Giấy phép hành nghề Y có giá trị 5 năm với điều kiện nào?
Quy định giấy phép hành nghề có giá trị 5 năm với điều kiện gia hạn là phải cập nhật kiến thức y khoa. Theo đó nếu trong 5 năm kể từ thời điểm được cấp phép hành nghề, người hành nghề phải liên tục cập nhật kiến thức y khoa trong quá trình hành nghề.
Hình ảnh dẫn giải cựu thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đến tòa
Ngày mai cựu Thứ trưởng Bộ Y tế hầu tòa vụ thuốc ung thư giả
Bộ Y tế đề nghị tăng cường giám sát trường hợp viêm gan cấp tính
Bộ Y tế cảnh báo tiêu cực trong xác nhận hộ chiếu vắc-xin
Cựu Thứ trưởng Bộ y tế Trương Quốc Cường sắp hầu tòa
Trong 2 ngày 13-14/5, tại Đà Nẵng diễn ra Phiên họp toàn thể lần thứ 6 của Uỷ ban Xã hội. Một trong những nội dung quan trọng của phiên họp là các thành viên của Uỷ ban đã cho ý kiến về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Tại Phiên họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã trình bày Báo cáo tóm tắt nội dung cơ bản của Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Quy định giấy phép hành nghề có giá trị 5 năm với điều kiện gia hạn là phải cập nhật kiến thức y khoa. Theo đó nếu trong 5 năm kể từ thời điểm được cấp phép hành nghề, người hành nghề phải liên tục cập nhật kiến thức y khoa trong quá trình hành nghề.

Ảnh minh họa.
Liên quan đến quy định về 'thời gian cấp giấy phép hành nghề có giá trị 5 năm với điều kiện gia hạn là phải cập nhật kiến thức y khoa. Quy định phải cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong quá trình hành nghề, hoặc phải kiểm tra đánh giá kiến thức để gia hạn giấy phép hành nghề' trong dự thảo Luật sửa đổi, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết: Nhiều nước trên thế giới đều thực hiện việc cấp chứng chỉ hành nghề có thời hạn. Mục tiêu là nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và năng lực khám chữa bệnh, nếu chúng ta không thay đổi thì khó có thể nâng cao được chất lượng nhân lực y tế.
Về quy định người hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam phải 'thành thạo sử dụng tiếng Việt trong khám bệnh, chữa bệnh và không được sử dụng phiên dịch' được nhiều đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ: Theo thông lệ quốc tế và nhiều nước đã áp dụng là những người nước ngoài hành nghề lâu dài bắt buộc phải sử dụng thành thạo ngôn ngữ nước sở tại.
Tuy nhiên quy định nêu trong dự thảo Luật 'vừa đóng, vừa mở', tức là với những trường hợp như hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật, khám chữa bệnh nhân đạo, ngắn ngày, chuyên gia đến trao đổi, hợp tác đào tạo làm việc… thì được sử dụng phiên dịch.
Gửi bình luận