Hà Nội 27 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 25 °C
  • Hà Nội Hà Nội 27°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 25°C

Pháp luật “ra tay” để duy trì đạo đức sinh học

Pháp luật 4 phương
16/02/2020 08:37
Hồng Minh
aa
Khi virus Corona bùng phát toàn cầu, không ít giả thuyết cho rằng đây là một dạng vũ khí sinh học và virus đã thoát ra từ một phòng thí nghiệm.


Để khẳng định tính đúng sai của nhận định này, cần có thời gian. Tuy nhiên, cũng cần biết rằng trong lịch sử từ cổ chí kim đã từng có những cuộc chiến tranh sử dụng vũ khí sinh học. Và vì tính nguy hiểm đặc biệt của mình mà vũ khí sinh học bị pháp luật nghiêm cấm trên toàn cầu và ở nhiều quốc gia.

Bọ cạp là vũ khí sinh học đã từng được người cổ đại sử dụng.

Bọ cạp là vũ khí sinh học đã từng được người cổ đại sử dụng.

Vũ khí sinh học đã được biết đến từ rất lâu

Không nghi ngờ khi nói rằng, vũ khí sinh học là một trong những loại vũ khí nguy hiểm và khó chống đỡ hàng đầu thế giới hiện nay. Nhưng thực chất, không phải ai cũng nhận ra rằng, vũ khí sinh học là một trong những loại vũ khí nguyên thủy nhất, đơn thuần nhất, cổ xưa nhất nhưng cũng hiện đại nhất của lịch sử nhân loại.

Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu định nghĩa "vũ khí sinh học" là gì? Vũ khí sinh học là một dạng vũ khí hủy diệt hàng loạt dựa vào đặc tính gây bệnh hay truyền bệnh của các vi sinh vật như vi trùng, vi khuẩn; hoặc các độc tố do một số vi trùng tiết ra để gây mầm bệnh hay cái chết cho con người, cho động vật hoặc cây trồng, phá hoại mùa màng, gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

Theo các nhà sử học, vũ khí và kĩ thuật chiến tranh sinh học không phải mới được áp dụng ở thời hiện đại, mà vốn thực chất đã được lần đầu sử dụng bởi người Hittite từ vài ngàn năm trước. Với tham vọng mở rộng vương quốc của mình, đế chế Hittite đã từng chiếm lĩnh được phần lãnh thổ trải dài từ Thổ Nhĩ Kì cho tới tận Syria ngày nay.

Khác với mấy đế chế toàn sử dụng bạo lực vai u thịt bắp, đầu rơi máu chảy, người Hittite sử dụng chiến thuật thâm thúy hơn nhiều. Mỗi khi muốn đánh chiếm một thành phố nào đó, họ sẽ gửi tới nơi đó những con cừu và lừa bị bệnh để lan truyền loại bệnh gọi là "bệnh dịch Hittite". Sau đó, họ sẽ kiên nhẫn chờ khoảng vài năm để lực lượng của quân địch suy giảm rồi mới tấn công và chiếm đóng.

Cuộc chiến tranh sinh học khủng nhất, kinh hoàng nhất chính là trận công thành Kaffa của quân Tatar vào năm 1346. Sau khi bị thiệt hại nặng nề bởi bệnh dịch hạch, người Tatar đã dùng máy bắn đá ném xác quân qua tường thành vào trong thành phố. Lý do họ làm vậy là bởi họ tin rằng mùi của tử thi sẽ khiến cho nhuệ khí của quân phòng thủ bên địch bị giảm sút.

Tuy nhiên, mọi việc không chỉ đơn giản như thế. Tác dụng chính của phương thức này đó là: Bệnh dịch hạch bị lan rộng. Người Kaffa phải bỏ trốn khỏi thành phố quê nhà, mang theo căn bệnh đi tứ xứ. Theo nhiều nhà sử học, đây chính là cái cách mà Cái Chết Đen - bệnh than cấp tính lan tới tận châu Âu và giết chết 1/3 dân cư tại đây.

Tới thời hiện đại, trong đại chiến thế giới lần thứ 2, người ta thường nhắc tới khái niệm về những “quả bom sốt rét” của Đức Quốc xã và mới đây bằng nghiên cứu của mình, nhà sử học Frank Snowden (Mỹ) khẳng định Đức Quốc xã thật sự đã đưa muỗi mang mầm bệnh sốt rét vào khu vực phía nam thành phố Rome (Italy) năm 1943.

Vào giữa tháng 10/2019, cảnh sát Indonesia phát hiện một phần tử Jamaah Ansharud Daulah (JAD) – nhánh của mạng lưới IS ở Indonesia - đã lên kế hoạch tấn công tự sát bằng một quả bom có chứa chất độc abrin ở Cirebon, Tây Java.

Điều đáng nói là chất độc abrin (có trong hạt cam thảo dây) là độc tố sinh học mạnh có nguồn gốc từ thực vật, có tiềm năng tác động lớn đến sức khỏe cộng đồng. Chúng có thể gây thương vong hàng loạt, cùng với khả năng phổ biến từ trung bình đến cao có thể gây ra sự sợ hãi trong cộng đồng và sự gián đoạn hoạt động dân sự…

Bị pháp luật nghiêm cấm

Có thể khẳng định, vũ khí sinh học là một trong những loại vũ khí đáng sợ lâu đời nhất của con người. Vì thế mà nó bị các văn bản pháp luật quốc tế cấm sử dụng trong chiến tranh. Đơn cử như, khí mù tạt hay mù tạt lưu huỳnh là tên gọi của hợp chất có màu vàng nâu và từng được sử dụng trong Thế chiến I.

Do nặng hơn không khí nên nó có thể xâm nhập vào những con hào trong trận địa. Loại khí độc này có thể gây ra những vết bỏng trên da, mắt, phổi và khiến nạn nhân tàn tật, ung thư hoặc thậm chí mất mạng. Chính vì thế, Nghị định thư Geneva năm 1928 đã cấm sử dụng loại vũ khí này trong chiến tranh.

Thỏa thuận Strasbourg năm 1675 cũng đã đưa đạn được tẩm độc vào hàng những loại vũ khí bất hợp pháp. Những khẩu súng đầu tiên được sử dụng trong chiến tranh thường không có độ chính xác cao nên những người lính đã tìm cách hạn chế việc này bằng cách ngâm những viên đạn của họ trong chất độc hoặc các chất dễ gây nhiễm trùng.

Khi Pháp và Đế chế La Mã đánh nhau, cuộc chiến này chứng kiến một số lượng lớn thương vong với nguyên nhân không phải từ những vết thương bị súng bắn mà do các vết nhiễm trùng sau đó. Lệnh cấm vũ khí này đã được thông qua hơn 250 năm trước khi Nghị định thư Geneva một lần nữa đặt ra những giới hạn về việc sử dụng vũ khí sinh học và hóa học.

Trang bị của người lính để chống lại khí mù tạt hay mù tạt lưu huỳnh từng được sử dụng trong Thế chiến I.

Trang bị của người lính để chống lại khí mù tạt hay mù tạt lưu huỳnh từng được sử dụng trong Thế chiến I.

Tuy nhiên, cuộc chiến đã kết thúc sau khi Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Trên thực tế, việc sử dụng loại vũ khí nghe có vẻ kỳ lạ này còn có hiệu quả hơn cả bom A (bom nguyên tử). Ngày nay, bom dơi đã bị cấm theo Nghị định thư số 3 của Hiệp định các loại vũ khí theo quy ước…Việc phát tán các loài động vật bị bệnh dịch trong chiến tranh cũng là một hành vi bất hợp pháp bị nghiêm cấm hoàn toàn do ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong Thế chiến II, người Mỹ đã thử nghiệm một vũ khí bí mật để tấn công các thành phố chủ yếu làm từ gỗ và giấy của Nhật Bản. Theo dự án mang tên "Tia X" được thử năm 1944 này, họ sẽ thả những quả bom với những con dơi đang ngủ mang theo những chất gây cháy giống như napalm.

Ở Việt Nam, ngày 11/11/2019, Nghị định 81/2019/NĐ-CP về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt đã có hiệu lực thi hành. Nghị định được thiết kế thành 6 chương, 43 điều, với nội dung cơ bản quy định về tổ chức phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; quy định về phòng ngừa phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; quy định về chống phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt...

Theo Nghị định 81, vũ khí sinh học là vũ khí dựa trên đặc tính gây bệnh hoặc truyền bệnh của các tác nhân sinh học gây dịch giết hại hàng loạt cho người, động vật, thực vật. Thành phần của vũ khí sinh học là tác nhân sinh học như vi khuẩn, virus, nấm, độc tố và các phương tiện sử dụng như đạn dược, phương tiện đưa tác nhân sinh học đến mục tiêu.

Nói về tính cần thiết của Nghị định, Chuẩn đô đốc Nguyễn Trọng Bình nêu rõ: “Do tính chất đặc biệt nguy hiểm của vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) nên Liên Hợp quốc đã phân loại để quản lý riêng với các loại vũ khí như Công ước về cấm vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học và phóng xạ.

Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam mới có một số văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh riêng đối với từng đối tượng là các tác nhân hóa học, sinh học và phóng xạ; chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh một cách toàn diện về WMD, cũng như việc ứng phó, khắc phục hậu quả của các hoạt động đặc biệt nguy hiểm này.

Do đó, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để kiểm soát các vấn đề liên quan đến phòng ngừa, ngăn chặn, phá vỡ hoạt động phổ biến, sử dụng WMD và việc tài trợ cho các hoạt động nguy hiểm này, ứng phó, khắc phục hậu quả của hoạt động phổ biến, sử dụng WMD là hết sức cần thiết”.

Đạo đức sinh học - một khái niệm không phải ai cũng biết

Tuy khái niệm này là bài học nhập môn đối với những người nghiên cứu sâu về ngành sinh học nhưng với người bình thường không phải ai cũng biết. Bác sỹ chuyên khoa ung thư người Mỹ Von-Pater, người đã đưa ra khái niệm này, định nghĩa rằng đó là sự kết hợp giữa những khám phá sinh học với những giá trị nhân bản.

Các nhà nghiên cứu về sự sống và về cơ thể sống thì cho rằng đó là một cách tiếp cận mới trong quá trình đưa ra những quyết định về những vấn đề đạo đức và về việc sử dụng các công nghệ mới có liên quan đến cơ thể sống và đến sức khoẻ của con người.

Vào cuối cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà bác học thuộc mọi quốc gia đã tập hợp lại với nhau, bày tỏ sự lo lắng của họ trước việc sử dụng vũ khí hạt nhân và mong muốn định hướng cho tương lai. Quả bom nguyên tử đầu tiên ném xuống Nakasaki đã là một dấu hiệu của thực tiễn đạo đức sinh học.

Năm 1997, khi mà chú cừu Dolly được ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính tại Xcốt-Len, dư luận cũng như giới chính trị gia đã lập tức đặt ra câu hỏi là một khi phương pháp sinh sản vô tính đã thành công ở động vật thì chắc cũng có thể thực hiện được ở người và trong trường hợp đó, chuyện gì sẽ xảy ra?

Trên thực tế, thực tiễn đạo đức sinh học đã xuất hiện trước khi có thuật ngữ để chỉ thực tiễn đó. Đạo đức sinh học bao hàm hai vấn đề riêng rẽ nhau: y sinh học là sự áp dụng của khoa học sinh học lên con người và công nghệ sinh học là sự ứng dụng của khoa học sinh học vào môi trường sống của con người.

Và đây là căn cứ để thế giới và các quốc gia riêng biệt xây dựng khung pháp luật nhằm duy trì đạo đức sinh học trong việc sử dụng các công nghệ mới có liên quan đến cơ thể sống và đến sức khoẻ của con người.

bài liên quan
Đà Nẵng yêu cầu kiểm tra việc dừng hẳn các lễ hội chưa khai mạc

Đà Nẵng yêu cầu kiểm tra việc dừng hẳn các lễ hội chưa khai mạc

TP Đà Nẵng vừa có văn bản yêu cầu kiểm tra việc dừng hẳn các lễ hội chưa khai mạc và giảm hẳn quy mô các lễ hội trên địa bàn.
Vì Virus corona đội tuyển nữ Việt Nam chưa thể xác định được đối thủ

Vì Virus corona đội tuyển nữ Việt Nam chưa thể xác định được đối thủ

Do ảnh hưởng từ virus corona, bảng đấu này phải thay đổi địa điểm cũng như lịch thi đấu khiến tuyển nữ Việt Nam chưa thể xác định đối thủ sắp tới.
Lo ngại dịch bệnh do virus corona, V-League 2020 có thể hoãn ngày khai mạc sang tháng 4

Lo ngại dịch bệnh do virus corona, V-League 2020 có thể hoãn ngày khai mạc sang tháng 4

V-League 2020 có thể sẽ lùi ngày khởi tranh sang tháng 4 trước những diễn biến phức tạp của dịch viêm phổi cấp gây ra bởi Virus Corona.
Lo lắng trước "nạn" Corona, Quảng Ninh tạm dừng khai hội Xuân Yên Tử 2020

Lo lắng trước "nạn" Corona, Quảng Ninh tạm dừng khai hội Xuân Yên Tử 2020

GHPGVN tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Công văn hướng dẫn các cơ sở thờ tự Phật giáo trên địa bàn tỉnh thực hiện phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán...
Phòng chống dịch bệnh Corona: Tạm dừng các lễ hội chưa khai mạc

Phòng chống dịch bệnh Corona: Tạm dừng các lễ hội chưa khai mạc

Phải coi công tác phòng, chống dịch bệnh như "chống giặc", kiên quyết ngăn chặn dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra
Nhật Bản phát hiện biến chủng mới của Covid-19

Nhật Bản phát hiện biến chủng mới của Covid-19

Một biến chủng mới của Covid-19, khác với các biến chủng tìm thấy gần đây ở Anh và Nam Phi, vừa được phát hiện tại Nhật Bản, Bộ Y tế nước này công bố ngày 10/1.
Mới nhất
Đọc nhiều
Hôm nay (19/4),  Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Hôm nay (19/4), Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4.
“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

Đây là một trong nhiều ý kiến tâm huyết được các đại biểu đóng góp vào Hội thảo phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn ra mới đây.
Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã bầu ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Sở Nội vụ giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.