Hà Nội 35 °C
TP Hồ Chí Minh 36 °C
Hải Phòng 31 °C
Đà Nẵng 41 °C
Yên Bái 39 °C
  • Hà Nội Hà Nội 35°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 36°C
  • Hải Phòng Hà Nội 31°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 41°C
  • Yên Bái Hà Nội 39°C

Định hướng trọng tâm mới của G7

Pháp luật 4 phương
09/05/2021 18:00
Thiên Nhai
aa
Khuôn khổ diễn đàn G7 được khai sinh năm 1975 và trải qua nhiều thăng trầm trong khoảng thời gian từ đó đến nay. 4 năm nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump có lẽ là thời gian bi thảm nhất của khuôn khổ diễn đàn này.


g7exnm_lbod_thumb

Ông Trump không coi trọng G7, không rút nước Mỹ ra khỏi khuôn khổ diễn đàn này nhưng không đóng góp gì giúp G7 phát huy thanh thế trên thế giới. Trong năm cầm quyền cuối cùng của ông Trump ở Mỹ, đại dịch Covid-19 hoành hành dữ dội trên khắp thế giới khiến cho hoạt động định kỳ của G7 từ trực tiếp chuyển sang trực tuyến và càng thêm nặng về hình thức mà sa sút về thực chất.

Năm 2021 này rất có thể sẽ là dấu mốc quan trọng mới đối với G7. Người kế nhiệm của ông Trump là ông Joe Biden chủ trương khôi phục sự tham gia của nước Mỹ vào các tổ chức và thể chế, khuôn khổ và diễn đàn đa phương quốc tế như Liên Hợp quốc hay G7. Ông Biden coi trọng đồng minh và đối tác của Mỹ chứ không như người tiền nhiệm, chủ ý thúc đẩy quan hệ hợp tác với đồng minh và đối tác, đồng thời qua đó chứng thực cho tuyên bố đưa “Nước Mỹ trở lại với thế giới”.

Tham gia và can dự vào G7 vì thế là một trọng tâm trong chính sách cầm quyền của ông Biden về đối ngoại. Cho nên mới nói sự thay đổi chính quyền ở Mỹ từ ông Trump sang ông Biden đã đóng vai trò quyết định nhất giúp G7 nếu không phải như được hồi sinh trong thực chất thì cũng sống động và thời sự trở lại.

Lần đầu tiên sau gần 2 năm, hoạt động thường niên của khuôn khổ diễn đàn lớn này lại được tiến hành trực tiếp chứ không trực tuyến nữa. Trên cương vị Chủ tịch đương nhiệm của G7, Thủ tướng Anh Boris Johnson chủ trương tiến hành các hoạt động của nhóm theo cách thức trực tiếp ở thời buổi dịch bệnh để gây dựng hình ảnh cá nhân và nước Anh rất thành công trong công cuộc ứng phó dịch bệnh, để đề cao nước Anh sau khi ra khỏi EU, để làm cho G7 được dư luận quan tâm để ý đến đặc biệt và để tranh thủ ông Biden.

Ông Biden trong tháng 6 tới sẽ có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ và sẽ đến Anh, tham dự hội nghị cấp cao thường niên năm nay của G7, trước khi đi Bỉ dự hội nghị cấp cao của NATO.

Theo kết quả của hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên G7 vừa rồi ở Anh thì chương trình nghị sự của G7 sau khi được hồi sinh về cơ bản vẫn là những vấn đề chính trị nhưng không mới mẻ gì. Việc Mỹ, NATO và đồng minh chấm dứt cuộc chiến tranh ở Afghanistan và rút hết binh lính ra khỏi đất nước này chậm nhất đến ngày 11/9 năm nay sẽ được bàn thảo sâu rộng hơn tại hội nghị cấp cao NATO.

Vì thế, G7 lần này xác định chuyện đối phó Nga và Trung Quốc là định hướng chiến lược mới cho hiện tại và thời gian tới. Đằng sau những cáo buộc và phê phán hai đối tác này cũng như sau những biện pháp mà các thành viên G7 đã áp dụng là chủ ý tăng cường thống nhất quan điểm và phối hợp hành động trong cả đối phó lẫn hợp tác với Nga và Trung Quốc.

Cái mới ở đây đối với G7 là xác định đối địch với Nga và Trung Quốc không phải về kinh tế hay thương mại mà chủ yếu về chính trị và ý thức hệ. Các nước thành viên G7 tự coi là đại diện cho dân chủ trong khi nhìn nhận Nga và Trung Quốc theo chế độ độc tài.

Từ đó, G7 đặt việc đối đầu với Nga và Trung Quốc về dân chủ, nhân quyền và nhà nước pháp quyền vào trung tâm của mối quan hệ với hai nước này trong thời gian tới. Xem ra, không phải chỉ có tác động làm thay đổi cơ bản thế giới hiện đại mà còn cả Nga và Trung Quốc đã khuấy động tham vọng trong G7 về gây dựng vai trò quyết định nhất trong việc định hình ra trật tự thế giới mới.

Tham vọng của G7 là như thế nhưng mưu tính rồi có thành công hay không thì hiện chưa ai dám chắc. Nga và Trung Quốc sẽ chẳng để cho G7 muốn làm gì thì làm với họ. Truyền thống của G7 xưa nay là lời nói không đi đôi với việc làm. Các thành viên của G7 hiện đều đâu có thành công mĩ mãn gì ngay trong việc ứng phó dịch bệnh. G7 cần định hướng mới này để tự giải thoát khỏi nguy cơ bị lỗi thời.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Cần giải pháp mạnh thu hút, trọng dụng nhân tài trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Cần giải pháp mạnh thu hút, trọng dụng nhân tài trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Ngày 25/4, Báo Kinh tế và Đô thi phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học: Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Chuyển đổi số ngành y tế Đồng Nai hướng đến mục tiêu phục vụ người dân

Chuyển đổi số ngành y tế Đồng Nai hướng đến mục tiêu phục vụ người dân

Ngày 25/4, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội thảo Chuyển đổi số ngành y tế Đồng Nai lần thứ nhất.
Phân biệt không tố giác tội phạm và đồng phạm

Phân biệt không tố giác tội phạm và đồng phạm

Không tố giác tội phạm có phải là đồng phạm với người phạm tội hay không, "Không tố giác tội phạm" và "Đồng phạm" khác nhau như thế nào?
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.