Hà Nội 32 °C
TP Hồ Chí Minh 35 °C
Hải Phòng 30 °C
Đà Nẵng 32 °C
Yên Bái 35 °C
  • Hà Nội Hà Nội 32°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 35°C
  • Hải Phòng Hà Nội 30°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 32°C
  • Yên Bái Hà Nội 35°C

Luật và quyền giữa thời dịch bệnh

Pháp luật 4 phương
17/11/2021 06:30
Hạ Nham
aa
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 tăng cao trở lại, chính quyền ở các nơi trên châu lục lại buộc phải áp dụng trở lại nhiều biện pháp ứng phó đã từng được áp dụng trong những lần ứng phó làn sóng dịch bệnh trước đấy.


Một cuộc biểu tình tại Đức ngày 1/8 để phản đối các lệnh hạn chế xã hội khi cho rằng đây là các biện pháp hạn chế tự do.

Một cuộc biểu tình tại Đức ngày 1/8 để phản đối các lệnh hạn chế xã hội khi cho rằng đây là các biện pháp hạn chế tự do.

Trong những ngày này, nhiều nước châu Âu lại bị đắm chìm trong làn sóng dịch bệnh mới, kể cả quốc gia lớn lẫn đất nước nhỏ đều trong tình trạng số lượng ca bệnh mới rất cao và tăng nhanh, số người tử vong vì dịch bệnh cũng vậy và nguy cơ bệnh viện bị quá tải trở nên càng ngày càng thêm thực tế. Chính quyền ở các nơi trên châu lục lại buộc phải áp dụng trở lại nhiều biện pháp ứng phó đã từng được áp dụng trong những lần ứng phó làn sóng dịch bệnh trước đấy.

Sự khác biệt lớn so với những làn sóng lây nhiễm dịch bệnh trước đấy nằm ở chỗ bộ phận lớn dân chúng đã được tiêm vaccine (vắc-xin) phòng ngừa dịch bệnh và việc áp dụng trở lại những biện pháp ứng phó như cách ly xã hội, giãn cách xã hội hoặc buộc phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu... không dễ dàng như trước đấy.

Chính vì thế mà cả châu lục hiện tại sôi động cuộc tranh luận đầy bất đồng quan điểm về luật pháp chung của đất nước hiện thân trong các biện pháp chính sách của chính quyền và quyền riêng của người dân.

Cuộc tranh luận xoay quanh câu hỏi liệu luật pháp thể có bắt buộc người dân phải tiêm vaccine phòng ngừa dịch bệnh hay không khi có không ít người dân không tự giác tiêm vaccine. Trên châu lục này, ở nhiều nơi làn sóng dịch bệnh bị coi là làn sóng của những người không chịu tiêm vaccine, hàm ý vì những người này mà mới bùng phát làn sóng mới về lây lan dịch bênh.

Nhận thức phổ biến chung trên châu lục là làn sóng dịch bệnh mới sẽ không dữ dội đến như vậy nếu tất cả mọi người chấp nhận tiêm vaccine. Cho nên luật pháp phải nghiêm khắc với diện người không chịu tiêm vaccine và thậm chí phải sử dụng đến cả công cụ phân biệt đối xử trong cuộc sống hàng ngày và trong xã hội để bảo vệ sức khỏe cho diện người chịu tiêm vaccine, đồng thời buộc những người không chịu tiêm vaccine phải thay đổi và thích ứng. Vấn đề đặt ra ở đây là có được dùng luật pháp để thực thi phân biệt đối xử kia hay không.

Những người không chịu tiêm vaccine viện dẫn các quyền tự do cá nhân của họ, thậm chí còn viện dẫn cả quyền được pháp luật bảo hộ về bất khả xâm phạm thân thể, tôn trọng nhân phẩm và quyền tự quyết. Cho nên như thế không tránh khỏi hình thành sự xung khắc giữa các loại luật, cũng như giữa quyền của công dân được pháp luật bảo hộ với trách nhiệm của công dân đối với xã hội ghi rõ trong luật. Ở thời dịch bệnh như hiện tại, sự xung khắc này bộc lộ rõ nét hơn bao giờ hết.

Các nước châu Âu cho đến nay chưa tìm ra được cách thức và ý tưởng giải pháp khắc phục cuộc xung khắc này. Xem ra, giải pháp ổn thỏa lâu bền chỉ có thể đến với các bên liên quan khi tất cả đều phải thay đổi nhận thức về luật và quyền, cũng như về cách tiếp cận giải pháp. Luật pháp phải nghiêm minh và cụ thể, hạn chế thường xuyên thay đổi nhưng vẫn phải sẵn sàng thay đổi để thích ứng hoá với bối cảnh tình hình mới và diễn biến mới.

Ở thời dịch bệnh hiện tại, luật pháp ở nhiều nơi trên châu lục đang thiên về xu thế chấp nhận và thực thi phân biệt đối xử để đối phó dịch bệnh. Người dân phải tự hài hòa quyền với trách nhiệm, quyền cá nhân được luật pháp bảo hộ với trách nhiệm về pháp lý và đạo lý trước xã hội và cộng đồng, giữa quyền của cá thể với lợi ích chung của cộng đồng và xã hội.

Thời dịch bệnh là thời đặc biệt, với dịch bệnh hiện tại lại càng đặc biệt bởi nó lây lan rất nhanh chóng và con người cùng với cả xã hội luôn bị đe doạ về sức khoẻ và sinh mệnh. Vì thế, cả con người lẫn luật pháp đều vừa phải chấp nhận những thay đổi xưa nay chưa từng nghĩ đến hoặc bị nhìn nhận là điều cấm kỵ vừa phải chủ động và kịp thời tiến hành nhừng thay đổi hay điều chỉnh cần thiết ấy.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Độc đáo văn hoá khăn Piêu của người phụ nữ Thái

Độc đáo văn hoá khăn Piêu của người phụ nữ Thái

Đồng bào Thái có nền văn hóa lâu đời mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó thêu khăn Piêu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người phụ nữ dân tộc Thái ở Tây Bắc.
Kế hoạch tinh vi của nhóm đối tượng lừa kết hôn với người nước ngoài, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Kế hoạch tinh vi của nhóm đối tượng lừa kết hôn với người nước ngoài, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Một nhóm đối tượng lên kế hoạch lừa kết hôn với người Trung Quốc nhằm chiếm đoạt tài sản vừa bị lực lượng chức năng Công an TP Hà Nội bắt giữ.
Canada điều tra chống bán phá giá đối với ghế bọc đệm của Việt Nam

Canada điều tra chống bán phá giá đối với ghế bọc đệm của Việt Nam

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) mới đây đã phát đi thông tin về việc Canada điều tra chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với ghế bọc đệm có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc.
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.