Hà Nội 27 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 25 °C
  • Hà Nội Hà Nội 27°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 25°C

Tết là để trở về

Sức khỏe - đời sống
21/01/2023 07:25
Miên Thảo
aa
Bắt đầu từ 20 tháng Chạp dường như Tết đã ở rất gần: “20 làm tốt, 21 xỏ tai, 22 đeo bông, 23 đưa về”. Với tục cúng ông Táo, Tết Nguyên đán bắt đầu với nhiều sự chuẩn bị trong gia đình cho đến giao thừa và ngày mồng Một Tết, con cháu sum vầy đông đủ, chúc thọ, mừng tuổi, trao quà...


chohoahangluoc-1-1-470

Tết không chỉ trong ký ức

Tết xưa của người giàu ở phố cổ Hà Nội quan trọng nhất là mâm cơm tất niên, ngoài bánh chưng, dưa hành thì không thể thiếu món canh bóng tôm nõn, cà cuống, măng tây của Pháp nấu cua bể. Ông Phạm Ngọc Giao là con trai thứ 4 trong 8 người con của chủ tiệm vàng “Sư Tử” nổi tiếng nhất nhì phố Hàng Bạc một thời. Bố mẹ ông là cụ Phạm Văn Thanh - Phạm Thị Tề từng là người nổi tiếng tài giỏi trong giới buôn vàng bạc của miền Bắc. Năm 1936, từ 2 lạng vàng đi vay, bố mẹ ông Giao đã gây dựng nên 1 tiệm vàng nổi tiếng khắp miền Bắc. Thuở ấy, miền Nam nổi tiếng với tiệm vàng Kim Thành, thì miền Bắc được mọi người biết đến tiệm vàng Sư Tử trên phố hàng Bạc.

Năm nào cũng vậy, sau Tết ông Công, ông Táo, dù bận rộn với công việc buôn bán vàng bạc nhưng cụ Phạm Thị Tề luôn tự tay gói bánh chưng, chuẩn bị một cái Tết tươm tất cho gia đình. Đến năm 90 tuổi, cụ Tề vẫn minh mẫn, gói cả trăm cái bánh chưng cho người nước ngoài xem vào những ngày cận Tết.

Theo ông Giao, ngày xưa người dân Hà Nội gọi là ăn Tết chứ không phải chơi Tết. Trong đó, quan trọng nhất là bữa ăn tất niên, tập hợp tất cả mọi người của cả gia tộc. Bữa ăn này thường tổ chức vào chiều 30 Tết, trước thời khắc giao thừa.

Trong ký ức của một công tử nhà giàu Hà Nội thời xưa, điều đọng lại sâu nhất với ông Giao là sự cầu kỳ của mâm cơm ngày Tết, với những món ăn ít xuất hiện trong những ngày thường. Canh bóng trong các gia đình khác thường sử dụng bì lợn nhưng nhà ông Giao có điều kiện hơn nên sử dụng tôm nõn cùng nhiều nguyên liệu khác, làm nên bát canh bóng đặc biệt, in mãi trong trí nhớ của ông.

Là một trong những “đại gia” Hà Nội thời đó nên mỗi khi Tết đến, trong mâm cơm nhà ông Giao còn có món măng tây được nhập khẩu từ Pháp, thường được bán ở phố Hàng Buồm. Những cây măng đựng trong chiếc hộp vuông và nấu với cua bể, xào với thịt bò, ăn một lần là nhớ mãi.

Món ăn “đặc biệt” nữa khiến nhiều người trong gia đình ông thích thú vào mỗi dịp năm mới là bún thang. Bún thang nhà ông Giao còn được ăn cùng với cà cuống, bọng tinh dầu cà cuống rất thơm, làm món bún dậy mùi, hấp dẫn. Mâm cơm ngày Tết cũng không thể thiếu những món ăn truyền thống như bánh chưng, dưa hành, cá kho, thịt đông… Tất cả đều do mẹ ông tự tay làm. Ngoài những món ăn chính còn có các món chè tráng miệng: Chè kho, chè bà cốt ấm nóng rất hợp với những ngày Tết lạnh giá…

Và trong ký ức nhiều người còn nhớ, chập tối hôm cuối cùng của năm âm lịch, xưa kia, nhà nhà đóng cửa sớm. Song ở thành phố, nhất là ở Hà Nội xưa, còn có hoạt động của các chú bé đi “xúc xắc xúc xẻ”. Đó là những cậu bé, thường là con nhà nghèo, đi chúc Tết. Mỗi nhóm gồm 2-3 người, mặc áo dài, người cầm bó hương, người cầm một ống nứa dài khoảng 60-70cm, trong đó có một số đồng tiền bằng kim loại. Đến cửa mỗi nhà, chú thì xóc ống đựng tiền đó, chú thì đọc lời chúc tụng:

Xúc xắc xúc xẻ/Nhà nào còn đèn còn lửa/ Mở cửa cho chúng tôi vào/ Bước lên giường cao/ Thấy con rồng thấp/ Bước xuống giường thấp/ Thấy con rồng chầu/ Bước ra đằng sau/ Thấy nhà ngói lợp/ Trâu ông còn buộc/ Ngựa ông còn cầm/ Ông sống một trăm/ Thêm năm tuổi lẻ/ Vợ ông sinh đẻ/ Những con tốt lành/ Những con như tranh/ Những con như rối/ Ông ngồi ông đối một câu/ Ve vẻ vè ve/ Cái bè qua sông/Ông đi thuyền rồng/ Bà đi thuyền chúa/ Năm nay tốt lúa/ Thiên hạ được mùa.

Người trong nhà thường thưởng cho các chú một ít tiền. Khi đó, người ta mở cái cửa nhỏ hình tròn, thò tay ra bỏ vào ống nứa một số tiền, cũng bằng kim loại. Các chú lại kéo nhau sang nhà khác và chỉ trở về nhà khá muộn, trước giờ giao thừa.

Những con đường trở về nhà

Còn với GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thì có quá nhiều thứ để nhớ về Tết xưa, nhưng ông nhớ nhất là nồi bánh chưng. Gia đình ông bao giờ cũng gói và nấu bánh chưng đúng đêm ba mươi Tết. Hơi ấm của củi lửa và các thế hệ quây quần xua tan tiết trời giá lạnh. “Sau này, do phải đi công tác, nhiều lần ăn Tết xa nhà nhưng lúc nào tôi cũng thương nhớ Tết của gia đình, quê hương. Đó là Tết của hội ngộ, sum vầy, yêu thương, đoàn viên, hòa giải (làng xóm cãi nhau nhưng Tết là hóa giải/thuận hòa), là lời chúc tụng cầu mong điều tốt lành cho nhau”...

Ngày Tết sum vầy ở các miền quê có âm thanh eng éc của tiếng lợn kêu, rồi lao xao cảnh đụng lợn, chia phần. Có tiếng nổ tí tách nơi bếp lửa hồng của nồi bánh chưng xanh. Bên mâm cỗ của ngày giáp Tết, có đủ các âm thanh rộn rã: tiếng cười nói râm ran; tiếng lanh canh, lách cách của cốc chén, bát đĩa; tiếng mời chào ấm áp, thân thương. Trong hương vị ngày Tết, vừa thưởng thức những món ăn ngon đậm đà hồn Việt, người ta vừa chúc tụng nhau những điều tốt đẹp nhất, đồng thời động viên nhau về những run rủi đã qua. Tết không chỉ là dịp đoàn tụ mà còn là “khoảng lặng” để con người trở nên bao dung, thơm thảo. Khi mà những bất hòa, mâu thuẫn xích mích, Tết đến người ta sẵn sàng xí xóa, độ lượng cho nhau…

Tết là một vòng tuần hoàn, qua đi rồi trở lại như bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhưng chỉ có Tết mới dịu dàng đưa người ta trở lại ký ức tuổi thơ, trở về những ngày xưa yêu dấu của mình. Tết như một dây neo gắn kết đời người với nguồn cội, tổ tiên, nâng niu mảnh đất “chôn nhau cắt rốn” đã từng nuôi dưỡng ta một thời gian khó đầy thương nhớ. Đó là những năm tháng hiền hòa của tuổi thơ, dù có vất vả đến đâu thì “ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà”. Những năm tháng ấy, cha mẹ tần tảo lo bữa no, bữa đói cho các con, lo ngày Tết các con có manh áo mới… Bao kỷ niệm đã ăn sâu vào tâm thức mỗi con người về tình người chan chứa của người thân, xóm làng…

Ngày Tết, người ta chỉ nói những điều tốt đẹp nhất và cầu mong cho nhau những điều an lành, may mắn, hạnh phúc, toại nguyện nhất. Có lẽ chẳng ở đâu lại có vô vàn lời chúc và những ước mong tươi tắn cho nhau như Tết. Tết là thời khắc người Việt dành tặng nhau những lời hay ý đẹp, thành tâm cầu chúc, hy vọng cho nhau những điều tốt đẹp. Dù thực tế cuộc sống còn muôn vàn lo toan thì những lời chúc ấy vẫn nồng ầm, hồn hậu như món ăn tinh thần để mỗi người bước sang năm mới nhiều tốt lành!

Và như thế, Tết cổ xưa hay hiện đại thì Tết vẫn luôn hiện hữu theo vòng quay của thời gian! Ngày Tết vừa là sum họp, vừa là lễ hội lớn nhất trong năm. Ngoài kia, những ga tàu, bến xe, sân ga chiều cuối năm, bao người con đang chộn rộn trở về. Bởi dù chúng ta ở đâu, thì quê hương vẫn nằm trong tim của mỗi người. Và ngày Tết, những đứa con xa nhà, dù thành công hay còn nhiều gian nan, vẫn thu xếp, hối hả để được về bên mẹ, bên cha, bên ông bà, tổ tiên, nguồn cội của mỗi con người trong chiều 30 Tết đoàn viên. Tết thiêng liêng và trân trọng là thế…

Đó là mong muốn trở về với nơi “chôn nhau cắt rốn”, bao kỷ niệm, kỷ vật còn hiện hữu trong nếp nhà xưa, mảnh vườn xưa. Dù mỗi con người có đi thật xa với bao biến động đổi thay trong đời, thì mái nhà xưa dường như vẫn nguyên ở đó, đợi bạn trở về. Nơi “nước mắt chảy xuôi”, nơi mỗi con người được yêu thương, vỗ về. Dù cuộc sống có nhiều đổi thay thì những người thân vẫn luôn ở đó, như không hề có những tổn thương, nghiệt ngã, mất mát mà mỗi con người đến những khoảng thời gian nào đó đều phải đi qua trong đời... Tết dịu dàng, thương nhớ là thế…

bài liên quan
Thăng trầm chợ Đồng Xuân

Thăng trầm chợ Đồng Xuân

Nhắc đến chợ Đồng Xuân, không chỉ người dân Hà Nội mà người dân nhiều tỉnh đều biết tiếng. Đồng Xuân là chợ lớn nhất Thủ đô, lại tọa lạc trong khu phố cổ Hà Nội.
Múa rồng - Nét văn hóa độc đáo ngày Xuân

Múa rồng - Nét văn hóa độc đáo ngày Xuân

Từ lâu, múa rồng đã trở thành món ăn tinh thần, nét văn hóa độc đáo trong dịp Tết đến, xuân về. Múa rồng mang theo ước vọng cầu mong mong sự thịnh vượng, phát đạt, hanh thông và hạnh phúc cho mọi nhà. Khi tiếng trống vang lên, người già, trẻ nhỏ lại háo hức dõi theo.
Tết cổ truyền: Về nhà hay du xuân?

Tết cổ truyền: Về nhà hay du xuân?

Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt, là dịp hướng về cội nguồn. Đó là giá trị tâm linh, cũng là giá trị tình cảm thiêng liêng, sâu sắc của người Việt.
Rộn ràng công tác chuẩn bị đón Tết của người xưa

Rộn ràng công tác chuẩn bị đón Tết của người xưa

Tết Nguyên Đán là lễ hội đầu tiên của năm và là lễ hội lớn nhất trong truyền thống của người Việt. Đó là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thời điểm “tống cựu nghinh tân”, rũ bỏ quá khứ và chào đón tương lai.
Hồi ức Tết xưa

Hồi ức Tết xưa

Với nền văn minh lúa nước thì Tết là sự kết thúc cũng là sự khởi đầu của vòng quay thời gian Xuân - Hạ - Thu - Đông rồi lại Xuân. Con người hồ hởi đón nhận nó bằng sự khởi phát tâm hồn, nồng nàn đón năm mới.
Chuyện làng xưa...

Chuyện làng xưa...

Làng xã cổ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ với đặc điểm tự trị, tự quản từng được đánh giá “như một nước cộng hòa thu nhỏ”, khiêm nhường mà bền vững… Bên cạnh những lề thói lạc hậu, sau mỗi lũy tre làng còn ẩn chứa những di sản quý báu của cha ông. Ngày Tết, xin kể vài câu chuyện về làng xưa.
Mới nhất
Đọc nhiều
Hôm nay (19/4),  Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Hôm nay (19/4), Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4.
“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

Đây là một trong nhiều ý kiến tâm huyết được các đại biểu đóng góp vào Hội thảo phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn ra mới đây.
Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã bầu ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Sở Nội vụ giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.