Hà Nội 23 °C
TP Hồ Chí Minh 32 °C
Hải Phòng 26 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 26 °C
  • Hà Nội Hà Nội 23°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 32°C
  • Hải Phòng Hà Nội 26°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 26°C

EU "phập phồng" ý tưởng quân đội chung

Pháp luật 4 phương
02/10/2016 13:10
Lâm Tuyền (TH)
aa
Ngày 27/9 tại thủ đô Bratislava (CH Slovakia), trong khuôn khổ cuộc gặp không chính thức với các bộ trưởng quốc phòng Liên minh Châu Âu (EU), Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen đã thảo luận với những người đồng cấp về sáng kiến Đức-Pháp mở rộng và củng cố sự hợp tác quân sự trong khuôn khổ EU, tiến tới thành lập quân đội chung.


NATO tập trận tại Biển Đen.
NATO tập trận tại Biển Đen.

Theo nhiều nhà quan sát nhận định, trong bối cảnh EU đang phải đối mặt với các thách thức như khủng bố hoặc thậm chí là chiến tranh, vấn đề quốc phòng châu Âu lại được đẩy lên hàng đầu.

Ý tưởng thành lập một quân đội chung của EU không mới, nhưng việc thực hiện dự án luôn bị Anh cản trở. Giờ đây, sau cuộc trưng cầu ý dân tại Anh, tình hình đã thay đổi.

Có sứ mệnh, thiếu sức mạnh từ hơn 10 năm nay, EU đã thực hiện các sứ mệnh ngoài liên minh như giúp đào tạo cho quân đội châu Phi (Somalia, Mali, Cộng hòa Trung Phi...), chống hải tặc (Chiến dịch Atalanta) và gần đây chống nạn buôn bán người di cư (Chiến dịch Sophia). Nhưng một số nhiệm vụ đã gặp rắc rối ngay từ khi bắt đầu triển khai mà nguyên nhân cơ bản là thiếu lực lượng sẵn sàng từ các nước thành viên.

Do đó, Pháp và Đức gợi ý tạo ra một “lực lượng dự bị” gồm các huấn luyện viên và cố vấn để có thể triển khai nhanh chóng nhiệm vụ đề ra. Hai nước cũng kêu gọi EU cần phải đầu tư hơn nữa cho công tác nghiên cứu để tạo thuận lợi hơn cho ngành công nghiệp quốc phòng của châu Âu.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker mới đây đã khẳng định rằng những chi phí để bù đắp cho “sự thiếu hợp tác” trong lĩnh vực quốc phòng ở châu Âu có thể lên tới từ 20 tỷ đến 100 tỷ euro/năm.

Việc người dân Anh “quyết” rời khỏi EU dường như có tác dụng tích cực cho việc thúc đẩy EU hướng đến cùng chia sẻ một nền quốc phòng chung bởi London vốn luôn phản đối ý tưởng thành lập lực lượng quốc phòng chung của EU.

Cho đến nay không nhiều thành viên EU có ý muốn đi xa hơn trong vấn đề phòng thủ chung châu Âu. Pháp và Đức đã thể hiện sẵn sàng nhận trách nhiệm nhiều hơn và đã đưa ra một số đường hướng cụ thể dù còn khiêm tốn, trong đó đề nghị đầu tiên là “tăng ngân sách cho các hoạt động chung của EU trong lĩnh vực quốc phòng”.

Tuy nhiên, theo nhật báo “Die Welt”, Anh đã phong tỏa mọi nỗ lực nhằm mở rộng sự hợp tác quân sự ở châu Âu, không chỉ bởi London e ngại sự xuất hiện đối thủ cạnh tranh với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khi Anh vẫn là một đồng minh trung thành của Mỹ trong liên minh quân sự lớn nhất hành tinh này.

Chủ đề quân đội chung châu Âu là một trong những chủ đề then chốt trong luận chứng của những người ủng hộ Anh rút khỏi EU. Những người này cho rằng nếu Anh vẫn là thành viên EU thì quân đội nước này sẽ sớm bị đặt dưới sự điều hành của bộ máy quan liêu ở Brussels.

Tờ “The Times” hồi cuối tháng 5/2016 đã viết rằng người ta che giấu kế hoạch nói trên đối với cử tri Anh và sẽ chỉ công khai sau cuộc trưng cầu ý dân.

Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại EU Federica Mogherini đã từng đệ trình một văn kiện có tên gọi “Chiến lược toàn cầu của EU trong chính sách đối ngoại và an ninh” ngay sau cuộc trưng cầu ý dân tại Anh.

Tuy nhiên, cả trong văn kiện này và trong sáng kiến chung Đức-Pháp cũng như trong Sách Trắng mới của Đức đều không nhắc tới một quân đội chung châu Âu.

Thậm chí mới đây, hồi giữa tháng 9 này, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Micheal Fallon đã tuyên bố nước này sẽ ngăn cản bất cứ mưu toan nào “nhân bản” trong EU, cơ cấu vốn đang hiện hành trong NATO.

Theo ông Fallon, mọi ý đồ là nhằm mục đích tạo ra một đối thủ cạnh tranh với NATO. Không phải đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, hiện thì sự phản đối của Anh không còn quan trọng nữa.

Ngay từ mùa hè năm ngoái, khi giới thiệu Sách Trắng mới, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen đã công khai nói rằng “chúng ta từ lâu đã phải tính đến lập trường của Anh”, vốn luôn từ chối thảo luận các chủ đề như vậy. Chính phủ Đức cho rằng tình hình nay đã khác trước.

Trả lời câu hỏi của tờ “Die Welt” ngày 26/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức Martin Schäfer thẳng thắn: “Tôi không thể hình dung được rằng một nước đã quyết định rời bỏ EU mà ngay trước khi chính thức rút khỏi liên minh lại có thể cản trở những nước còn lại làm điều mà họ muốn”.

Đồng thời, ông Martin Schäfer cũng như người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đức Boris Nannt đã kiên quyết bác bỏ luận điểm về việc dường như có một mưu toan tạo ra một tổ chức thay thế hay đối thủ cạnh tranh với NATO.

Theo ông Nannt, vấn đề không phải ở chỗ hoặc là tổ chức này, hoặc là tổ chức kia, một EU mạnh đòi hỏi một NATO mạnh, liên minh này bổ sung cho liên minh kia và chính sách chung của EU về các vấn đề quốc phòng và an ninh càng mạnh bao nhiêu thì NATO càng có thể vận hành hiệu quả bấy nhiêu.

Theo đánh giá của Bộ Ngoại giao Đức, mối quan hệ giữa NATO và EU hiện nay là tốt đẹp và chặt chẽ hơn bao giờ hết. Ông Martin Schäfer nhắc lại rằng Hội nghị Thượng đỉnh NATO mới đây tại Warsaw đã thông qua những quyết định về việc tiếp tục đưa hai liên minh xích lại gần nhau.

Ông Schäfer nêu rõ: “Bà Mogherini và Tổng Thư ký NATO Jen Stoltenberg rất hiểu nhau. Chính sách của EU không hề nhằm chống lại NATO và tôi không tin người Anh lo ngại về điều này”.

Điều phối các sứ mệnh

Trong số các dự án được nêu trong sáng kiến Đức-Pháp phải kể đến việc thành lập một trụ sở chính trị-quân sự chung để điều phối các sứ mệnh khác nhau của EU (hiện nay EU có 30 sứ mệnh tại ba châu lục), thành lập các ban tham mưu chung về điều hành các cơ quan y tế và hậu cần, phối hợp sử dụng các vệ tinh do thám, tiêu chuẩn hóa vũ khí và đạn dược, đồng bộ hóa việc hoạch định quân sự, phối hợp triển khai các đơn đặt hàng quân sự, tổ chức một trường đào tạo sĩ quan chung châu Âu.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen tuyên bố: “Vấn đề là cần phải cùng nhau trở nên mạnh hơn và hiệu quả hơn. Không ai trong chúng ta có thể đơn lẻ chống trả lại các cuộc khủng hoảng lớn, bao gồm cả cuộc xung đột Nga-Ukraine”.

Theo bà Ursula von der Leyen, nhiều nước EU không có khả năng giải quyết một số nhiệm vụ quân sự phức tạp và tốn kém, chẳng hạn như không có nước nào có thể đơn độc tổ chức được một bệnh viện di động.

Điều này cũng liên quan đến việc thiết kế chế tạo máy bay không người lái, máy bay và tàu vận tải quân sự, máy bay tiếp liệu. Trong trường hợp không đạt được sự đồng thuận của cả 27 thành viên EU, Paris và Berlin sẽ đề nghị thiết lập một “Ủy ban hẹp” theo cơ chế của Hiệp ước Lisbon (cơ chế này chưa bao giờ được kích hoạt).

Theo các đề nghị của Pháp và Đức đưa ra từ tháng 9 thì đây sẽ là “một bước thay đổi có tính giai đoạn và chiến thuật”. Một khi định hướng đó được các nhà lãnh đạo EU “quyết”, các Bộ trưởng Quốc phòng EU sau đó sẽ gặp nhau để đưa ra các biện pháp cụ thể.

Hiện một số nước Đông Âu, bao gồm cả Hungary và Ba Lan, rất chú ý tới đề xuất của Pháp-Đức và đề nghị “đi xa hơn” với mục tiêu khởi động xây dựng một đội quân chung của châu Âu. Hungary và Czech lên tiếng ủng hộ, trong khi Slovenia đang nghi ngại tính thực tiễn của dự án này.

Trong khi đó, một số bước đi, tuy rằng còn bị phân tán, đã được thực hiện: Bỉ và Hà Lan hiện có một bộ tham mưu hải quân phối hợp. Bộ binh cơ giới của Hà Lan được liên kết với các đơn vị lính tăng và lính dù của Đức.

Ba Lan và Đức cùng điều hành việc di chuyển tàu ngầm của các nước này, còn Đức và Pháp đang phối hợp huấn luyện phi công lái máy bay quân sự lên thẳng. Hai nước cũng có một lữ đoàn hỗn hợp gồm 6.000 binh sĩ.

Trong khi chờ đợi, các quốc gia Đông Âu đang xem xét tự tăng cường hơn nữa an ninh nội bộ, đặc biệt là để đối phó với thách thức từ phía Nga, đồng thời tạo ra một lực lượng có thể huy động để sẵn sàng ngăn chặn các mối đe dọa khủng bố ở miền Nam.

Việc thành lập quân đội châu Âu được xem như là mục tiêu dài hạn đối với Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Nghị viện Châu Âu (EP) Elmar Brok.

Tuy nhiên, ông Elmar Brok cũng thừa nhận rằng để đạt được mục tiêu này, không những cần thay đổi các hiệp định hiện hành trong EU mà còn phải dành cho EP thẩm quyền điều hành quân đội này, song song với việc sửa đổi Hiến pháp Đức.

Trong khi đó, các nhà phân tích ở Đức cho rằng sẽ rất khó khăn để tiến hành các cải cách như vậy ngay cả sau khi Anh rời khỏi EU.

Về phần mình, chuyên gia Judy Dempsey thuộc Trung tâm phân tích Carnegie Europe lại cho rằng lời kêu gọi thành lập một lực lượng quân đội chung của EU hiện rất khó khả thi bởi các quốc gia thành viên vẫn muốn “tự kiểm soát” quân đội của mình, đặc biệt trong bối cảnh phong trào chống “nhất thể hóa châu Âu” đang lan rộng...

bài liên quan
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Tạm giữ gần 28.000 sản phẩm vi phạm tại các cửa hàng điện thoại

Tạm giữ gần 28.000 sản phẩm vi phạm tại các cửa hàng điện thoại

Cục Quản lý thị trường TP HCM tạm giữ gần 28.000 đơn vị sản phẩm tại 3 điểm kinh doanh phụ kiện điện thoại.
Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Đã có 77 phương tiện cơ giới đường bộ, ô tô điện đủ điều kiện hồ sơ để đăng kiểm trong 2 ngày 24, 25/2 trên địa bàn huyện đảo Cô Tô.
Bắt giữ đối tượng thuê 2 chiếc ô tô rồi đem bán lấy tiền trả nợ

Bắt giữ đối tượng thuê 2 chiếc ô tô rồi đem bán lấy tiền trả nợ

Với hành vi thuê hai chiếc ô tô rồi mang đi bán lấy tiền trả nợ, Ngô Văn Tỉnh đã bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Lạng Sơn: Tạm giữ hình sự lái xe đâm trọng thương cảnh sát cơ động

Lạng Sơn: Tạm giữ hình sự lái xe đâm trọng thương cảnh sát cơ động

Tại cơ quan điều tra, Ngô Văn Linh khai nhận do không có giấy phép lái xe và sử dụng ma túy tổng hợp nên đã thực hiện các hành vi trên.
Mới nhất
Đọc nhiều
Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Hành vi này của Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa đã bị UBND tỉnh Hải Dương xử phạt nghiêm minh.
Công ty TNHH Cơ điện Yongxin nợ hơn 5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty TNHH Cơ điện Yongxin nợ hơn 5 tỷ đồng tiền thuế

Cục thuế tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản đối với Công ty TNHH Cơ điện Yongxin.
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể được hưởng BHYT lên đến 100%

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể được hưởng BHYT lên đến 100%

Trả lời về mức chi trả bảo hiểm y tế cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết, mức hưởng BHYT từ 80-100% tùy theo đối tượng tham gia, theo thực tế chi phí điều trị tùy thuộc mức độ bệnh lý của mỗi người bệnh.
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY