Hà Nội 32 °C
TP Hồ Chí Minh 36 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 29 °C
Yên Bái 32 °C
  • Hà Nội Hà Nội 32°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 36°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 29°C
  • Yên Bái Hà Nội 32°C

Trung Quốc thay đổi ra sao sau 5 thế hệ lãnh đạo

Pháp luật 4 phương
11/01/2021 07:04
Quỳnh Anh
aa
Ngày 1/10/1949, tại quảng trường Thiên An Môn, lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước CHND Trung Hoa, đánh dấu sự khởi đầu của một thời kỳ lịch sử mới.


Hơn 70 năm qua, Trung Quốc đã trải qua 5 giai đoạn dưới sự dẫn dắt của 5 nhà lãnh đạo CPC gồm Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình.

Thời kỳ Mao Trạch Đông

Thời đại Mao có thể được chia thành 3 giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhất kéo dài từ 1945 - 1956, bao gồm các nỗ lực của CPC nhằm loại bỏ tầng lớp địa chủ thông qua cải cách ruộng đất quy mô lớn. Giai đoạn này chứng kiến sự ra đời của hệ thống đại hội đảng, đại hội đại biểu nhân dân và hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao được thiết lập thông qua chuyển đổi nông nghiệp, thủ công nghiệp, các ngành công nghiệp tư bản và thương nghiệp.

Anh514.

Ông Mao Trạch Đông

Năm 1956, CPC tuyên bố Trung Quốc đã bước vào giai đoạn đầu của CNXH.

Giai đoạn thứ hai kéo dài từ 1957 - 1966. Các sự kiện chính trong thời kỳ này bao gồm phong trào chống cực hữu năm 1957, hội nghị Lộc Sơn năm 1959, nạn đói 1959 - 1961, chiến tranh biên giới Trung - Ấn năm 1962 và sự chia rẽ Xô - Trung vào đầu những năm 1960.

Giai đoạn 3 từ 1966 - 1976 là thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Các sự kiện chính bao gồm quá trình xúc tiến Cách mạng Văn hóa năm 1966, sự cố Lâm Bưu năm 1971, chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Nixon đến Trung Quốc năm 1972 và sự kiện Mao Chủ tịch qua đời vào tháng 9/1976.

Một hệ thống quản lý chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội tập trung cao độ đã được thiết lập dưới thời Mao. Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ này trong lịch sử Trung Quốc là đấu tranh giai cấp và các phong trào chính trị, dẫn đến những rắc rối và khủng hoảng cả bên trong lẫn bên ngoài.

Ngoài ra, một hệ thống công nghiệp tương đối hoàn chỉnh cũng được thiết lập trong thời gian này, chủ yếu bằng cách tận dụng các lợi thế về thể chế của nền kinh tế kế hoạch và “tập trung vào các sự kiện lớn”. Đồng thời, Trung Quốc đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc xóa mù chữ, giải phóng phụ nữ và phổ cập giáo dục cơ bản.

Thời kỳ Đặng Tiểu Bình

Sau khi Mao Trạch Đông qua đời vào tháng 9/1976, Hoa Quốc Phong, người kế nhiệm ông, được ca ngợi là "nhà lãnh đạo khôn ngoan" sau khi cùng tướng Diệp Kiếm Anh bắt giữ Giang Thanh và phần còn lại của "Bè lũ Bốn tên". Tuy nhiên, việc ông Hoa tiếp tục thực hiện Cách mạng Văn hóa và duy trì một số quan hệ gây tranh cãi đã gây mất cảm tình ở một bộ phận không nhỏ cán bộ và trí thức.

Năm 1977, Đặng Tiểu Bình, chính trị gia có quan hệ sâu rộng trong đảng, chính phủ và quân đội, vụt sáng trở lại. Thông qua cuộc thảo luận về tiêu chí sự thật trong suốt năm 1978 và trong hội nghị toàn thể lần 3 của BCH TƯ khóa 11 vào cuối năm đó, ông Đặng đã trở thành lãnh đạo mới của nhóm nòng cốt CPC.

Ông Đặng Tiểu Bình

Dù ông Đặng thậm chí chưa bao giờ giữ chức vụ cao nhất trong đảng nhưng ông được công nhận là người ra quyết định cao nhất của Trung Quốc từ phiên họp toàn thể lần thứ 3 của BCH TƯ khóa 11 đến khi ông qua đời vào tháng 2/1997.

Các sự kiện lớn trong nước dưới thời Đặng Tiểu Bình bao gồm thành lập các đặc khu kinh tế như Thâm Quyến và Chu Hải năm 1980, hoàn tất việc lên án Cách mạng Văn hóa tại phiên họp toàn thể lần thứ 6 của BCH TƯ Đảng khóa 11 năm 1981, ra tuyên bố chung Trung Quốc - Anh về Hong Kong năm 1984 và các chuyến đi thị sát, chỉ đạo miền Nam của ông Đặng vào năm 1992.

Thời kỳ Đặng Tiểu Bình được mô tả chủ yếu là cải cách và mở cửa. Dưới chủ trương này, Trung Quốc đã tái định hình các đường lối phát triển chính trị, kinh tế, ngoại giao và xã hội, tạo ra một bước chuyển biến lớn trong lịch sử, từ đấu tranh giai cấp sang xây dựng kinh tế và từ đóng cửa cứng nhắc sang cải cách và mở cửa.

Theo các tuyên bố chính thức, Trung Quốc đã tiến theo con đường đi lên CNXH với đặc trưng riêng hình thành thời ông Đặng. Cho đến nay, CPC vẫn vận dụng các đường lối, nguyên tắc và chính sách cơ bản được xây dựng từ thời kỳ này.

Thời kỳ Giang Trạch Dân

Tháng 6/1989, ông Giang Trạch Dân được bổ nhiệm làm Tổng bí thư CPC. Sau đại hội toàn quốc lần thứ 14 năm 1992, Đặng Tiểu Bình về cơ bản ngừng tham gia các hoạt động trước công chúng và Trung Quốc bước vào thời kỳ lãnh đạo của ông Giang.

Tháng 11/2002, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 16 của CPC diễn ra và đây là thời điểm ông Giang từ chức Tổng bí thư dù vẫn tiếp tục giữ chức Chủ tịch Quân ủy TƯ đến năm 2004.

Ông Giang Trạch Dân

Các sự kiện lớn trong thời đại ông Giang Trạch Dân bao gồm cuộc đàm phán Uông Đạo Hàm - Cô Chấn Phủ về quan hệ giữa hai bên bờ eo biển Đài Loan năm 1993, cải cách hệ thống phân phối thuế trung ương và địa phương năm 1994, Trung Quốc khôi phục chủ quyền đối với Hong Kong năm 1997, trận lụt thảm khốc ở sông Dương Tử năm 1998, cải cách các doanh nghiệp nhà nước, cuộc đụng độ Mỹ - Trung năm 2001 và việc Trung Quốc gia nhập WTO vào tháng 12/2001.

Trong thời đại Giang, nền kinh tế Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Nước này tiến tới trở thành một thế lực lớn trên toàn cầu về sản xuất và thương mại. Đồng thời, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, tương tự như khoảng cách phát triển giữa các khu vực ven biển đông nam với các khu vực miền trung - miền tây gia tăng nhanh chóng và càng trở nên trầm trọng do nạn tham nhũng.

Việc cải tổ các doanh nghiệp nhà nước dẫn đến sự sụp đổ của lượng lớn các doanh nghiệp kiểu này cũng như lao động mất việc hàng loạt.

Thời kỳ Hồ Cẩm Đào

Sau đại hội 16 của CPC vào năm 2002, ông Hồ Cẩm Đào được bầu làm Tổng bí thư. Năm 2004, ông đảm nhận chức Chủ tịch Quân ủy TƯ. Sau Đại hội 18 của CPC vào tháng 11/2012, ông xin rút khỏi các vị trí Tổng bí thư CPC, Chủ tịch Quân ủy và Chủ tịch nước, một động thái được coi là "rút lui hoàn toàn".

Các sự kiện lớn thời đại Hồ Cẩm Đào bao gồm đại dịch SARS năm 2003, ông Tập Cận Bình trỗi dậy và trở thành người kế nhiệm cao nhất tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 17 của CPC năm 2007, thảm họa động đất ở Tứ Xuyên năm 2008, Thế vận hội Olympic Bắc Kinh năm 2008 và đại hội toàn quốc lần thứ 18 của CPC tháng 11/2012.

Ông Hồ Cẩm Đào

Trong giai đoạn này, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh chóng và việc kiểm soát xã hội tương đối lỏng lẻo. Tuy nhiên, so với những người tiền nhiệm, ông Hồ Cẩm Đào được đánh giá ở vị thế bất lợi nhất.

9 ủy ban thường vụ của Bộ Chính trị CPC phụ trách các lĩnh vực khác nhau, được gọi là “9 con rồng cai quản các vùng biển”. Trong khi đó, nạn tham nhũng tập trung ở những người có chức vụ, quyền lực diễn ra tràn lan, các nhóm lợi ích dần hình thành, mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng và thậm chí có xu hướng trở nên gay gắt.

Thời kỳ Tập Cận Bình

Sau Đại hội 18 của CPC năm 2012, ông Tập Cận Bình tiếp quản tất cả các vị trí lãnh đạo hàng đầu của đảng, chính phủ và quân đội, đánh dấu sự khởi đầu kỷ nguyên mới của Trung Quốc dưới thời ông cầm quyền.

Tháng 10/2016, hội nghị BCH TƯ CPC lần thứ 6 khóa 18 chính thức xác lập vị trí trung tâm của ông Tập trong toàn đảng. Tháng 3/2018, Trung Quốc sửa đổi Hiến pháp để chức vụ Chủ tịch nước không còn bị giới hạn 2 nhiệm kỳ.

Sau khi nhậm chức Tổng bí thư CPC, ông Tập đã giương cao ngọn cờ cải cách và chống tham nhũng, củng cố đảng mạnh mẽ và siết chặt quản lý quân đội, trong khi thúc đẩy toàn đảng giúp dân thoát nghèo. Ông đã xúc tiến Sáng kiến Vành đai và con đường (BRI) và chủ động ứng phó trước cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung do Washington châm ngòi nổ cũng như thể hiện quan điểm “tạo ra sự khác biệt”.

Ông Tập Cận Bình

Từ đại hội 18 của CPC đến đầu tháng 9/2019, 187 quan chức cấp cao từ cấp tỉnh và cấp bộ trở lên đã bị điều tra các sai phạm và truy tố công khai.

Trong số các quan chức "dính chàm" này có cả nguyên ủy viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang; nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó chủ tịch Quân ủy TƯ Từ Tài Hậu, Thượng tướng quân đội Quách Bá Hùng, nguyên Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Tôn Chính Tài, nguyên Chánh Văn phòng TƯ đảng Lệnh Kế Hoạch và nhiều nhân vật "tai to, mặt lớn" khác.

Trong lúc triển khai mạnh mẽ cuộc chiến chống tham nhũng "đả hổ, diệt ruồi", ông Tập đồng thời tích cực thúc đẩy các cải cách và mở cửa đất nước. Tính đến năm 2019, Trung Quốc đã xúc tiến hơn 1.600 cải cách trong hơn 6 năm. Đến tháng 8/2019, 18 tỉnh được thành lập thí điểm các khu vực tự do thương mại.

Tại đại hội 19 của CPC diễn ra vào năm 2017, thời kỳ CNXH mang bản sắc Trung Quốc do ông Tập khởi xướng đã được xác lập như tư tưởng chỉ đạo mới nhất của CPC. Điều này cho thấy, ông Tập đã trở thành nhà hoạch định tư tưởng chỉ đạo cấp cao nhất của CPC sau Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình.

Mục tiêu và thách thức

Trong hơn 70 năm qua, Trung Quốc đã chứng kiến nhiều phong trào chính trị tiêu cực như Phong trào chống cực hữu và Cách mạng Văn hóa, nạn đói 1959-1961 và những xáo trộn chính trị lớn khác. Dù vậy, về cơ bản nước này đã hoàn thành quá trình công nghiệp hóa và bắt kịp kỷ nguyên công nghệ thông tin tân tiến.

Năm 2018, GDP của Trung Quốc đạt 13,6 nghìn tỷ USD, liên tục giữ danh hiệu nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ. Thu nhập bình quân đầu người của quốc gia này năm 2020 ước tính khoảng hơn 10.000 USD, cao hơn mức trung bình của các nước có thu nhập thuộc nhóm tầm trung trên thế giới.

Theo con đường mà đại hội 19 của CPC đề ra, Trung Quốc sẽ xây dựng một xã hội thịnh vượng toàn diện vào năm 2020 nếu đại dịch Covid-19 không xảy đến, kéo tụt đà phát triển của nền kinh tế; cơ bản hiện đại hóa XHCN năm 2035 và trở thành một cường quốc XHCN hiện đại hóa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hạnh phúc vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước CHND Trung Hoa năm 2049.

Giới quan sát cho rằng, do sự trỗi dậy của Trung Quốc chắc chắn sẽ thay đổi thị trường toàn cầu và trật tự quốc tế, các xung đột về lợi ích và giá trị giữa Trung Quốc với Mỹ hoặc các nước khác là không thể tránh khỏi và do đó, môi trường bên ngoài với Trung Quốc có thể tiếp tục xấu đi.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng phải đối mặt với vô số trở ngại từ việc tăng trưởng kinh tế trong nước yếu kém do ảnh hưởng của dịch bệnh, lỗ hổng trong giám sát quyền lực, khoảng cách giàu - nghèo, những bất công xã hội còn tồn tại và các vấn đề khác vẫn chưa được giải quyết. Do đó, Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức cả bên trong và bên ngoài suốt một thời gian dài trong tương lai.

bài liên quan
Hội đàm giữa Đồn Biên phòng Hà Giang với Trạm Kiểm soát biên phòng Thiên Bảo

Hội đàm giữa Đồn Biên phòng Hà Giang với Trạm Kiểm soát biên phòng Thiên Bảo

Ngày 28/3, tại trấn Điền Bồng, huyện Phú Ninh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc diễn ra Hội đàm tổng kết công tác kiểm soát cửa khẩu, lối mở năm 2023, quý I năm 2024; triển khai nhiệm vụ công tác quý II năm 2024 giữa đoàn đại biểu Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, Đồn Biên phòng Xín Cái (Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang, Việt Nam) với Phân trạm Hòa Bình, Phân trạm Điền Bồng (Trạm Kiểm soát Biên phòng xuất, nhập cảnh Thiên Bảo, Trung Quốc)
Bà Đinh Thị Thu giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra TP.HCM

Bà Đinh Thị Thu giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra TP.HCM

UBND TP.HCM vừa bổ nhiệm bà Đinh Thị Thu - Trưởng Phòng thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo số 4 giữ chức Phó Chánh Thanh tra TP.HCM.
Vụ cháy nhà xưởng khiến 3 người bị thương: Lộ diện cơ sở sang chiết gas lén lút

Vụ cháy nhà xưởng khiến 3 người bị thương: Lộ diện cơ sở sang chiết gas lén lút

Sau khi vụ cháy xảy ra, lực lượng chức năng xác định nhà xưởng này xây dựng trên đất nông nghiệp, lén lút hoạt động sang chiết gas trong đêm.
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Mới nhất
Đọc nhiều
Triệt phá đường dây vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia, thu giữ hơn 180 bánh Heroin

Triệt phá đường dây vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia, thu giữ hơn 180 bánh Heroin

Lực lượng chức năng Công an TP. HCM vừa phát hiện, triệt phá thành công đường dây vận chuyển trái phép 184 bánh ma túy từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Đài Loan, Trung Quốc.
Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý người chưa thành niên phạm pháp

Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên
Cần Thơ: Tưng bừng khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ

Cần Thơ: Tưng bừng khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ

Tối 17/4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 đã được khai mạc tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.