Không có cơ sở khoa học để tích hợp môn Lịch sử
Lịch sử là thế mạnh của tri thức, là niềm tự hào của mỗi công dân Việt Nam. Vậy nên coi nhẹ môn Lịch sử là một sai lầm.
Khai tử môn lịch sử có trái Luật Giáo dục ?
Môn Lịch sử không thể tích hợp hay lồng ghép
Phát biểu của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trong Ngày Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nói về Ngày Pháp luật 2015
30 năm báo Pháp luật Việt Nam và "con đẻ" Pháp luật Plus
Những ngày qua dư luận rất lo lắng cho “số phận” môn Lịch sử khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể dự kiến tích hợp môn Lịch sử với môn Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng thành môn mới là Công dân với Tổ quốc.
Vậy trong tương lai, môn Lịch sử sẽ đứng ở vị trí nào? Liệu có bị “khai tử” hay cắt giảm? Xung quanh vấn đề này, phóng viên PhapluatPlus đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Lưu Văn An, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Trong Dự thảo về Chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tích hợp môn Lịch sử với các môn Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng thành môn mới là Công dân với Tổ quốc. Quan điểm của Phó giáo sư về vấn đề này như thế nào?
Tích hợp ba phân môn Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng và Lịch sử là một môn học là cách tích hợp không có cơ sở thực tiễn, không có cơ sở khoa học và không khả thi. Khi thiết lập một môn học mới, điều đầu tiên mà người ta phải quan tâm tới là cơ sở khoa học để tích hợp ba môn này.
Trên thực tế, 3 môn này có định hướng khoa học khác nhau, nội dung khác nhau, mục tiêu khác nhau, rõ ràng là không có cơ sở nào để tích hợp.
Về cơ sở khoa học, ba môn Giáo dục đạo đức, Lịch sử, Giáo dục quốc phòng - An ninh có đối tượng, mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy khác nhau. Lịch sử là môn khoa học cơ bản giúp học sinh thông hiểu kiến thức lịch sử cốt lõi của nhân loại, dân tộc. Đối tượng là toàn bộ tiến trình phát triển của nhân loại, khu vực, dân tộc.
Còn mục tiêu của môn Quốc phòng an ninh là đảm bảo cho học sinh có hiểu biết ban đầu về quốc phòng, an ninh nhân dân, mang tính thực hành cao do tính chất rèn luyện kỹ thuật, chiến thuật. Còn môn Đạo đức là giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân...
![]() |
PGS.TS Lưu Văn An, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền |
Có nhiều ý kiến cho rằng, môn Lịch sử phải là môn học bắt buộc trong các bậc học từ tiểu học cho đến trung học phổ thông?
Mỗi một dân tộc, quốc gia đều có niềm tự hào riêng của họ. Có quốc gia tự hào về dân số, có quốc gia tự hào về nguồn tài nguyên thiên nhiên, có quốc gia tự hào về sức mạnh kinh tế, có quốc gia tự hào về thành tựu khoa học công nghệ, về điện ảnh, nghệ thuật. Và tôi khẳng định rằng, niềm tự hào của Việt Nam là Lịch sử.
Lịch sử là thế mạnh của tri thức, là niềm tự hào của mỗi công dân Việt Nam. Vậy nên chúng ta phải nghiên cứu và biến nó trở thành một động lực tinh thần giá trị vô giá của mỗi người con đất Việt.
Từ lòng tự hào về truyền thống của cha ông, của lịch sử, chúng ta sẽ tự tin hơn trong cuộc sống và càng trở nên tự tin khi mang tấm hộ chiếu mang tên Việt Nam ra nước ngoài. Vậy nên lịch sử không thể bị lãng quên.
Coi nhẹ môn Lịch sử là sai lầm, đặc biệt trong xã hội bùng nổ thông tin với sự “du nhập” của nhiều luồng tư tưởng văn hóa độc hại từ bên ngoài, có nhiều sự kiện lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, đã và đang bị xuyên tạc có chủ đích xấu, làm lung lạc tinh thần của một bộ phận thanh thiếu niên và cả người lớn.
Vậy nên sẽ là sai lầm nếu coi nhẹ vai trò môn Lịch sử, là ảo tưởng dùng những môn học khác thay thế môn Lịch sử giải quyết các vấn đề đó.
Thưa Phó giáo sư, nếu coi môn Lịch sử là môn bắt buộc, vậy chúng ta phải làm gì để thế hệ trẻ không quay lưng lại và yêu thích môn Lịch sử?
Trước hết chúng ta phải đổi mới phương thức giảng dạy. Xác định vấn đề cốt lõi của việc học môn Lịch sử nhằm mục tiêu gì? Từ đó xác định dạy những gì? Kiến thức của lịch sử vốn mênh mông, vì vậy chúng ta phải biết chọn lọc những tri thức để trang bị cho học sinh và những tri thức đó cần thấm vào tâm trí học sinh.
Để môn Lịch sử thực sự hấp dẫn đối với học sinh, từ chương trình và sách giáo khoa môn học phải có sự đổi mới căn bản và toàn diện.
Học sử tuyệt đối không phải là học thuộc lòng các năm tháng, sự kiện, tên tuổi nhân vật…, càng không phải là sự truyền đạt kiến thức một chiều, áp đặt những khuôn mẫu có sẵn mà là hiểu biết một cách thông minh những diễn tiến cơ bản của lịch sử, thấm nhuần một cách hứng thú những giá trị tiêu biểu của lịch sử.
Ngoài ra chúng ta cần xây dựng khung chương trình Lịch sử một cách khoa học, phù hợp với từng độ tuổi, từng cấp học; cần biên soạn ra những bộ sách giáo khoa thực sự khoa học. Và hơn thế nữa chúng ta cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp có thẩm quyền và toàn xã hội.
Xin cảm ơn ông!
Gửi bình luận