Hà Nội 32 °C
TP Hồ Chí Minh 35 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 32 °C
Yên Bái 37 °C
  • Hà Nội Hà Nội 32°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 35°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 32°C
  • Yên Bái Hà Nội 37°C

Kỳ 3 - Toàn cầu “náo loạn” trước “Hồ sơ Panama” và câu chuyện chống chuyển giá tại Việt Nam: Thức tỉnh cơ quan thuế

Pháp luật 4 phương
17/05/2016 10:00
Mỹ Linh
aa
Theo ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, “Hồ sơ Panama” đã thức tỉnh cơ quan thuế giám sát mạnh hơn các doanh nghiệp từ các “thiên đường thuế".


Thiên đường thuế, nơi trú ngụ tài sản của các công ty đa quốc gia và giới nhà giàu trên thế giới. (Ảnh: Nguồn Internet)
Thiên đường thuế, nơi trú ngụ tài sản của các công ty đa quốc gia và giới nhà giàu trên thế giới. (Ảnh: Nguồn Internet)

Ở mức độ toàn cầu, các chuyên gia ước tính thiệt hại từ những hoạt động lợi dụng các thiên đường thuế gây thiệt hại ít nhất 100 tỷ USD cho các quốc gia đang phát triển hàng năm, trong đó có Việt Nam.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đến từ các thiên đường thuế càng ngày càng thường xuyên hơn, tăng 47% chỉ trong vòng một năm.

Tại Việt Nam, câu chuyện dai dẳng, khó dứt lâu nay gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế đó chính là cơ quan thuế vẫn chưa thực sự đưa ra được những biện pháp giải quyết hiệu quả, quyết liệt trong vấn đề chuyển giá ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để tránh thuế.

Theo thống kê từ Bộ Tài chính, riêng trong năm 2015, sau khi thanh tra các doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết và có dấu hiệu chuyển giá, cơ quan chức năng đã thực hiện giảm lỗ trên 4.400 tỷ đồng và truy thu hơn 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, những kết quả này chỉ là phần nổi vô cùng nhỏ của tảng băng chìm tại Việt Nam.

Cho đến khi sự kiện Panama bùng nổ thì công chúng trong nước mới thực sự được biết đến thông tin là “thiên đường thuế” British Vigrin Islands (BVI) đã đầu tư 20 tỷ USD vào Việt Nam, mặc dù GDP của họ vỏn vẹn có 1 tỷ USD. BVI chính là nơi mà Mossack Fonseca đặt hơn 40% các công ty vỏ bọc trong tổng số 214.000 công ty của mình tại đây.

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến cuối năm 2015, BVI nằm trong top 5 nước và vùng lãnh thổ đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và Đài Loan. Cụ thể, BVI đã có 623 dự án đầu tư khắp các tỉnh thành, với tổng vốn lên tới 19,3 tỷ USD.

Các dự án lớn của các doanh nghiệp đến từ BVI như: Công ty TNHH Trung tâm thương mại Vinacapital với vốn đầu tư 325 triệu USD kinh doanh khu thương mại, khách sạn, văn phòng, dịch vụ khách sạn, bất động sản; Công ty TNHH GVD Việt Nam I đầu tư 300 triệu USD xây dựng, quản lý khu căn hộ và các dịch vụ vận chuyển khách du lịch, dịch vụ cho thuê xe, ăn ở; Công ty TNHH Worldon Việt Nam của nhà đầu tư Gain Lucky Limited, tổng vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp tại TP HCM; Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam, xây dựng và điều hành cụm rạp chiếu phim...

Các doanh nghiệp thành lập ở BVI đã đầu tư hàng trăm tỷ USD vào các nước trên thế giới trong đó có Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan. (Ảnh: Nguồn Internet)
Các doanh nghiệp thành lập ở BVI đã đầu tư hàng trăm tỷ USD vào các nước trên thế giới trong đó có Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan. (Ảnh: Nguồn Internet)

Chuyển giá là câu chuyện muôn thuở mà các quốc gia tiếp nhận dòng vốn FDI lớn như Việt Nam phải đối mặt. Hàng năm, nước ta đưa ra rất nhiều ưu đãi về chính sách, đánh đổi nhiều thứ để có thể tiếp nhận bình quân chưa đến 10 tỷ USD vốn FDI mỗi năm.

Nhưng ngược lại, chúng ta đã để lọt hàng chục tỷ USD di chuyển bất hợp pháp ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và thất thu hàng ngàn tỷ đồng tiền thuế vì chuyển giá.

Như vậy, liệu nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế có thực sự được đảm bảo và những ích lợi từ FDI có thực sự bù đắp cho những đánh đổi mà cả nước đang gánh chịu hay không?

Lấy một ví dụ đơn giản, một công ty sản xuất giày tại Việt Nam đầu tư ra nước ngoài để mở rộng hoạt động kinh doanh. Sau một năm, giả sử công ty thu được 1000 tỷ đồng tiền lãi từ hoạt động đầu tư này. Như vậy, căn cứ theo Thông tư 11 về việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà đầu tư Việt Nam ra nước ngoài, công ty trên phải chi trả số tiền thuế là 250 tỷ đồng (thuế suất 25%).

Tại đây, xảy ra trường hợp là nếu công ty mở chi nhánh hoặc công ty con không nằm trong 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam, thì công ty phải chịu thêm phần thuế ở nước sở tại. Chính vì vậy, những công ty này sẽ nghĩ cách để tối ưu hóa chi phí thuế.

Cụ thể, họ sẽ lập công ty vỏ bọc tại một thiên đường thuế, rồi hạch toán và chuyển toàn bộ lợi nhuận sang công ty này. Với cách làm đó, công ty sẽ không phải trả 250 tỷ đồng tiền thuế tại Việt Nam.

Hơn nữa, giả sử vị tổng giám đốc của công ty trên lại được tuyển vào vị trí đại diện điều hành chính công ty vỏ bọc thì người này sẽ được hưởng lợi phần thuế thu nhập cá nhân mà đáng lẽ phải đóng tại Việt Nam (trường hợp vị tổng giám đốc trên không chủ động khai thuế).

Từ ví dụ trên, có thể thấy khả năng thu hồi thuế quốc gia sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Rõ ràng, các thiên đường thuế không ngẫu nhiên xuất hiện và tồn tại lâu dài. Việc các quốc gia và vùng lãnh thổ cho phép tài sản được che dấu dưới vỏ bọc của các công ty hoặc khuyến khích các công ty ghi lợi nhuận tại những quốc gia mà họ hoàn toàn không có hoạt động kinh doanh nào tại nơi đó, đang làm rối loạn nền kinh tế toàn cầu.

Như vậy, những tiết lộ trong “Hồ sơ Panama” là minh chứng cho những lỗ hổng trong hệ thống quản lý thuế hiện nay. Và khi biết được rằng nhiều người giàu có đang lợi dụng các lỗ hỏng trong công tác quản lý thuế để trục lợi, sự bức xúc trong người dân có thể tăng lên, và ảnh hưởng đến kết quả của các cuộc bầu cử ở mỗi quốc gia.

Ngoài ra, “Hồ sơ Panama” còn là một tiếng chuông cảnh báo về những hậu quả chết người khi mà các lực lượng tài trợ cho khủng bố, các cường quốc hạt nhân và nhiều nhóm buôn lậu vũ khí cũng có thể đã là khách hàng của hãng luật Mossack Fonseca.

Đằng sau những ồn ào đã diễn ra, giới phân tích cho rằng vụ bê bối này một lần nữa bộc lộ những lỗ hổng trong hệ thống ngân hàng, tài chính toàn cầu. Nó cũng cho thấy sự cám dỗ của quyền lực, và nhiều vấn đề đặt ra trong cơ chế quản lý quốc gia.

Diễn tiến quá trình “Hồ sơ Panama” bị phát lộ toàn cầu

Ngày 3/4/2016: Hiệp hội Quốc tế các nhà báo điều tra (ICIJ) công bố tài liệu lớn mang tên Hồ sơ Panama của công ty luật Mossack Fonseca. Đây được coi là một trong những vụ tiết lộ thông tin lớn nhất trong lịch sử.

Ngày 4/4/2016: Mossack Fonseca tuyến bố trở thành nạn nhân của hành động đột nhập dữ liệu từ bên ngoài và đã đệ đơn khiếu nại để xử lý sau vụ rò rỉ “Hồ sơ Panama" gây chấn động.

Ngày 5/4/2016: Thủ tướng Iceland Sigmundur Gunnlaugsson chính thức từ chức sau sức ép dữ dội từ người dân và đảng đối lập, do ông và vợ có tên trong vụ rò rỉ thông tin này.

Ngày 6/4/2016: Ông Juan Pedro Damiani, thành viên Ủy ban Đạo đức của Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) từ chức sau khi các thông tin trong vụ rò rỉ "Hồ sơ Panama" cho thấy công ty luật của ông này hoạt động với vai trò trung gian cho một quan chức cấp cao của FIFA.

Ngày 7/4/2016: Ông Bert Meestadt, Uỷ viên HĐQT Ngân hàng ABN Amro, một trong những ngân hàng lớn nhất của Hà Lan và châu Âu đã tuyên bố từ chức.

Cùng ngày, Cựu Thủ tướng Anh David Cameron cũng thừa nhận từng có cổ phần trong công ty bình phong ở Panama

Ngày 6/5/2016: Nhân vật bí ẩn đứng sau "Hồ sơ Panama" chính thức lộ diện lấy bí danh “John Doe”.

Ngày 9/5/2016: ICIJ đã công khai nội dung tập tài liệu mang tên “Hồ sơ Panama” dưới dạng cơ sở dữ liệu ở địa chỉ offshoreleaks.icij.org.

bài liên quan
Quý I/2024, kinh tế Việt Nam có xu hướng phục hồi tích cực

Quý I/2024, kinh tế Việt Nam có xu hướng phục hồi tích cực

Theo báo cáo, tăng trưởng GDP quý I/2024 đạt 5,66%, cao hơn cùng kỳ từ 2020 và cao hơn kịch bản đề ra.
Tháo gỡ khó khăn về vốn

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai diễn biến tích cực đầu năm 2024

Kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai diễn biến tích cực đầu năm 2024

Ngày 5/3, lãnh đạo Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Đồng Nai đã chủ trì hội nghị giao ban kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024.
Nhất quán mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Nhất quán mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương phải kiên định, nhất quán mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Mới nhất
Đọc nhiều
Độc đáo văn hoá khăn Piêu của người phụ nữ Thái

Độc đáo văn hoá khăn Piêu của người phụ nữ Thái

Đồng bào Thái có nền văn hóa lâu đời mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó thêu khăn Piêu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người phụ nữ dân tộc Thái ở Tây Bắc.
Kế hoạch tinh vi của nhóm đối tượng lừa kết hôn với người nước ngoài, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Kế hoạch tinh vi của nhóm đối tượng lừa kết hôn với người nước ngoài, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Một nhóm đối tượng lên kế hoạch lừa kết hôn với người Trung Quốc nhằm chiếm đoạt tài sản vừa bị lực lượng chức năng Công an TP Hà Nội bắt giữ.
Canada điều tra chống bán phá giá đối với ghế bọc đệm của Việt Nam

Canada điều tra chống bán phá giá đối với ghế bọc đệm của Việt Nam

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) mới đây đã phát đi thông tin về việc Canada điều tra chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với ghế bọc đệm có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc.
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.