóa thế giới bằng cách chiết xuất, thúc đẩy và kiềm tỏa lấy phần tinh hoa, rồi qua hệ thống lăng kính bằng chính bản sắc văn hóa dân tộc khúc xạ, gạn lọc khiến phần tinh hoa ấy được tỏa sáng phong phú và tinh hoa thêm.

Chính vì vậy, từ câu nói “nhất tự vi sư” người Việt Nam nâng lên thành quan niệm “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy với hàm ý khẳng định truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, tôn kính, quý trọng người thầy giáo. Khẳng định thái độ trách nhiệm của xã hội, của người trò đối với người thầy, dù chỉ dạy một chữ hay nửa chữ vẫn là thầy của mình.

Mặt khác, câu nói trên còn mang một ý nghĩa cao hơn, nó đòi hỏi ở những người làm nghề giáo dục cái đạo làm thầy, phải có trách nhiệm trước các sự dạy. Dù chỉ dạy một chữ hay nửa chữ đi nữa cũng phải luôn nhớ mình là thầy, dạy cho tường, cho tỏ, chưa biết thì không nói, sự học là vô cùng. Câu nói không chỉ đặt ra cho người thầy về nội dung giảng dạy mà còn cả về nhân cách làm thầy.

Người thầy được xã hội tôn vinh là thế, trọng trách mà xã hội đặt ra cho người thầy là thế và hết sức nặng nề. Học không ngừng, người thầy cũng phải không ngừng tự làm mới mình, để đủ sức khai sáng thế hệ trẻ mỗi ngày mỗi khác theo đà tiến bộ của văn hóa xã hội và khoa học kỹ thuật.

Con thèm được một lần quay lại ngồi trên ghế nhà trường để được nghe thầy giảng

Có một người thầy rưng rưng kể về bức thư cô trò nhỏ viết lại cho thầy. “Thưa thầy, mỗi khi tâm hồn héo úa vì thiếu nước của văn chương, con thèm được một lần quay lại ngồi trên ghế nhà trường để được nghe thầy dắt con đi vào một thế giới mới. Nơi mà con biết đồng cảm, biết thương và biết giận với những mảnh đời, những số phận…

Con thèm được ăn bát cháo hành của Thị Nở nấu cho Chí Phèo qua lời giảng của thầy. Con ước con có một cái nhân cách cao quý và chữ viết đẹp như Huấn Cao. Con thèm được nghe về cuộc sống, thèm đi đến những nơi xinh đẹp trên đất nước bằng trí tưởng tượng của con qua lời giảng trầm ấm, truyền cảm…

Chưa bao giờ con thấy tâm hồn mình héo úa như hôm nay. Đã lâu lắm rồi, con không còn được đến với thế giới văn chương xưa nữa. Không có ai có thể giảng cho con nghe những lời hay, ý đẹp, họ chỉ mang cho con những lý thuyết suông nghiêng về hưởng thụ vật chất. Con thèm và ước được một lần nữa quay lại được uống trà và trò chuyện về thơ ca với thầy dù kiến thức con còn nông cạn. Vì mỗi lần như thế, tâm hồn con nhẹ và thoải mái, tràn đầy sức sống...”.

Sẻ chia với nỗi niềm của trò, người thầy ấy chỉ mong trò sẽ mang cái tâm hồn này bất biến trong dòng đời vạn biến. Bởi đó chính là bến bờ vững bền nhất sau những giông gió cuộc đời.

Lúc sinh thời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý vào bậc nhất trong các nghề cao quý. Là nghề sáng tạo vào bậc nhất trong các nghề sáng tạo. Vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”.

Trong công cuộc đổi mới hôm nay, chất lượng giáo dục còn nhiều bất cập cả về quy mô, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả. Thế nên, dù ai cũng biết cái gốc, cái đạo lý muôn đời nay của người Việt, của dân tộc Việt: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, song không phải ai cũng làm theo được.

Bởi thế, đâu đó vẫn có chuyện trò xem thường thầy, thậm chí là trò hành hung thầy giáo dạy mình. Nhưng xin hãy nhớ rằng, những kẻ đã một lần như vậy thì tồn tại cũng như không, bởi đâu còn niềm tin, đâu còn chỗ dựa trong tâm để đứng giữa cuộc đời này…

bài liên quan
Sắp diễn ra lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024

Sắp diễn ra lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra từ ngày 28-31/3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP.HCM sẽ giới thiệu hơn 400 món ngon ba miền Việt Nam cùng các chương trình văn hóa - nghệ thuật truyền thống.
Bộ Tư pháp đẩy mạnh truyền thông các hoạt động của ngành

Bộ Tư pháp đẩy mạnh truyền thông các hoạt động của ngành

Bộ Tư pháp tăng cường các giải pháp truyền thông về hoạt động của ngành, đồng thời đẩy mạnh công tác quản lý đối với cơ quan báo chí.
TP.HCM: Rộn ràng Hội Báo toàn quốc 2024

TP.HCM: Rộn ràng Hội Báo toàn quốc 2024

Sáng 15/3, Hội Báo toàn quốc năm 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân” chính thức khai mạc tại TP.HCM.
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Mới nhất
Đọc nhiều
Triệt phá đường dây vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia, thu giữ hơn 180 bánh Heroin

Triệt phá đường dây vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia, thu giữ hơn 180 bánh Heroin

Lực lượng chức năng Công an TP. HCM vừa phát hiện, triệt phá thành công đường dây vận chuyển trái phép 184 bánh ma túy từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Đài Loan, Trung Quốc.
Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý người chưa thành niên phạm pháp

Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên
Cần Thơ: Tưng bừng khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ

Cần Thơ: Tưng bừng khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ

Tối 17/4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 đã được khai mạc tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.
Tin bài khác
Chuẩn bị mở lại phiên phúc thẩm xét xử mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên

Chuẩn bị mở lại phiên phúc thẩm xét xử mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên

Bị cáo Trần Thị Hiền là mẹ của nữ sinh giao gà ở Điện Biên chuẩn bị được đưa ra xét xử phúc thẩm.
Bị cáo Trương Mỹ Lan nhận án tử hình

Bị cáo Trương Mỹ Lan nhận án tử hình

Tòa án tuyên bị cáo Trương Mỹ Lan mức án tử hình, 85 bị cáo khác trong vụ án này cũng phải nhận bản án thích đáng.
Phiên phúc thẩm vụ kiện ở toà nhà Victory Tower sẽ chấm dứt tranh chấp?

Phiên phúc thẩm vụ kiện ở toà nhà Victory Tower sẽ chấm dứt tranh chấp?

Trước đó, như Báo Pháp luật Việt Nam đã phản ánh việc chủ đầu tư và nhà quản lý xảy ra tranh chấp khiến người dân, khách hàng sinh sống và làm việc tại căn nhà trên rơi vào cảnh khốn khổ.
Quảng Ninh: Phạm tội về ma túy, 8 bị cáo lĩnh án tù

Quảng Ninh: Phạm tội về ma túy, 8 bị cáo lĩnh án tù

Ngày 5/4 Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đưa ra xét xử đối với 8 bị cáo về tội: “Mua bán trái phép chất ma túy”; “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy".
Vụ tranh chấp tại Dự án Phố Wall: Vì sao TAND cấp cao tại Hà Nội lại quyết định kháng nghị giám đốc thẩm?

Vụ tranh chấp tại Dự án Phố Wall: Vì sao TAND cấp cao tại Hà Nội lại quyết định kháng nghị giám đốc thẩm?

TAND Cấp cao tại Hà Nội ra Quyết định số 28A/2023/KN-DS kháng nghị bản án đã có hiệu lực pháp luật của TAND thành phố Hà Nội.
Quảng Ninh: Khởi tố nhóm đối tượng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Quảng Ninh: Khởi tố nhóm đối tượng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Công an tỉnh Quảng Ninh vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng về tội “ mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.
Viện Kiểm sát đề nghị mức án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan

Viện Kiểm sát đề nghị mức án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan

Chiều 19/3, sau khi nêu quan điểm luận tội, đại diện VKS đề nghị mức án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Vụ án mẹ nữ sinh giao gà buôn ma túy: Hoãn phiên tòa do bị cáo ngất xỉu

Vụ án mẹ nữ sinh giao gà buôn ma túy: Hoãn phiên tòa do bị cáo ngất xỉu

Bị cáo Trần Thị Hiền - mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị ngất xỉu tại phiên tòa nên HĐXX quyết định hoãn phiên tòa.
Cận cảnh nhà bạt sức chứa 400 người tại phiên xét xử vụ án Tân Hoàng Minh

Cận cảnh nhà bạt sức chứa 400 người tại phiên xét xử vụ án Tân Hoàng Minh

Để chuẩn bị cho phiên xét xử vụ án Tân Hoàng Minh diễn ra vào ngày 19/3, lực lượng chức năng đã chuẩn bị nhà bạt với sức chứa hơn 400 người.
Xét xử Giám đốc Công ty du học Edu Global về tội Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài

Xét xử Giám đốc Công ty du học Edu Global về tội Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài

Theo lịch xét xử, ngày 18/3, TAND Thành Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai đối với 4 bị cáo về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép”.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.