Hà Nội 17 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 18 °C
Đà Nẵng 30 °C
Yên Bái 18 °C
  • Hà Nội Hà Nội 17°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 18°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 30°C
  • Yên Bái Hà Nội 18°C

Trung Quốc phản pháo công hàm chung Pháp, Anh, Đức về Biển Đông

Pháp luật 4 phương
20/09/2020 08:08
Nguyễn Hồng Thao
aa
Trung Quốc vẫn đang tìm mọi lập luận mới để bác bỏ các kết luận của Tòa... Cuộc chiến pháp lý tại Biển Đông vẫn chưa đến hồi kết.


Ngày 18/9, Trung Quốc đã gửi công hàm CML/63/2020 đáp trả công hàm chung Pháp - Anh - Đức gửi Tổng thư ký LHQ trước đó 2 ngày thể hiện quan điểm của mình đối với 7 công hàm Phái đoàn Trung Quốc đề nghị lưu hành tại LHQ liên quan đến hồ sơ mở rộng thềm lục địa của Malaysia trình Ủy ban ranh giới thềm lục địa của LHQ (CLCS) ngày 12/12/2009.

Đi ngược lại luật quốc tế

Trong công hàm chung, 3 nước nhấn mạnh tính chất toàn cầu và nhất quán của UNCLOS trong việc thiết lập một khung pháp lý xác định các vùng biển và thực thi các hoạt động biển trên toàn thế giới. Công hàm nhấn mạnh sự toàn vẹn thống nhất của Công ước trên phạm vi toàn cầu.

Ngược lại, Trung Quốc cho rằng UNCLOS không phải là tất cả. Ngoài UNCLOS còn có luật quốc tế chung. Khoản 8 Lời nói đầu của UNCLOS ghi nhận “các vấn đề không quy định trong Công ước sẽ tiếp tục được điều chỉnh bằng các quy tắc và nguyên tắc của pháp luật quốc tế chung”. Luận điểm này đã được Trung Quốc phát triển sau Phán quyết Biển Đông 2016 và được Thứ trưởng Ngoại giao La Chiến Huy phát biểu chính thức tại hội thảo quốc tế về “Biển Nam Trung Hoa từ viễn cảnh hợp tác” tổ chức ở đảo Hải Nam ngày 2/9.

Anh164.

Tàu chiến HMS Argyll của Hải quân Anh tham gia diễn tập với Hải quân Mỹ ở Biển Đông hồi tháng 1/2019. Ảnh: US Navy

Công hàm ngày 18/9 của Phái đoàn Trung Quốc chính thức đưa lập luận này vào tranh chấp Biển Đông trên diễn đàn LHQ. Công hàm này nêu đàm phán hiện tại về văn kiện pháp lý bảo tồn và sử dụng hợp lý đa dạng sinh học biển trong các vùng nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ) mà Trung Quốc tích cực tham gia như một ví dụ về sự phát triển và hoàn thiện của UNCLOS.

Thực tế, UNCLOS là một hiến chương về biển, bao gồm các quy định chung cho tất cả các vùng biển và các lĩnh vực hoạt động biển. Lời nới đầu của Công ước về các đàn cá di cư xa năm 1995 và văn bản đàm phán BBNJ từ năm 2018 đều nêu rõ các tài liệu này được lập trên cơ sở của UNCLOS, trong khuôn khổ do UNCLOS quy định, phù hợp với UNCLOS và không làm phương hại đến các quyền, thẩm quyền và các nghĩa vụ của các quốc gia theo UNCLOS.

Vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia được xác định trên cơ sở phân định rõ các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển phù hợp với các quy định của UNCLOS. Các vấn đề đường cơ sở và quy chế của các đảo, thực thể nổi là những vấn đề đã có quy định của UNCLOS sau 9 năm đàm phán. UNCLOS là một giải pháp cả gói, đòi hỏi sự nhất quán trong giải thích và áp dụng và không chấp nhận ngoại lệ riêng.

Công hàm phái đoàn Trung Quốc khẳng định Trung Quốc có chủ quyền lãnh thổ và các quyền về biển được xác lập trong quá trình lịch sử lâu dài và có sự nhất quán của các chính quyền kế tiếp, phù hợp với luật quốc tế bao gồm cả Hiến chương Liên hợp quốc và UNCLOS.

Tuy nhiên, Sách trắng Trung Quốc năm 1980 lại viết ngư dân Trung Quốc là những người phát hiện, đặt tên và quản lý sớm nhất các quần đảo ở Biển Đông. Điều này đi ngược lại luật quốc tế khi quy định chỉ những hành động chiếm hữu thực sự, liên tục và hòa bình của chính quyền mới mang lại danh nghĩa chủ quyền.

Quan điểm của Pháp - Anh - Đức

Trong lịch sử các chính quyền Trung Quốc đều nhận điểm cực nam của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam. Tới năm 1909, Trung Quốc mới tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và 1935 cái tên Nam Sa còn đang đặt cho quần đảo chìm dưới nước Trung Sa. Việc sử dụng vũ lực tại Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988 không phải là biện pháp tạo lập danh nghĩa chủ quyền được Hiến chương LHQ xác nhận.

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh được cho là sẽ đến thăm Biển Đông vào năm tới. Ảnh: Reuters

Công hàm ngày 18/9 cho rằng Trung Quốc đánh giá cao tầm quan trọng của các điều khoản của Công ước và các điều kiện áp dụng cho việc vẽ đường cơ sở lãnh hải. Đồng thời Trung Quốc cũng cho rằng thực tiễn được xác lập lâu dài trong luật quốc tế liên quan đến các quần đảo xa bờ của quốc gia ven biển cần được tôn trọng.

Điều này có nghĩa là Trung Quốc cho rằng đã có một tập quán quốc tế sử dụng đường cơ sở thẳng quần đảo cho các đảo xa bờ này và quốc gia ven biển vừa có thể áp dụng đường cơ sở thẳng theo điều 7 phần II vừa áp dụng đường cơ sở quần đảo theo điều 47 phần IV của UNCLOS để có lợi tối đa.

Công hàm Pháp - Anh - Đức lại có quan điểm ngược lại. Phần II của Công ước áp dụng cho các quần đảo và thực thể biển thuộc một quốc gia ven bờ. Phần IV chỉ có thể áp dụng cho quốc gia quần đảo. Không có cơ sở pháp lý nào để không tôn trọng các quy định liên quan của Phần II hay cố tình áp dụng Phần IV cho các quần đảo và thực thể biển của quốc gia ven biển.

Lập luận của Trung Quốc dựa trên nghiên cứu 2018 của Hội luật quốc tế Trung Quốc nhằm bác bỏ phán quyết Biển Đông. Nghiên cứu này đã viện dẫn 19 quần đảo xa bờ được áp dụng đường cơ sở thẳng. Trong số này, Pháp, Anh, Australia đều được nêu (Pháp với các quần đảo Kerguelen Islands; Guadeloupe và New Caledonia; Australia với Houtman Abrolhos Islands và Furneaux Group; Anh với Turks, Caicos Islands và quần đảo tranh chấp Falkland Islands).

Nhưng chính các nước này lại phản đối việc Trung Quốc áp dụng cách vẽ đường cơ sở thẳng quần đảo cho quần đảo Hoàng Sa và dự tính áp dụng tiếp cho Nam Hải chư đảo. Công hàm của các nước này là bằng chứng cho thấy không có một tập quán quốc tế về việc áp dụng các đường cơ sở thẳng quần đảo cho các quần đảo xa bờ của quốc gia ven biển như Trung Quốc đưa ra.

Cuộc chiến pháp lý chưa đến hồi kết

Công hàm của Trung Quốc không trả lời điểm 4 và 5 công hàm Pháp - Anh - Đức về quy chế các đảo và yêu sách quyền lịch sử. Công hàm 3 nước khẳng định các hoạt động cải tạo đất hoặc bất kỳ hình thức chuyển đổi nhân tạo nào đều không thể thay đổi được các đặc tính của một thực thể biểntheo UNCLOS. Công hàm phái đoàn Trung Quốc chỉ nhắc lại chủ quyền lãnh thổ và các quyền về biển của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ không bị phương hại dưới bất kỳ hoàn cảnh nào do phán quyết bất hợp pháp về Biển Đông.

Điểm 4 công hàm Trung Quốc thông báo Trung Quốc đang nỗ lực giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua tham vấn hữu nghị với các nước có liên quan trực tiếp. Trung Quốc và ASEAN cam kết thực hiện toàn bộ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC.

Thế nhưng thực tế cho thấy, DOC đã không phát huy được tác dụng kiềm chế không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, không ngăn được các hoạt động mở rộng chiếm đóng và cải tạo đất. Sự thất bại của DOC buộc các nước phải tìm đến một COC mới nhưng đàm phán vẫn diễn ra rất khó khăn trong khi các tàu cá của Việt Nam, Philippines luôn gặp nạn, hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trên phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển các nước ven biển vẫn luôn bị đe dọa.

Cuộc chiến công hàm khởi đầu từ Malaysia tháng 12/2019, đến nay đã có 23 công hàm và công thư (Trung Quốc - 8, Philippines - 2, Malaysia - 3, Việt Nam - 3; Indonesia - 2, Mỹ - 1, Australia - 1, Pháp - Anh - Đức - 3).

Brunei và một số nước khác cũng ra tuyên bố thể hiện lập trường. Hầu hết các nước đều ủng hộ các kết luận của phán quyết Biển Đông bác bỏ yêu sách quyền lịch sử, không cho các thực thể nổi ở Trường Sa có vùng biển rộng hơn 12 hải lý và không được áp dụng đường cơ sở quần đảo cho quần đảo Trường Sa như một đơn vị thống nhất.

Ngày càng nhiều nước có một lập trường chung, các kết luận này có thể tạo ra hiệu ứng erga omnes (áp dụng cho tất cả). Trung Quốc vẫn đang tìm mọi lập luận mới để bác bỏ các kết luận của Tòa cũng như có cách diễn giải mới về các điều khoản của UNCLOS. Cuộc chiến pháp lý tại Biển Đông vẫn chưa đến hồi kết.

bài liên quan
Siêu tàu cao tốc chạy Côn Đảo chở được hơn 1.000 khách

Siêu tàu cao tốc chạy Côn Đảo chở được hơn 1.000 khách

Ngày 9/3, tàu khách Thăng Long sẽ chạy chuyến đầu tiên tuyến Vũng Tàu - Côn Đảo. Đây là tàu cao tốc lớn nhất Việt Nam đến thời điểm hiện nay với sức chở hơn 1.000 khách.
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Tạm giữ gần 28.000 sản phẩm vi phạm tại các cửa hàng điện thoại

Tạm giữ gần 28.000 sản phẩm vi phạm tại các cửa hàng điện thoại

Cục Quản lý thị trường TP HCM tạm giữ gần 28.000 đơn vị sản phẩm tại 3 điểm kinh doanh phụ kiện điện thoại.
Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Nhằm đáp ứng nhu cầu đọc báo của độc giả trong thời đại kỷ nguyên công nghệ số, 10h sáng ngày 28/2, Chuyên trang điện tử Truyền thông Pháp luật Pháp luật + (Phapluatplus.vn) sẽ chính thức thay đổi giao diện mới với nhiều chuyên mục chuyên sâu, hấp dẫn.
Mới nhất
Đọc nhiều
TP.HCM: Những điểm mới trong tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025

TP.HCM: Những điểm mới trong tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025

UBND TP.HCM ban hành Kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2024-2025 với nhiều điểm mới so với các năm học trước đó.
Xem tranh Hàng Trống "kể" truyện cổ dân gian

Xem tranh Hàng Trống "kể" truyện cổ dân gian

Chiều 18/3, tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp họa sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phan Ngọc Khuê tổ chức khai mạc triển lãm "Tranh truyện Hàng Trống", một trong những dòng tranh dân gian độc đáo và lâu đời trong văn hóa Việt Nam.
Bắt quả tang 11 đối tượng khai thác vàng trái phép tại Đắk Lắk

Bắt quả tang 11 đối tượng khai thác vàng trái phép tại Đắk Lắk

Nhóm đối tượng có hành vi dựng lán trại, đưa phương tiện, máy móc vào khu vực suối thuộc thôn 10, xã Ea M’Doal, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk để khai thác vàng trái phép.
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY
xe tai bi xe ban tai huc truc dien khi di qua nga tu

Xe tải bị xe bán tải "húc" trực diện khi đi qua ngã tư

Vụ va chạm xảy ra vào ngày 3/3/2024, tại ngã tư Xuân Lai, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Hình ảnh ghi lại được cho thấy, một chiếc xe tải đang bấm còi cảnh báo rồi di chuyển qua ngã tư. Vài giây sau, một chiếc xe bán tải từ bên phải lao tới, tông thẳng vào hông chiếc xe này. Cú tông mạnh khiến chiếc xe bán tải bị hư hỏng nặng phần đầu. Toàn bộ diễn biến sự việc đã được camera giám sát ghi lại. Đoạn clip sau khi đăng tải lên mạng xã hội đã nhận về nhiều sự quan tâm, chú ý và ý kiến bình luận. Nhiều người đưa ra nhìn nhận về việc xe bán tải đã đi quá nhanh khi qua khu vực ngã tư dẫn đến vụ va chạm này.