Hà Nội 36 °C
TP Hồ Chí Minh 36 °C
Hải Phòng 31 °C
Đà Nẵng 33 °C
Yên Bái 40 °C
  • Hà Nội Hà Nội 36°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 36°C
  • Hải Phòng Hà Nội 31°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 33°C
  • Yên Bái Hà Nội 40°C

Bảo vệ biểu tượng văn hóa Tây Nguyên

Sức khỏe - đời sống
19/03/2023 07:22
Bảo Châu
aa
Đối với các dân tộc bản địa vùng Tây Nguyên, voi là loài vật được yêu quý như một thành viên trong gia đình và buôn làng nhưng vẫn mang biểu tượng tôn kính, thiêng liêng. Trong lịch sử, voi là hiện thân của sức mạnh và sự giàu có của các vị tù trưởng xưa và là người lính trận trong đấu tranh bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, suốt nhiều năm, voi Tây Nguyên suy giảm nghiêm trọng bởi nạn săn bắt voi trái phép, phá rừng diễn ra trên diện rộng và không ít voi bị ngược đãi, bóc lột khi bị khai thác du lịch. Hiện, Tây Nguyên đang triển khai chăm sóc, bảo tồn quần thể voi.


Voi là loài vật được yêu quý như một thành viên trong gia đình và buôn làng nhưng vẫn mang biểu tượng tôn kính, thiêng liêng.

Voi là loài vật được yêu quý như một thành viên trong gia đình và buôn làng nhưng vẫn mang biểu tượng tôn kính, thiêng liêng.

Hội thi nâng niu voi Tây Nguyên

Ông Phạm Văn Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) cho biết: “Từ xa xưa, voi đã trở thành biểu tượng văn hóa của Buôn Đôn, nói lên nét đẹp của buôn làng, sự giàu có và ấm no. Voi gắn bó với sự hình thành và phát triển của dân tộc, thấm sâu vào các mối quan hệ xã hội, tác động vào văn hóa, tín ngưỡng, phong tục, lễ hội và nhiều hình thức sinh hoạt cộng đồng khác của các dân tộc Tây Nguyên”.

Nằm trong “Hành trình du lịch” của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8, ngày 12/3 vừa qua, tại Trung tâm tổ chức lễ hội ở xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, UBND huyện đã tổ chức khai mạc Hội voi Buôn Đôn 2023.

Đến với Hội voi năm nay có sự tham gia của 7 chú voi. Khác với các dịp lễ hội voi trước đây, lần này không có các hoạt động như: voi thi chạy, voi đá bóng, cưỡi voi vượt sông Srêpốk. Thay vào đó là các loại hình du lịch thân thiện với voi đang được các công ty du lịch trên thế giới áp dụng như thi trang điểm cho voi, voi tham gia chào khán giả có động tác đẹp nhất, tiệc buffet voi, chụp ảnh cùng du khách.

Sự thay đổi về phương thức hội thi nhằm bảo tồn, chăm sóc đàn voi nhà như đã cam kết với Tổ chức Động vật châu Á (AAF) trước đó. Tại đại tiệc buffet cho voi, hàng tấn hoa quả như: dưa hấu, mía, chuối đã được BTC chọn lựa, chuẩn bị sẵn. Các chú voi được ăn thỏa thích với món ăn yêu thích của mình. Không chỉ vậy, 7 chú voi được trang điểm đẹp đẽ làm duyên với các du khách. Hàng nghìn lượt du khách tham gia cổ vũ, reo hò và chụp hình cùng. Sự thân thiện của voi tại hội voi đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân và du khách

Kết thúc cuộc thi, xuất sắc giành giải nhất ở nội dung trang điểm là voi Khăm Sing của nài voi Y Wưn Byă. Voi Khăm On của nài voi Y Thốt Knul giành ngôi quán quân ở nội dung chào khán giả. Ngoài ra, Ban tổ chức đã trao nhiều giải phụ cho các nài voi và voi tham gia hội voi.

Hội voi là một hoạt động thiết thực để giới thiệu những tiềm năng phát triển văn hóa, du lịch sinh thái của Đắk Lắk. Mặt khác, sự kiện còn nhằm tôn vinh giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, không gian văn hóa công chúng, tạo và hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư xúc tiến các hoạt động liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nói chung và du lịch địa phương nói riêng. Hội voi nhằm bảo tồn, chăm sóc đàn voi nhà hiện có trên địa bàn huyện.

Lần đầu tiên, loại hình du lịch cưỡi voi ở Tây Nguyên chính thức có giải pháp để giảm dần với mục tiêu bảo vệ đàn voi nhà đang kiệt quệ vì phục vụ du lịch.

Nhiều năm qua, các chủ voi và Vườn Quốc gia Yok Đôn - cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng đã khai thác mô hình du lịch cưỡi voi trong khu du lịch Buôn Đôn, Đắk Lắk. Mỗi lượt các nài voi đưa khách du lịch qua sông du khách cưỡi voi phải trả phí từ 150 đến 200 ngàn đồng. Chủ voi thu về chi phí từ tiền vé của khách tham quan và cho khách du lịch cưỡi voi đi trong Vườn Quốc gia Yok Đôn khu vực gần sông Serepok, Buôn Đôn và Khu du lịch dịch vụ Buôn Đôn.

Voi liên tục phải chở khách qua sông và đi thăm thú dưới thời tiết nắng nóng không được chăm sóc đúng tiêu chuẩn. Hơn thế nữa, voi có biểu hiện bị ngược đãi, mất đi bản năng sinh đẻ, mất nguồn gen tự nhiên và nhiều hệ lụy khác dưới góc nhìn văn hóa. Hiện tại, Nhà nước đã cấm săn bắn, thuần dưỡng đàn voi hoang dã trong rừng Tây Nguyên. Tuy nhiên, đàn voi đã từng bị săn và thuần hóa trước đây cũng không thoát khỏi những nguy hiểm rình rập. Chúng chết dần vì các hoạt động phục vụ du lịch quá sức, bị săn lấy ngà, nhổ lông đuôi...

Voi Khăm Phanh được gia đình ông Y Gưh Trey (tên thường gọi là Ma Thanh) ở huyện Lăk nuôi. Năm 2006, khi dịch vụ cưỡi voi nở rộ, ông Thanh cho công ty du lịch ở thị trấn Liên Sơn thuê với giá 5 triệu đồng một tháng. “Đó là bản hợp đồng sai lầm nhất của tôi”, ông Ma Thanh nói và mô tả cách người ta “ngược đãi” con voi của mình suốt 5 năm.

Cứ sáng sớm, họ đưa Khăm Phanh cùng nhiều con voi khác xích chân trong du lịch buôn Lê, thị trấn Liên Sơn, để phục vụ khách. Khi du khách có nhu cầu, nài voi sẽ chở họ (thường hai người) ra giữa hồ Lăk để trải nghiệm và chụp hình. Con nào có vẻ mệt mỏi, không di chuyển bị nài dùng gậy đánh liên tục. Việc phải phục vụ nhiều khách du lịch khiến nhiều voi kiệt sức.

Voi được cột phía sau nhà. Kẻ trộm thường chặt đứt đuôi để bán. Lông đuôi voi có chức năng xua đuổi ruồi muỗi, côn trùng, nếu không có nó voi rất dễ bị côn trùng tấn công gây bệnh. Vì vậy, việc chặt trộm đuôi voi để lấy lông làm các đồ mỹ nghệ gây hại trực tiếp cho tính mạng của voi.

Nhiều năm qua, các nài voi tăng cường thả rông, đưa voi vào để chúng phục hồi bản năng sinh sản nhưng tuyệt vọng. Các cá thể voi phải thích nghi với hoàn cảnh sống mới nên mất dần bản năng hoang dã, suy giảm nghiêm trọng số lượng voi số lượng voi. Đăk Lăk từng là “thủ phủ” của voi. Giai đoạn 1980-1990, số lượng voi nhà ở tỉnh trên 500 con, nhưng sau hơn 30 năm số lượng voi hao hụt nhiều. Đắk Lắk đang còn 37 con voi nhà và khoảng 80-100 con voi rừng, giảm khoảng 90% so với năm 1980.

Voi không còn bị “bóc lột”

UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 2486/QĐ-UBND ngày 4/11/2022 về việc phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật Hỗ trợ việc thực hiện chuyển đổi mô hình du lịch cưỡi voi sang mô hình du lịch thân thiện với voi trên địa bàn tỉnh.

Voi được tham gia bữa tiệc buffet tại Lễ Hội Cà phê  (Ảnh Nhật Anh - TTXVN)

Voi được tham gia bữa tiệc buffet tại Lễ Hội Cà phê (Ảnh Nhật Anh - TTXVN)

Khoản viện trợ cho dự án hơn 55,45 tỷ đồng, tương đương 2,43 triệu USD; trong đó Tổ chức Động vật châu Á viện trợ không hoàn lại gần 50,9 tỷ đồng; vốn đối ứng từ nguồn ngân sách sự nghiệp được bố trí cho Trung tâm Bảo tồn voi, cứu trợ động vật và quản lý bảo vệ rừng hàng năm là hơn 4,56 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án đến hết tháng 12/2026.

Mục tiêu của dự án là triển khai mô hình hoạt động du lịch thân thiện với voi, chấm dứt các hoạt động du lịch cưỡi voi và nâng cao phúc lợi cho các cá thể voi nhà, duy trì, bảo tồn quần thể voi nhà trên địa bàn tỉnh.

Để thực hiện cam kết với Tổ chức động vật châu Á, voi sẽ được chăm sóc, bảo đảm phúc lợi, kéo dài tuổi thọ. Chủ và nài voi được bù đắp nguồn thu nhập bị thiếu hụt do dừng phục vụ cưỡi voi. Các trung tâm du lịch được hỗ trợ kỹ thuật để chuyển đổi sang mô hình du lịch thân thiện với voi. Sau khi đồng ý thả voi về rừng, chủ voi được hỗ trợ ít nhất 700 triệu đồng để chuyển đổi công việc phù hợp.

Giám đốc Trung tâm bảo tồn voi Đăk Lăk Trần Xuân Phước cho biết kế hoạch trước mắt dự án sẽ giải cứu những voi nhà bị ngược đãi, xuống sức, đưa về trung tâm chăm sóc y tế đặc biệt. Sau khi hồi phục sức khỏe, voi sẽ được thả vào rừng tự do kiếm ăn giúp cải thiện thể trạng, sống lâu hơn, tăng khả năng sinh sản, tránh nguy cơ tuyệt chủng và tránh xung đột với con người.

Ngoài ra, tỉnh Đăk Lăk chuẩn bị các bãi chăn thả để voi về lại với rừng “tìm kiếm thức ăn, không gian yêu”. Các điểm du lịch ở tỉnh lựa chọn những dịch vụ thân thiện, gắn liền loài động vật này như: tắm, chụp hình, cho voi ăn...

Dự án thành lập hợp tác xã du lịch nhằm quản lý, vận hành mô hình du lịch thân thiện với voi tại huyện Lắk. Quan trọng hơn cả, là một chiến lược truyền thông nhắm tới, nhà quản lý, chủ voi, nài voi, khách du lịch và cộng đồng, dần từ bỏ hoạt động du lịch cưỡi voi.

Cần gắn định vị GPS cho voi hoang dã

Tại Hội thảo “Tham vấn các bên liên quan nhằm hoàn thiện đề án đeo vòng cổ có gắn định vị GPS giám sát voi hoang dã tại Đắk Lắk” do Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và quản lý, bảo vệ rừng thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk phối hợp Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam tổ chức, các đại biểu đưa ra ý kiến.

Việc hiểu các mô hình di chuyển của voi hoang dã vẫn chủ yếu dựa vào các địa điểm đã xảy ra xung đột giữa voi và con người; chưa hiểu đầy đủ cách thức sinh sống và di chuyển của voi hoang dã tại khu vực và vùng đệm của Vườn Quốc gia Yok Đôn và khi nào voi rừng di chuyển sang khu vực biên giới với Campuchia…

Chính vì vậy, việc gắn định vị GPS cho voi hoang dã có thể xác định sự di chuyển của các đàn voi nhằm cung cấp thông tin để bảo vệ, bảo tồn quần thể voi, cũng như cảnh báo địa phương, người dân biết voi đi qua để giảm thiểu xung đột giữa voi và người là hết sức cần thiết.

bài liên quan
6 học sinh trường Liên cấp Newton đạt thành tích xuất sắc tại vòng chung kết Olympic Tin học miền Trung - Tây Nguyên lần thứ 5

6 học sinh trường Liên cấp Newton đạt thành tích xuất sắc tại vòng chung kết Olympic Tin học miền Trung - Tây Nguyên lần thứ 5

Tại vòng chung kết Olympic Tin học miền Trung - Tây Nguyên lần thứ 5, trường Liên cấp Newton đã xuất sắc giành 6 huy chương, trong đó có 2 Huy chương Vàng.
Hơn 300 VĐV tham dự Hội thao Khối các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung năm 2024

Hơn 300 VĐV tham dự Hội thao Khối các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung năm 2024

Sáng 08/3, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk đăng cai tổ chức hội thao khối thi đua Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải Miền Trung năm 2024.
Đồng Nai ký kết hợp tác du lịch với 3 tỉnh vùng Tây Nguyên

Đồng Nai ký kết hợp tác du lịch với 3 tỉnh vùng Tây Nguyên

Ngày 30/11, tại tỉnh Đồng Nai, Sở VHTTDL tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội nghị ký kết hợp tác phát du lịch với các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk.
Chuyện ở “thác vợ, thác chồng”

Chuyện ở “thác vợ, thác chồng”

Tây Nguyên không phụ lòng những người yêu thích thiên nhiên và huyền sử. Vì thế Dray Nur, dòng thác hùng vĩ nhất Tây Nguyên, tiếng thác đổ đêm ngày như sức mạnh của đại ngàn dội về, đầy kiêu hùng và dữ dội. Đây là một trong những ngọn thác “có đôi, có cặp” hiếm có ở Việt Nam…
Măng Đen – nàng thơ giữa Tây Nguyên đại ngàn

Măng Đen – nàng thơ giữa Tây Nguyên đại ngàn

Nếu ai đã từng đến với thị trấn Măng Đen thuộc huyện Kon Plông, TP. Kon Tum chắc hẳn sẽ không thể quên được vẻ đẹp thiên nhiên kì vĩ.
Ca sĩ Siu Black: Thí sinh Liên hoan “Tiếng hát Đại ngàn” hãy cháy hết mình với đam mê nghệ thuật

Ca sĩ Siu Black: Thí sinh Liên hoan “Tiếng hát Đại ngàn” hãy cháy hết mình với đam mê nghệ thuật

Siu Black biết ơn và nhớ như in 2 lần may mắn do gặp được Nhạc sĩ Linh Nga Niê Kđăm và Nhạc sĩ Nguyễn Cường. Khán giả cả nước biết đến “Họa mi của núi rừng” – Siu Back với chất giọng khỏe, đầy nội lực khi thể hiện các ca khúc về Tây Nguyên. Vì thế, các bạn thí sinh tham gia Liên hoan “Tiếng hát Đại ngàn” cứ mạnh dạn “cháy” hết mình với đam mê trên sân khấu.
Mới nhất
Đọc nhiều
Bài 2: Luật sư phân tích việc Chủ tịch UBND Tủa Chùa ký văn bản "giơ cao đánh khẽ" cho hành vi vi phạm

Bài 2: Luật sư phân tích việc Chủ tịch UBND Tủa Chùa ký văn bản "giơ cao đánh khẽ" cho hành vi vi phạm

Liên quan đến việc ông Lường Tuấn Anh - Chủ tịch UBND huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên ký Quyết định “Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả” thay vì phải ra Quyết định “Xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC)” đối với ông Chang A Cháng.
Hoàn thiện cơ chế thu hồi tài sản bị thất thoát không qua thủ tục kết tội

Hoàn thiện cơ chế thu hồi tài sản bị thất thoát không qua thủ tục kết tội

Đây là vấn đề được nhiều đại biểu đề cập tại Hội thảo khoa học góp ý hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu các tuyên bố bảo lưu của Việt Nam khi ký kết, phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC)
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung tìm kiếm người mất tích do chìm thuyền tại Quảng Ninh

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung tìm kiếm người mất tích do chìm thuyền tại Quảng Ninh

Ngày 25/4, Văn phòng Chính phủ cho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.