Tai nạn thương tích là vấn đề toàn cầu, theo thống kê trên thế giới trong 5 năm trở lại đây mỗi ngày có khoảng 2.000 trẻ bị tử vong do tai nạn thương tích trẻ em. Trong đó, Việt Nam có trên 7.000 trẻ em và vị thành niên 0-19 tuổi bị tử vong do tai nạn thương tích.



  

Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
Ảnh minh họa (Nguồn: internet)

Theo Bà Đào Hồng Lam - Thứ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội: "Tai nạn thương tích là nguyên nhân trẻ em tử vong đầu tiên của Việt Nam, mỗi ngày có rất nhiều trẻ em bị tai nạn thương tích. Trong những năm qua, chúng ta đã rất tích cực trong việc phòng chống tai nạn thương tích trẻ em để giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em. Tuy nhiên, việc phòng chống tai nạn thương tích trẻ em còn nhiều hạn chế bởi sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, sự lơ là của người lớn..". 

Tai nạn thương tích trẻ em vẫn là vấn để bức xúc trên phạm vi toàn thế giới và ở Việt Nam càng bức xúc hơn vì Việt Nam là nước có tỷ suất mắc tai nạn thương tích và tử vong do tai nạn thương tích thuộc nhóm nước cao nhất trên thế giới và khu vực.

Viêt Nam là một trong các nước có tai nạn thương tích lớn nhất thế giới, cụ thể vào năm 2010 bình quân một ngày có 20 trẻ em độ tuổi 0-19 tuổi bị tử vong do tai nạn thương tích và tỷ suất tử vong do tai nạn thương tích là 24,5/100.000. Năm 2013, tỷ suất trẻ tử vong do tai nạn thương tích có dấu hiệu giảm nhưng không đáng kể, con số trẻ tử vong còn rất cao so với các nước đang phát triển. 

Đặc biệt, trong 7 loại tai nạn thương tích chủ yếu đối với trẻ em (đuối nước, tai nạn giao thông, ngã, ngộ độc, bỏng, rắn cắn, vật sắc nhọn đâm vào người) thì đuối nước và tai nạn giao thông là nguyên nhân chủ yếu gây ra tử vong và thương tích ở trẻ. 

Cũng theo TS. Nguyễn Hải Hữu - Phó Chủ tịch Hội dạy nghề & nghề công tác xã hội Việt Nam cho biết: "Mặc dù chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em đã dược thực hiện từ năm 2013 theo Quyết định số 2158 của Thủ tướng Chính phủ đã phát huy tác dụng tốt, góp phần làm giảm tình trạng tai nạn thương tích trẻ em và tử vong do tai nạn thương tích đối với trẻ em. Nhưng thực tế chúng ta cần thiết phải tiếp tục thực hiện chương trình phòng chống tai nạn trẻ em giai đoạn 2016-2020." 

Quan trọng nhất là việc xác định mục tiêu cốt lõi là giảm tỷ suất tai nạn thương tích và tử vong do tai nạn thương tích và xác định cụ thể đối với loại hình tai nạn thương tích và tử vong do thương tích cao nhất đối với trẻ em là đuối nước và giao thông đường bộ, địa điểm hay xảy ra tai nan thương tích là ở gia đình, trường học và công đồng. 

Có thể bạn quan tâm

Gửi bình luận