Hà Nội 29 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 26 °C
  • Hà Nội Hà Nội 29°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 26°C

Quan hệ Mỹ - châu Âu 2019: Chia rẽ đôi bờ Đại Tây Dương

Pháp luật 4 phương
24/12/2019 14:55
Quang Dũng
aa
Quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu năm 2019 có nhiều khúc mắc, nhiều khác biệt về quan niệm cũng như chính sách ở mọi khía cạnh.


Hơn 7 thập kỷ kể từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai, sự kiện đã xác lập trật tự thế giới hiện đại, cũng như mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, dư luận lại chứng kiến cuộc khủng hoảng của chính nền tảng này. Mối quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu năm 2019 được biểu hiện ra ở nhiều khúc mắc, những khác biệt về quan niệm cũng như chính sách ở mọi khía cạnh, từ chính trị, an ninh quốc phòng, cho tới kinh tế.

Anh209.

Tổng thống Pháp Macron và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Hurriyet Daily News

Nguyên nhân bùng phát căng thẳng

Năm 2019 là quãng thời gian chúng ta được chứng kiến rõ nhất sự chia rẽ sâu sắc trong quan hệ giữa Mỹ và châu Âu, trên rất nhiều khía cạnh. Đó không chỉ là những lời lẽ gay gắt mà lãnh đạo đôi bên nhằm vào nhau mà còn là những hành động, chính sách nhằm trừng phạt lẫn nhau.

Nguyên nhân trực tiếp đầu tiên, mà tất cả chúng ta đều có thể nhận thấy, khiến cho quan hệ giữa Mỹ và các nước đồng minh châu Âu bùng nổ mâu thuẫn trong không chỉ năm 2019 mà còn các năm trước, đó là việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. Đây là nguyên nhân trực tiếp bởi sau khi lên làm Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã ngay lập tức có những chỉ trích nhằm vào châu Âu.

Ở đây có một số khía cạnh chúng ta cần đề cập.

Thứ nhất, ông Donald Trump vốn không phải là một chính khách chuyên nghiệp nên hầu như không quen thuộc, thậm chí là xem nhẹ các quy tắc lễ tân ngoại giao truyền thống, sẵn sàng dùng những phương thức giao tiếp không chuẩn mực, như thông qua mạng xã hội, hoặc những từ ngữ mạnh mẽ và nặng nề nhằm vào các nước đồng minh cũng như cá nhân lãnh đạo các nước này. Việc này đã diễn ra nhiều lần trong các lần ông Trump chỉ trích Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hay Thủ tướng Anh trước kia là bà Theresa May. Đây là cách hành xử gây ra rất nhiều bức xúc với các nước châu Âu.

Thứ hai, đó là việc ông Donald Trump đang điều hành nước Mỹ giống như điều hành một doanh nghiệp gia đình, với phong cách trực diện nhưng cũng khá tuỳ tiện và khó đoán, đồng thời nhiều khi xem chuyện an ninh-đối ngoại như một sự đổi chác về mặt thương mặt. Với phong cách và tư duy đó, ông Trump đã đề cập một cách trần trụi các mâu thuẫn vốn đang âm ỉ trước đây giữa Mỹ và EU, chủ yếu là chuyện đóng góp tài chính và san sẻ trách nhiệm trong NATO, đồng thời mang chuyện an ninh ra làm con bài mặc cả. Đó là cách tiếp cận có thể nói là tương đối thô bạo, không hề tuân thủ phép tắc ngoại giao truyền thống và đặc biệt là gây sốc cho châu Âu vì châu Âu vẫn tự xem mình là đồng minh quan trọng nhất của Mỹ.

Tuy nhiên, tất cả những điều này không có nghĩa là ông Donald Trump là nguyên nhân gây ra mọi đổ vỡ trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Trên thực tế thì quan hệ chiến lược này đã có rạn nứt từ nhiều năm qua, khi các chính quyền Mỹ dần thay đổi các ưu tiên trong chính sách đối ngoại. Dưới thời ông Bush, hai nước đứng đầu châu Âu là Đức và Pháp đã mâu thuẫn gay gắt với Mỹ khi phản đối việc can thiệp quân sự vào Iraq năm 2003.

Đến thời ông Barack Obama, khi Mỹ công khai việc dịch chuyển chiến lược sang châu Á-Thái Bình Dương thì châu Âu đã không còn giữ được vai trò trọng tâm trong chính sách của Mỹ và hướng đi của hai bên ngày càng xa rời nhau hơn khi Mỹ cũng rút dần khỏi Trung Đông, nơi vốn có tác động an ninh trực tiếp đến châu Âu.

Do đó, khi nước Mỹ có một Tổng thống xem nhẹ phép tắc ngoại giao và sẵn sàng đòi hỏi như ông Donald Trump thì sự lệch pha giữa hai bên ngày càng nhiều hơn và bùng nổ công khai. Ông Donald Trump chỉ là tác nhân khiến sự đổ vỡ này đến nhanh hơn. Và nếu so năm 2019 với các năm trước đó thì mâu thuẫn này ngày càng trở nên nặng nề hơn do các nước châu Âu bắt đầu phản kháng và bắt đầu toan tính đến một kịch bản nước Mỹ sau năm 2020 có một Tổng thống khác nên cũng bắt đầu ít kiềm chế hơn trong phản ứng với Mỹ.

Quyết tâm độc lập của châu Âu

Cuối năm 2018, nhân dịp kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến I, 10 nước châu Âu đã họp nhau tại Pháp và ký vào “Sáng kiến can thiệp chung” do Pháp đề xuất, với ý tưởng sẽ thành lập được một đội quân phản ứng nhanh của châu Âu nằm ngoài khuôn khổ NATO có đủ năng lực hành động trong vài năm tới. Đến tháng 6/2019, nhân triển lãm hàng không Bourget ở Pháp, các nước Pháp, Đức, Tây Ban Nha tiếp tục công bố mô hình máy bay chiến đấu thế hệ mới mà châu Âu dự định phát triển để không chỉ thay thế cho các phi đội máy bay thế hệ 4 là Rafael của Pháp, Typhoon Đức mà còn để trực tiếp cạnh tranh với máy bay chiến đấu thế hệ 5 và 6 của Mỹ, Nga hay Trung Quốc. Trước đó, Pháp-Đức cũng đã âm thầm triển khai một dự án khác là tích hợp công nghệ của hai nước để phát triển dòng xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ mới cho châu Âu, thay thế các dòng tăng Leclerc của Pháp và Leopard II của Đức.

Đây là các dự án cụ thể nhất để hiện thực hoá tham vọng của châu Âu nhằm xây dựng một nền quốc phòng mạnh mẽ hơn, độc lập và tự chủ hơn so với Mỹ và xa hơn nữa là có thể thành lập một quân đội châu Âu.

An ninh-quốc phòng là mấu chốt của vấn đề. Sở dĩ châu Âu phụ thuộc vào Mỹ trong nhiều thập kỷ qua vì cấu trúc an ninh hiện nay tại châu Âu được dựng nên sau Chiến tranh thế giới II, nơi người Mỹ chiến thắng còn châu Âu là các quốc gia đổ nát. Trụ cột trong cấu trúc an ninh này là khối quân sự Bắc Đại Tây Dương – NATO do Mỹ đứng đầu và đảm trách đến ¾ chi phí.

Trong nhiều năm Chiến tranh lạnh, cái ô hạt nhân của Mỹ đã mang lại sự cân bằng chiến lược ở châu Âu và là yếu tố an ninh sống còn với các nước này. Nhưng đổi lại, nó cũng tạo ra sự phụ thuộc, và ỷ lại, toàn diện của các nước châu Âu. Muốn thoát ra khỏi sự phụ thuộc đó thì chỉ có cách là châu Âu tự phát triển năng lực quốc phòng để có thể tự bảo vệ được an ninh cho chính mình. Hiện tại, châu Âu chưa có được năng lực đó.

Tuy nhiên, tham vọng này không dễ thực hiện.

Thứ nhất, nó phụ thuộc nhiều vào thái độ của người Mỹ. Dù chính quyền Mỹ của ông Donald Trump xem nhẹ NATO nhưng giới tinh hoa chính trị Mỹ, ở đây là cả hai đảng Cộng hoà và Dân chủ, cũng như các nghị sĩ thuộc Hai viện quốc hội Mỹ, vẫn chưa có thay đổi chiến lược nào trong tư duy về NATO.

Về cơ bản Mỹ vẫn xem NATO là một trụ cột có tính sống còn để bảo vệ lợi ích của Mỹ và trong tương lai có khả năng sẽ tiếp tục mở rộng NATO sang các khu vực khác trên thế giới để phóng chiếu sức mạnh của Mỹ. Vì thế, Mỹ sẽ không dễ dàng để mặc cho châu Âu phát triển năng lực quốc phòng của riêng mình bởi điều đó đồng nghĩa với việc sẽ làm suy yếu NATO, làm giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào Mỹ và xa hơn, là có thể tạo ra đối thủ với Mỹ.

Thứ hai, bản thân châu Âu cũng có những chia rẽ rất lớn trong nội bộ và khó có thể đoàn kết để xây dựng một chiến lược quốc phòng-an ninh chung. Nước Anh, một cường quốc kinh tế-quân sự đã rời EU và cũng đang lên kế hoạch phát triển vũ khí riêng. Nhiều nước khác, đặc biệt là tại Đông Âu và Baltic, thì hoàn toàn không có ý định rời bỏ cái ô an ninh của NATO.

Với các nước này thì NATO là sự đảm bảo tối thượng. Các nước như Rumania, Ba Lan đã và đang xây dựng các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trên đất mình và mời gọi Mỹ đem quân đến đóng thường trực. Vì thế, các nước này khó có thể tham gia vào các dự án khiến Mỹ không hài lòng. Cuối cùng, EU là tập hợp 27 nước có các ưu tiên về an ninh rất khác nhau nên cũng khó có thể có tiếng nói chung, mà điển hình là các khác biệt rất lớn trong cách xây dựng quan hệ với Nga.

Tương lai trục quan hệ Mỹ-châu Âu?

Trục Đại Tây Dương giữa Mỹ và châu Âu có thể sẽ không phải là nền tảng cho thế giới trong những thập kỷ tới. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và nhất là sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh thì đây quả thực là mối quan hệ xương sống cho trật tự thế giới hậu Thế chiến. Nhưng trật tự này đang ngày càng có nhiều dấu hiệu bị lung lay và sẽ bị thay thế bởi một trật tự khác.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi này, từ việc nước Mỹ đã và đang suy yếu một cách tương đối, tức tuy vẫn là siêu cường số 1 thế giới nhưng không còn giữ được vị trí thống trị bất khả xâm phạm như sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh.

Thế giới phương Tây của Mỹ và châu Âu tuy còn rất giàu có và nhiều ảnh hưởng nhưng cũng không còn thống trị được như trước. Quan trọng nhất, đó là thế giới ngày nay đã chứng kiến sự nổi lên của nhiều quốc gia-dân tộc ở nhiều vùng địa lý, từ sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, sự hồi sinh của Nga cho đến việc xuất hiện nước đang phát triển như BRIC và một số nước trong nhóm G20.

Vì thế, trật tự thế giới cũ phản ánh tương quan sức mạnh trong thế giới địa chính trị vốn được hình thành sau Thế chiến II và củng cố cho thế giới phương Tây sau chiến tranh lạnh, đang bị thách thức. Đó là lí do mà sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ, quốc gia dẫn đầu của trật tự cũ, với Trung Quốc và Nga, những nước muốn tạo dựng một trật tự mới, trở nên gay gắt như hiện nay và sẽ còn kéo dài nhiều thập kỷ nữa.

Với nội bộ thế giới phương Tây thì khi quyền lực và sự ảnh hưởng mất dần đi thì các mâu thuẫn nội bộ sẽ xuất hiện nhiều hơn. Về trung hạn, tôi cho rằng quan hệ đồng minh Mỹ-châu Âu vẫn sẽ được duy trì và có thể sẽ được cải thiện do về bản chất thì hai bên vẫn có rất nhiều lợi ích tương đồng, không chỉ về chính trị-kinh tế-an ninh mà còn về văn hoá, chủng tộc, tôn giáo.

Đây là các yếu tố rất quan trọng bởi dân số thế giới ngày càng đông, tài nguyên cạn kiệt, khí hậu biến đổi khiến cuộc cạnh tranh sinh tồn giữa các quốc gia-dân tộc, cộng đồng, chủng tộc… đang ngày càng bị phân hoá theo hướng cực đoan. Trật tự thế giới cũ là một trật tự ít nhiều phân chia theo ý thức hệ còn trật tự thế giới mới, theo tôi, có thể sẽ rất xem trọng vấn đề văn hoá, chủng tộc và tôn giáo. Đó có thể cũng sẽ là các yếu tố có tác động lớn đến tương lai của trục Đại Tây Dương giữa Mỹ và châu Âu./.

bài liên quan
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Tạm giữ gần 28.000 sản phẩm vi phạm tại các cửa hàng điện thoại

Tạm giữ gần 28.000 sản phẩm vi phạm tại các cửa hàng điện thoại

Cục Quản lý thị trường TP HCM tạm giữ gần 28.000 đơn vị sản phẩm tại 3 điểm kinh doanh phụ kiện điện thoại.
Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Nhằm đáp ứng nhu cầu đọc báo của độc giả trong thời đại kỷ nguyên công nghệ số, 10h sáng ngày 28/2, Chuyên trang điện tử Truyền thông Pháp luật Pháp luật + (Phapluatplus.vn) sẽ chính thức thay đổi giao diện mới với nhiều chuyên mục chuyên sâu, hấp dẫn.
Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Đã có 77 phương tiện cơ giới đường bộ, ô tô điện đủ điều kiện hồ sơ để đăng kiểm trong 2 ngày 24, 25/2 trên địa bàn huyện đảo Cô Tô.
Mới nhất
Đọc nhiều
Hôm nay (19/4),  Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Hôm nay (19/4), Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4.
“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

Đây là một trong nhiều ý kiến tâm huyết được các đại biểu đóng góp vào Hội thảo phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn ra mới đây.
Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã bầu ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Sở Nội vụ giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.