Hà Nội 22 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 21 °C
  • Hà Nội Hà Nội 22°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 21°C

Lớp học đặc biệt trong đêm nơi miền biên viễn Bình Liêu

Sức khỏe - đời sống
20/11/2022 17:40
Hoàng Gái - Đại Văn
aa
Năm 2022, huyện Bình Liêu mở được 7 lớp xóa mù chữ với 126 học viên với độ tuổi từ 15 trở lên.


Từ đầu tháng 8/2022 đến nay, khi màn đêm buông xuống, cả núi rừng chìm trong bóng tối, thì từ khắp các nẻo đường của các thôn, bản vùng cao trên địa bàn huyện Bình Liêu, lại râm ran tiếng gọi nhau đi học của các bác, các anh, các chị.

Những lớp học đặc biệt này chỉ diễn ra trong đêm - lớp học mà người cầm phấn trắng đứng trước bảng đen tóc còn xanh, còn học trò có nhiều người mái đầu đã pha sương bởi hơn nửa cuộc đời đầy mưa nắng. Năm 2022, huyện Bình Liêu mở được 7 lớp xóa mù chữ với 126 học viên, có tuổi đời từ 15 tuổi trở lên.

Mặc dù đang vào mùa gặt nhưng cứ đúng 19h30 phút lớp học thôn Ngàn Vang trên lại đầy đủ quân số

Mặc dù đang vào mùa gặt nhưng cứ đúng 19h30 phút lớp học thôn Ngàn Vang trên lại đầy đủ quân số.

Như đã thành thông lệ, đúng 19 giờ 30 phút, không ai bảo ai, tất cả các học viên lớp học sau xóa mù chữ tại thôn Ngàn Vàng Trên, xã Đồng Tâm đã đến lớp đảm bảo đầy đủ sĩ số. Lớp được mở từ cuối tháng 7 năm 2022, với 22 học viên, 100% các học viên là người dân tộc Dao Thanh Phán, có tuổi đời từ 36 tuổi trở lên.

Ở lớp học này, có một điều đặc biệt hơn ở các lớp khác đó là có 4 cặp vợ chồng cùng nhau đi học. Sau 1 ngày lên rừng làm lụng vất vả về, họ lại động viên nhau nấu nướng, ăn uống sớm để kịp giờ đến lớp. Dù mưa hay nắng, dù một ngày bận rộn đến mấy, họ cũng thu xếp thời gian để đi học.

Anh Chíu Chăn Lằm – Thôn Ngàn Vàng Trên, xã Đồng Tâm chia sẻ: “Ngày xưa gia đình không có điều kiện để đi học nên tôi không biết chữ, do đó, trong phát triển kinh tế, làm cái gì cũng khó, cũng vấp, nhờ có lớp xóa mù chữ này, giờ tôi đã biết đọc, biết viết, biết nhân chia, đi buôn bán không còn ngại nữa”.

Anh Chíu Chăn Lằm rất vui vẻ khi biết đọc, biết viết, biết tính toán

Anh Chíu Chăn Lằm rất vui vẻ khi biết đọc, biết viết, biết tính toán.

Cũng giống như anh Lằm, chị Dếnh rất chăm chỉ đi học, khi chúng tôi đến, chị đang chăm chú tập đọc, tập viết. Với vốn tiếng kinh không nhiều, Chị Phùn Dảu Dếnh – Thôn Ngàn Vàng Trên, xã Đồng Tâm chia sẻ “Phụ nữ ở thôn này không biết chữ nhiều lắm, nên rất ngại giao tiếp. Đợt vừa rồi, khi họp thôn, được cán bộ, lãnh đạo xã phân tích, chia sẻ những cái lợi khi biết đọc, biết viết, biết tính toán, tôi đã mạnh dạn đăng kí đi học lớp xóa mù chữ này. Sau một thời gian đi học, giờ ra xã làm các thủ tục giấy tờ cho con, cho bản thân tôi đã có thể tự ký tên thay vì điểm chỉ như những lần trước kia”.

Qua tìm hiểu tôi được biết, sau khi khảo sát thực tế tại các thôn bản vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện, thấy phần lớn chị em tái mù chữ, một số người chưa nói thạo tiếng kinh, do đó, các xã đã cử cán bộ đến từng thôn, bản, từng gia đình để tuyên truyền, vận động bà con đi học. Những ngày đầu vận động bà con đi học cũng gặp không ít khó khăn bởi ban ngày bà con lên rừng làm nhựa thông, đi làm thuê, làm mướn, nhiều người ngủ lại trên rừng để tiện cho việc làm của mình.

Nhiều gia đình phải đi nhiều ngày liên tiếp mới có thể gặp. Nhiều chị em có nhu cầu đi học, lại có tâm lý e ngại công việc gia đình, chồng con, do đó, ngoài tác động tâm lý để các chị đi học, cán bộ các xã còn phải làm cả công tác tư tưởng để động viên chồng các bà, các chị giúp vợ làm một số công việc gia đình để vợ đi học.

Các học viên lớp mù chữ Thôn Ngàn Vàng Trên, xã Đồng Tâm soi đèn pin tới lớp

Các học viên lớp mù chữ Thôn Ngàn Vàng Trên, xã Đồng Tâm soi đèn pin tới lớp.

Tại Thôn Ngàn Pạt, xã Lục Hồn, tỷ lệ học viên đi học cũng khá đông. Lớp có 16 học viên, tuổi đời từ 18 tuổi trở lên, 100% học viên là dân tộc Sán Chỉ. Những ngày đầu đến lớp, nhiều chị ngại học, ngại giao tiếp vì các chị vốn đã quen với công việc đồng áng, núi rừng, đã quen sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình.

Nắm được nhược điểm đó, các cô giáo dậy lớp xóa mù chữ đã tìm mọi cách để chia sẻ, động viên các chị, các anh. Cô Phan Thị Hiền – giáo viên xóa mù chữ thôn Ngà Pạt, xã Lục Hồn chia sẻ “Khi cả xã hội đang phát triển theo xu hướng 4.0, chúng tôi vẫn cố gắng, kiên trì để cùng bà con lao động, học tập, để bà con đến được gần hơn với con chữ".

"Để duy trì sĩ số lớp học, tôi cũng thường xuyên trao đổi với cán bộ thôn, cán bộ xã thực hiện tốt công tác dân vận để người dân tin tưởng, gần gũi, hiểu được việc học chữ rất có ích, từ đó họ sẽ xóa bỏ tâm lý e ngại, chịu khó đến lớp. Sau 3 tháng mở lớp, số học viên vẫn duy trì được nền nếp, không có học viên bỏ học giữa chừng”.

Cô giáo Phan Thị Hiền soát lại lỗi chính tả của học viên lớp xóa mù chữ Thôn Ngàn Pạt, xã Lục Hồn

Cô giáo Phan Thị Hiền soát lại lỗi chính tả của học viên lớp xóa mù chữ Thôn Ngàn Pạt, xã Lục Hồn.

Chị cũng chia sẻ thêm “Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi cũng luôn trăn trở, suy nghĩ tìm mọi phương pháp giảng dạy gần gũi nhất với đời sống và khả năng, nhận thức của bà con để bà con dễ hiểu, dễ nhớ. Đồng thời, kết hợp vừa dạy chữ, vừa dạy cho bà con biết cách vệ sinh phòng bệnh, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; cách phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm...”.

Ngoài ra, để chuẩn bị tốt nhất cho bà con đến lớp, ngoài giáo án đặc biệt chuyên dụng cho chương trình xóa mù chữ, Trung tâm học tập cộng đồng các xã còn chuẩn bị bộ phấn trắng, bảng, vở, bút cho bà con. Đồng chí Nông Thanh Sơn – Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm chia sẻ “Để động viên, khuyến khích bà con đi học, ngoài hỗ trợ sách vở xã cũng trích kinh phí để mua đèn pin cho bà con đi lại trong đêm cho thuận tiện".

Một tiết học của lớp xóa mũ chữ Thôn Ngàn Pạt, xã Lục Hồn

Một tiết học của lớp xóa mũ chữ Thôn Ngàn Pạt, xã Lục Hồn.

"Với mục tiêu không để bà con các thôn, bản vùng cao không biết chữ, hàng năm xã cũng phối hợp với Phòng GD&ĐT, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện mở các lớp xóa mù chữ, sau xóa mù chữ cho bà con. Chương trình xóa mù chữ trên địa bàn xã chúng tôi không kể độ tuổi, đối tượng, miễn là người dân có nhu cầu học. Thời gian dạy trung bình mỗi lớp là 4-5 tháng, tuy nhiên có một số lớp kéo dài thời gian do bà con tập trung mùa vụ, do ảnh hưởng thời tiết”, Phó chủ tịch xã Đồng Tâm cho biết thêm.

Chia tay các lớp xóa mù chữ ở thôn Ngàn Vàng Trên, xã Đồng Tâm, thôn Ngàn Pạt xã Lục Hồn, bên tai chúng tôi vẫn vang lên tiếng tập đọc của các học viên như muốn nói lên khát vọng vươn lên trong cuộc sống, không chịu đói nghèo của nhân dân các dân tộc nơi đây. Tin rằng, sau hoàn thành chương trình xóa mù chữ, đời sống, kinh tế của các dân tộc Dao, Sán chỉ nơi đây sẽ ngày một khởi sắc, góp phần cùng các xã biên giới nói riêng, huyện Bình Liêu nói chung thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

bài liên quan
TP Móng Cái: Một cửa hàng buôn bán nước hoa, túi xách giả mạo nhãn hiệu

TP Móng Cái: Một cửa hàng buôn bán nước hoa, túi xách giả mạo nhãn hiệu

Cơ sở này đã bị xử phạt hành chính 152.500.000 đồng vì buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, kinh doanh hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
TP Móng Cái: Một cơ sở kinh doanh 500 gói thực phẩm không rõ nguồn gốc

TP Móng Cái: Một cơ sở kinh doanh 500 gói thực phẩm không rõ nguồn gốc

Qua kiểm tra lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện hơn 500 gói thực phẩm gồm bánh, kẹo, mứt… không rõ nguồn gốc xuất xứ có tổng trị giá gần 50 triệu đồng.
Huyện đảo Cô Tô kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập

Huyện đảo Cô Tô kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập

Tối ngày 23/3, tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đã kỷ niệm 30 năm thành lập (23/3/1994 - 23/3/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Nhiều sự kiện văn hóa đặc sắc tại thành phố Hạ Long dịp 30/4-1/5

Nhiều sự kiện văn hóa đặc sắc tại thành phố Hạ Long dịp 30/4-1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), hàng loạt sự kiện văn hóa, văn nghệ, thể thao sẽ diễn ra, trong đó điểm nhấn là lễ hội Carnaval.
Quảng Ninh: Chiến sĩ công an trao trả 200 triệu đồng và tào sản giá trị cho du khách

Quảng Ninh: Chiến sĩ công an trao trả 200 triệu đồng và tào sản giá trị cho du khách

Vào khoảng 11 giờ 40 phút ngày 22/3, hạ sỹ Đặng Toàn Tiến (sinh năm 2000, quê ở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) đang là chiến sĩ nghĩa vụ tại Trung đội bảo vệ mục tiêu, Phòng Cảnh sát cơ động trong quá trình tuần tra kiểm soát bảo vệ an toàn trạm phát sóng đồi cột 5, thành phố Hạ Long thuộc Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện một chiếc túi cá nhân bỏ quên, bên trong có lượng lớn tiền mặt và nhiều vật dụng giá trị.
Quảng Ninh dự kiến thí điểm đưa du thuyền tham quan, lưu trú cao cấp tại vịnh Bái Tử Long

Quảng Ninh dự kiến thí điểm đưa du thuyền tham quan, lưu trú cao cấp tại vịnh Bái Tử Long

Nhằm đẩy mạnh thu hút khách du lịch tham quan trải nghiệm vịnh Bái Tử Long, UBND tỉnh Quảng Ninh đang xây dựng phương án tổ chức thí điểm đưa du thuyền tham quan, lưu trú cao cấp tại vịnh Bái Tử Long.
Mới nhất
Đọc nhiều
TP.HCM hỗ trợ 50% chi phí tiêm vaccine phòng dại ở 5 huyện ngoại thành

TP.HCM hỗ trợ 50% chi phí tiêm vaccine phòng dại ở 5 huyện ngoại thành

Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố chiều 28/3, ông Lê Minh Trí - Phó trưởng Phòng Chăn nuôi dịch tễ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM cho biết, thành phố đã hỗ trợ 50% chi phí vắc xin cho chó, mèo tạ
VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023

VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023

VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 với những điểm tích cực như huy động vốn, dư nợ, thu nhập từ chứng khoán đầu tư (TPCP) đều tăng so với cùng kỳ 2022...
Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Hành vi này của Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa đã bị UBND tỉnh Hải Dương xử phạt nghiêm minh.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY