Học sinh không muốn "khai tử" môn Lịch sử
"Lịch sử là lịch sử, không thể ghép với bất kỳ môn học nào khác. Bởi đó là nguồn cội dân tộc", một học sinh đã trả lời như vậy với Phapluatplus về vấn đề có nên "khai tử" môn học Lịch sử.
Mặc dù tích hợp nhưng thời lượng bắt buộc dành cho nội dung giáo dục lịch sử được sắp xếp là 1,5 tiết/tuần.
Sắp tới nếu Bộ Giáo dục thông qua đề án tích hợp môn Lịch sử với các môn học khác thì học sinh sẽ được học khoảng 2,5 tiết/tuần. Nếu học sinh theo hướng khoa học xã hội thì sẽ học 4 tiết/tuần.
Đối với chương trình học này có thể nói là số lượng tiết học nhiều hơn so với lúc đầu nhưng đa số học sinh cũng không hề đồng tình với dự thảo của Bộ Giáo dục. Phapluatplus có cuộc khảo sát với nhiều bạn học sinh về việc nên hay không tích hợp môn Lịch sử tại các trường học trên địa bàn Hà Nội trong ngày 18/11.
Bạn Nguyễn Văn Bình học sinh trường THCS (Thanh Trì, Hà Nội) chia sẽ: “ Đối với một người học sinh, thì em nghĩ không nên tích hợp môn lịch sử. Vì môn lịch sử có cái đặc thù của riêng nó, khi chúng ta học sử thì sẽ học lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới. Còn đối với môn Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng thì nó nghiêng về nghĩa vụ và đạo đức, làm sao có thể tích hợp được. Nếu khi không tích hợp mọi thứ sẽ rõ ràng hơn”.
Cùng quan điểm với bạn Bình bạn Lê Văn Hiệp cũng cho rằng: “Thời lượng học nhiều chưa chắc đã đạt hiểu quả. Theo em thì nên tách rời để môn lịch sử đứng riêng lẻ như hiện nay, để học sinh khái quát được vấn đề và dễ dàng tiếp thu. Thêm vào đó nên có một phương pháp dạy hấp dẫn hơn tránh việc chúng em bị nhàm chán trong việc học”.
![]() |
Trường trung học Thanh Liệt Hà Nội |
Còn bạn Lê Mỹ Dung học sinh trường trung học Tam Điệp Hà Nội cho hay: “ Thực chất bọn em cũng rất thích học lịch sử, lịch sử là quá khứ của cha ông ta không ai là không thích”.
Em Nguyễn Ngọc Hà trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (Hà Nội) cho biết: "Mặc dù bọn em được học chuyên về khối tự nhiên nhưng em xũng rất thích học khối xã hội, đặc biệt là môn sử, học lịch sử để biết được cha ông ta đã gây dựng đất nước như thế nào, để từ đó có được những bài học kinh nghiệm cho thế hệ hôm nay. Nên em thấy không nên tịch hợp là tốt nhất".
Nhiều học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo cũng bày tỏ quan điểm, tích hợp các môn học hay không đó là vấn đề của Bộ Giáo dục, nhưng giáo dục cho học sinh hiểu về lịch sử lại là vấn đề chuyên môn.
Bạn Lê Đình Tiến trường THPT Trần Hưng Đạo thì cho rằng: " Theo em chỉ cần truyền đạt đủ kiến thức về lịch sử và không để những thế hệ sau mất gốc đi đâu vẫn biết về lịch sử dân tộc mình, biết về sự chiến đấu anh hùng và sự hi sinh của những anh hùng liệt sĩ, vì sao có các tượng đài mọc lên và vì sao con đường này lại mang tên người này như vậy mới thích hợp".
Trước những ý kiến trái chiều của học sinh và giáo viên cũng như các nhà sử học. Phát biểu tại buổi hội thảo "Môn lịch sử trong giáo dục phổ thông", Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nói : “Các nhà sử học vẫn muốn giữ môn Lịch sử riêng như hiện nay. Điều đó rất khó đổi mới. Chúng tôi muốn khi kiến thức chia vào các môn thì những kiến thức có liên quan đến nhau sẽ được sắp xếp, có sự hỗ trợ, so sánh lẫn nhau. Lúc đó, việc giải quyết vấn đề liên quan tới nhiều kiến thức khác nhau sẽ trở nên dễ dàng hơn với giáo viên và học sinh".
Gửi bình luận