Hà Nội 28 °C
TP Hồ Chí Minh 32 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 30 °C
Yên Bái 28 °C
  • Hà Nội Hà Nội 28°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 32°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 30°C
  • Yên Bái Hà Nội 28°C

Phía sau quyết định “thay máu” quân đội của ông Kim Jong-un

Pháp luật 4 phương
07/06/2018 11:00
Thành Đạt
aa
Việc nhà lãnh đạo Kim Jong-un được cho là bất ngờ thay đổi các vị trí cấp cao trong lực lượng quân đội Triều Tiên ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh với Mỹ đã hé lộ những điểm đặc biệt trong chính sách ngoại giao của Bình Nhưỡng.


Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban quân ủy trung ương Đảng Lao động Triều Tiên. (Ảnh: Reuters)
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban quân ủy trung ương Đảng Lao động Triều Tiên. (Ảnh: Reuters)

Khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều chuẩn bị diễn ra trong vài ngày tới, truyền thông Hàn Quốc dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết Triều Tiên đã cách chức 3 tướng quân đội gồm Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Pak Yong Sik, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Triều Tiên Ri Myong Su và Cục trưởng Tổng cục chính trị quân đội Triều Tiên Kim Jong Gak.

Động thái “thay máu” giới tướng lĩnh quân đội của Triều Tiên trước thềm hội nghị thượng đỉnh với Mỹ đã hé lộ phần nào về nền chính trị quyền lực trong nội bộ đất nước Triều Tiên, cũng như sự phức tạp trong quá trình triển khai chính sách đối nội và đối ngoại của chính quyền Kim Jong-un.

Một điều không thể bàn cãi là sự ủng hộ của giới quân sự đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ kế hoạch nào tại Triều Tiên, từ chính sách phi hạt nhân hóa cho tới nỗ lực cải thiện quan hệ với Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và thậm chí cả Nhật Bản. Hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hồi cuối tháng 4 là bằng chứng rõ ràng cho thấy sự ủng hộ từ các tướng lĩnh cấp cao nhất trong quân đội Triều Tiên cho chính sách ngoại giao hòa dịu mới của ông Kim Jong-un.

Trái ngược với hai hội nghị thượng đỉnh liên Triều trước đó vào các năm 2000 và 2007 khi không có bất kỳ quan chức quân sự nào nằm trong danh sách đại biểu chính thức của phái đoàn Triều Tiên, tại thượng đỉnh liên Triều vừa diễn ra, các tướng lĩnh Triều Tiên mặc quân phục và đeo nhiều huân huy chương trước ngực, xuất hiện bên cạnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Những vị tướng này giơ tay chào theo kiểu quân đội khi gặp Tổng thống Moon Jae-in.

Các quan chức quân sự cấp cao của Triều Tiên tháp tùng nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới hội nghị thượng đỉnh liên Triều hôm 27/4 tại khu phi quân sự (Ảnh: Reuters)
Các quan chức quân sự cấp cao của Triều Tiên tháp tùng nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới hội nghị thượng đỉnh liên Triều hôm 27/4 tại khu phi quân sự (Ảnh: Reuters)

3 trong số 9 quan chức của phái đoàn Triều Tiên đi cùng ông Kim Jong-un tới khu phi quân sự liên Triều gặp Tổng thống Moon Jae-in là các tướng lĩnh cấp cao của quân đội, bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng Pak Yong Sik, Tổng tham mưu trưởng Ri Myong Su và Tướng Kim Yong Chol - người từng bị cáo buộc đứng sau vụ tấn công tàu hải quân Hàn Quốc năm 2010. Hai trong số 3 tướng lĩnh cấp cao này được cho là bị cách chức mới đây.

Một quan chức quân đội khác cũng có mặt tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều mới nhất là Ri Son Gwon, người lãnh đạo cơ quan có chức năng tương tự Bộ Thống nhất của Hàn Quốc. Ông Ri từng là người đứng đầu văn phòng phụ trách chính sách của Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên trước khi được bổ nhiệm vào vị trí hiện tại hồi năm 2016, và từng là nhà đàm phán về các vấn đề quân sự với Hàn Quốc kể từ năm 2006.

Sự xuất hiện của các tướng lĩnh quân đội trong phái đoàn cấp cao đi cùng nhà lãnh đạo Triều Tiên đã phát đi một thông điệp rõ ràng rằng: chính sách ngoại giao của ông Kim Jong-un với “cựu thù” Hàn Quốc đã nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của lực lượng quân đội. Tuy nhiên, việc các tướng lĩnh cấp cao trong quân đội ủng hộ chính sách của nhà lãnh đạo Triều Tiên không có nghĩa là các cấp thấp hơn cũng đồng tình như vậy.

Sự bất mãn

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới thăm một đơn vị quân đội (Ảnh: AP)
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới thăm một đơn vị quân đội (Ảnh: AP)

Một báo cáo mang tên Nghiên cứu về Quan hệ đảng - quân đội của chính quyền Kim Jong-un do Bộ Thống nhất Hàn Quốc công bố năm 2016 cho thấy, quân đội Triều Tiên muốn xây dựng một “chính phủ đặt trọng tâm vào quân đội” hoặc muốn can thiệp để định hình lại nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn của Triều Tiên trong trường hợp nhà lãnh đạo Kim Jong-un thất bại trong việc nới lỏng các lệnh trừng phạt kinh tế. Tới tháng 2/2018, Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc thông báo với Quốc hội rằng “tâm lý bất mãn đang nhen nhóm” trong nội bộ quân đội Triều Tiên.

Theo Cho Han-bum, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc, “phe diều hâu” trong lực lượng quân đội Triều Tiên đang bức xúc với thực tế rằng, sau nhiều năm các binh sĩ Triều Tiên phải “nếm mật nằm gai” vì sự nghiệp hạt nhân của đất nước, bao gồm những khoảng thời gian sống kham khổ, ông Kim Jong-un giờ đây sẵn sàng từ bỏ kho vũ khí hạt nhân. Đối với họ, vũ khí hạt nhân là “thanh gươm báu”, là niềm tự hào dân tộc và là vũ khí phòng vệ cần thiết để đối phó với hành động gây hấn từ bên ngoài.

Với gần 6,5 triệu quân nhân, bao gồm khoảng 1 triệu quân thường trực, việc duy trì kỷ luật tổ chức và sự trung thành là chìa khóa để củng cố những bước đi của nhà lãnh đạo Kim Jong-un trên con đường ngoại giao hòa bình cũng như đảm bảo sự tồn vong về chính trị của chính quyền Triều Tiên.

Hồi tháng 4, tại phiên họp toàn thể của các quan chức cấp cao trong đảng Lao động Triều Tiên, ông Kim Jong-un chính thức tuyên bố dừng chiến lược byungjin, trong đó coi phát triển quân sự và hạt nhân làm nền tảng cho phát triển kinh tế. Thay vào đó, nhà lãnh đạo Triều Tiên muốn chuyển hướng tập trung sang phát triển kinh tế và khoa học.

Theo New York Times, ông Kim Jong-un từng ca ngợi các nhà khoa học hạt nhân Triều Tiên là những anh hùng, thậm chí xây dựng hẳn một khu nhà ở riêng tại thủ đô Bình Nhưỡng dành cho họ hồi năm 2015. Trong nhiều bài phát biểu, ông Kim cũng dành những lời tán dương cho các cá nhân đóng góp vào chương trình công nghệ và khoa học, đặc biệt là “những nhà khoa học và công nhân quốc phòng”.

Nếu Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân, các nhà khoa học và các chuyên gia hạt nhân sẽ cảm thấy như thế nào khi họ từng được xem là lực lượng không thể tách rời với sự tồn vong của Bình Nhưỡng?

Các nhà khoa học hạt nhân Triều Tiên vẫy tay chào người dân đứng hai bên đường khi họ được mời tới Bình Nhưỡng để vinh danh sau vụ phóng thành công tên lửa đạn đạo mới vào tháng 5/2017 (Ảnh: AFP)
Các nhà khoa học hạt nhân Triều Tiên vẫy tay chào người dân đứng hai bên đường khi họ được mời tới Bình Nhưỡng để vinh danh sau vụ phóng thành công tên lửa đạn đạo mới vào tháng 5/2017 (Ảnh: AFP)

Người dân Triều Tiên muốn nghe lời giải thích về lý do khiến chính quyền Kim Jong-un quyết định xem xét lại chương trình hạt nhân mà Bình Nhưỡng theo đuổi suốt hàng chục năm nay, cũng như việc chính quyền từ bỏ tham vọng hạt nhân sang một bên và kết bạn với kẻ thù.

Theo đó, chính quyền Triều Tiên gần đây tích cực đưa tin tới người dân về hội nghị thượng đỉnh với Hàn Quốc cũng như những thay đổi lớn trong chính sách quốc gia, khác hẳn với sự kín tiếng trong hai hội nghị thượng đỉnh liên Triều trước đây. Truyền thông nhà nước Triều Tiên tăng cường đưa tin về sự lạc quan trong việc cải thiện quan hệ liên Triều, thậm chí các áp phích tuyên truyền và khẩu hiệu cũng được sử dụng để truyền tải những thông điệp chính trong Tuyên bố chung Panmunjom do hai nhà lãnh đạo Hàn - Triều ký kết là “hòa bình, hợp tác và thống nhất”.

Có nhiều đồn đoán về nguyên nhân khiến nhà lãnh đạo Kim Jong-un cách chức Tướng Pak Yong Sik và Tướng Ri Myong Su để thay thế bằng những gương mặt trẻ hơn. Lý do thực sự có thể liên quan tới sự trung thành của hai viên tướng này, hoặc lo ngại về nguy cơ đảo chính trong quãng thời gian ông Kim Jong-un rời Triều Tiên để ra nước ngoài gặp Tổng thống Trump.

Một khả năng khác giải thích cho quyết định cách chức của nhà lãnh đạo Kim Jong-un là năng lực của hai gương mặt trẻ được lựa chọn để kế nhiệm, gồm Tướng No Kwang Chol giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng và Ri Yong Gil giữ chức Tổng tham mưu trưởng. Họ không chỉ có nhận thức chính trị tốt hơn mà còn có khả năng hỗ trợ tốt hơn cho cuộc gặp thượng đỉnh cũng như các cuộc đàm phán cấp cao sắp tới giữa Triều Tiên với quân đội Hàn Quốc về một loạt vấn đề, bao gồm việc nâng cao liên lạc quân sự song phương, hợp tác hòa bình giữa Triều Tiên và Hàn Quốc trên biển và tại đường ranh giới quân sự, giảm lực lượng vũ trang và trạm gác ở khu phi quân sự liên Triều.

bài liên quan
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Nhằm đáp ứng nhu cầu đọc báo của độc giả trong thời đại kỷ nguyên công nghệ số, 10h sáng ngày 28/2, Chuyên trang điện tử Truyền thông Pháp luật Pháp luật + (Phapluatplus.vn) sẽ chính thức thay đổi giao diện mới với nhiều chuyên mục chuyên sâu, hấp dẫn.
Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Đã có 77 phương tiện cơ giới đường bộ, ô tô điện đủ điều kiện hồ sơ để đăng kiểm trong 2 ngày 24, 25/2 trên địa bàn huyện đảo Cô Tô.
UBND huyện Văn Chấn yêu cầu làm rõ vụ công trình nhà nước được san lấp bằng đất nông nghiệp trái phép

UBND huyện Văn Chấn yêu cầu làm rõ vụ công trình nhà nước được san lấp bằng đất nông nghiệp trái phép

UBND huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái vừa có văn bản yêu cầu làm rõ việc công trình nhà nước được san lấp bằng đất nông nghiệp trái phép.
Quảng Ninh: 270 tân binh TP Cẩm Phả hăng hái lên đường nhập ngũ

Quảng Ninh: 270 tân binh TP Cẩm Phả hăng hái lên đường nhập ngũ

Sáng ngày 25/2, tại Quảng trường 12/11 cùng với các địa phương trong toàn tỉnh, TP Cẩm Phả tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024, tiễn 270 thanh niên lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an nhân dân.
Quảng Ninh: Triệu tập 2 đối tượng nằm trên quốc lộ chụp ảnh "câu like"

Quảng Ninh: Triệu tập 2 đối tượng nằm trên quốc lộ chụp ảnh "câu like"

Trải chiếu ra quốc lộ lúc nửa đêm nằm chụp ảnh đăng mạng xã hội câu like, 2 đối tượng bị cơ quan Công an triệu tập xử lý vi phạm.
Mới nhất
Đọc nhiều
Người vi phạm giao thông không nộp phạt, bỏ lại xe sẽ bị xử lý thế nào?

Người vi phạm giao thông không nộp phạt, bỏ lại xe sẽ bị xử lý thế nào?

Việc bỏ lại xe khi bị Cảnh sát giao thông tạm giữ sẽ ảnh hưởng như thế nào trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính sau này? Người vi phạm giao thông không nộp phạt, bỏ lại xe của mình sẽ bị xử lý như thế nào?
Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Ứng dụng ngân hàng số phiên bản mới - PVConnect của PVcomBank không chỉ mang đến những trải nghiệm hiện đại, mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng.
Loạt doanh nghiệp bị UBCKNN xử phạt vi phạm công bố thông tin

Loạt doanh nghiệp bị UBCKNN xử phạt vi phạm công bố thông tin

Theo đó, các doanh nghiệp này bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính do vi phạm công bố thông tin, cùng với đó là các tài liệu liên qua đến phát hành trái phiếu.
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.