Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 27 °C
Hải Phòng 26 °C
Đà Nẵng 25 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 27°C
  • Hải Phòng Hà Nội 26°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 25°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Cuộc sống trong những ngôi làng nằm giữa “họng súng” hai miền bán đảo Triều Tiên

Pháp luật 4 phương
20/11/2020 21:30
Thiên Thanh - Mai Phương
aa
Nằm trong Khu phi quân sự bán đảo Triều Tiên (DMZ), nơivốn được coi là khu vực nguy hiểm nhất thế giới, có 2 ngôi làng nhỏ được chia cắt bởi đường vĩ tuyến 38. Và đương nhiên, cuộc sống của những người dân tại hai ngôi làng này luôn được đặt trong tình trạng an ninh cao độ.


Anh139.

Khung cảnh ngôi làng Hoà Bình nhìn từ phía làng Tự Do.

Cuộc sống thấp thỏm giữa hai phòng tuyến

Sau Thế chiến II, vĩ tuyến 38 được ấn định là ranh giới phân chia hai nửa bán đảo Triều Tiên, Mỹ kiểm soát nửa phía Nam còn Liên Xô quản lý nửa phía Bắc. Đây cũng là nơi được ấn định là đường biên giới giữa Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc sau khi hai quốc gia được thành lập năm 1948.

Khu DMZ được thành lập sau khi Hàn Quốc và Triều Tiên ký Hiệp định đình chiến vào năm 1953. DMZ trên bán đảo Triều Tiên có chiều dài 250km cùng chiều rộng 4km. Do vị trí địa lý cùng thông tin liên quan mật thiết đến lịch sử hình thành mà khu vực phi quân sự này thường được gắn liền với vĩ tuyến 38. Về mặt lý thuyết, Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh vì Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 kết thúc bằng Hiệp định ngừng bắn chứ chưa có hiệp ước hòa bình.

Đặc biệt, trong thập niên 1980, chính quyền Hàn Quốc cho xây dựng một cột cờ cao 98,4m ở làng Tự do và treo lá cờ Hàn Quốc nặng 130kg. Chính quyền Triều Tiên đã đáp trả bằng cách xây dựng cột cờ Bàn Môn Điếm cao 160m tại làng Hoà Bình với lá cờ Triều Tiên nặng 270kg tung bay cách đường biên giới chỉ 1,2km. Sự kiện này còn được biết đến với cái tên “Cuộc chiến cột cờ”.

Khu Bảo an hỗn hợp liên Triều (JSA)được biết đến nhiều hơn với cái tên Bàn Môn Điếm (Panmunjom) là một phần của khu DMZ. Bàn Môn Điếm là một ngôi làng nhỏ, chỉ cách Seoul về phía Bắc 55 km và nằm trên biên giới giữa Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên, cụ thể là nằm ở khu vực nhạy cảm nhất trong DMZ liên Triều, đóng vai trò vùng đệm, không thuộc sở hữu của bên nào và trở thành khu vực an ninh chung cho cả hai miền.

Làng Tự Do.

Theo thỏa thuận năm 1953, hai miền Triều Tiên xây dựng hai ngôi làng dân sự trong DMZ như biểu tượng của hòa bình. Cả hai đều nằm cách JSA gần 2km và được đặt tên là Tự Do (Taesung) ở phía Nam và Hòa Bình (Kijong) ở phía Bắc. Những thập niên sau chiến tranh, làng Tự Do và làngHoà Bình trở thành quân cờ trong cuộc chiến tuyên truyền giữa hai miền, đều được đầu tư như mô hình kiểu mẫu nhằm tôn vinh những gì tốt đẹp của hệ thống chính trị mỗi phía.

Được biết, suốt nhiều thế kỷ trước cuộc chiến, dân làng Tự Do và Hoà Bình có mối quan hệ láng giềng thân thiết. Nhiều người ở làng này có họ hàng sinh sống ở làng kia. Tuy nhiên, sau Hiệp định ngừng bắn năm 1953, mọi liên lạc giữa hai phía bị cắt đứt và nghiêm cấm. Park Pil Seon (82 tuổi, dân làng Tự Do suốt 66 năm qua) không cách nào biết được anh trai của mình ở làng Hoà Bình còn sống hay đã mất, dù họ sống cách nhau chỉ hơn 1,5km.

Vì thế, cả 2 ngôi làng này đều đặt ở nơi được cho là “nguy hiểm nhất thế giới”, bởi nó nằm giữa một vùng đệm được vũ trang nghiêm ngặt bậc nhất, với bãi mìn và hàng rào dây thép gai, hào chống xe tăng và hàng ngàn binh sĩ luôn trong trạng thái sẵn sàng giao tranh ở cả hai phía. Không ai khác, người dân hai ngôi làng Tự Do và Hoà Bình đã chứng kiến nhiều giai đoạn căng thẳng nghiêm trọng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Nhiều thập kỷ trước, thường xuyên xảy ra tình trạng tai nạn dân làng đạp phải mìn còn sót lại sau chiến tranh. Khi căng thẳng lên cao, quân đội Hàn Quốc phải liên tục sơ tán người dân từ ruộng đồng xuống các hầm ngầm trú ẩn.

Binh sĩ Hàn Quốc gác trên Cầu Thống nhất, dẫn tới khu phi quân sự gần biên giới Bàn Môn Điếm.

Bất kỳ ai cố tình vượt qua giới tuyến DMZ sẽ có thể châm ngòi cho một cuộc đấu súng giữa lực lượng hai nước. Một sự cố xảy ra vào năm 1984, khi một sinh viên người Nga đã đi ngang qua đường ranh giới đã vô tình gây ra căng thẳng chohai bên.

Không những thế, năm 1976, Bàn Môn Điếm chứng kiến nguy cơ xung đột quy mô lớn sau khi một nhóm binh sĩ Triều Tiên tấn công 2 quân nhân Mỹ đang tỉa cây gần đó. Trước vụ tấn công, hai bên có thể bước qua đường ranh giới, nhưng sau lần đó, lực lượng mỗi bên phải ở lại bên phía mình.

Tuy nhiên, kể từ cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại DMZ vào tháng 4/2018, những hoạt động ngoại giao cấp cao tại đây khiến ranh giới giữa 2 miền bán đảo giảm căng thẳng. Hàn Quốc và Triều Tiên đã cho tháo dỡ nhiều tháp canh gác dọc DMZ và đồng ý hợp tác tháo gỡ bom mìn.

Tuy nhiên, “đừng để vẻ bề ngoài đánh lừa bạn”, Chun In Bum - tướng quân đội Hàn Quốc đã nghỉ hưu đã nhấn mạnh rằng quân đội Triều Tiên vẫn đang theo dõi nhất cử nhất động những người ra vào ngôi làng bên phía Hàn Quốc. “Đây không phải là một địa điểm bình thường. Đây là nơi những người lính tận tụy cố gắng đảm bảo yên bình”, ông cho biết thêm.

Ngôi làng hiu hắt

Ngôi làng Hoà Bình được xây dựng từ những năm 1950 và do quân đội Triều Tiên quản lý. Ngôi làng nằm cách cách thành phố Gaeseong của Triều Tiên chỉ 10km. Nhìn từ trạm kiểm soát trên đỉnh cao, bao quanh ngôi làng là những cánh đồng tươi tốt, rộng mênh mông và có thể thấy rõ kể cả khi đứng ở bên biên giới Hàn Quốc.

Nhìn qua, những tòa nhà cao tầng được sơn màu rực rỡ và các tòa nhà dân sinh thấp tầng màu phấn là công trình chủ đạo xuất hiện ở quanh ngôi làng này. Ngôi làng còn là nơi xây dựng những tòa nhà, trước đây làm nơi ký kết thoả thuận đình chiến, đến nay gọi là Bảo tàng Hòa bình Triều Tiên (do Bình Nhưỡng quản lý). Ngoài ra, nơi đây còn có cột cờ cao 160m, được chính phủ Triều Tiên dựng một cách có chủ ý, để trở thành một trong những cột cờ cao nhất thế giới.

Một lính Hàn Quốc đứng gần anten mạng 5G ở DMZ.

Cũng như chính đất nước Triều Tiên, những gì về ngôi làng này vẫn là một điều khá bí ẩn. Theo chính phủ Triều Tiên, nơi này gồm trang trại tập thể với 200 gia đình, trường học và bệnh viện. Người ta thi thoảng vẫn bắt gặp nông dân tại đây ra đồng làm việc, hoặc người dân dọn cỏ, tỉa cây ở những khu vực trung tâm của làng.

Tuy nhiên, phía Hàn Quốc thì lại không nghĩ như vậy. Họ cho rằng Hoà Bình là “ngôi làng không có người ở” và nơi này được xây dựng vì mục đích tuyên truyền, các tòa nhà nơi đây chỉ là vỏ bê tông và bên trong không có cửa sổ hay nội thất. Những người dân ở làng này có thể là quân lính, hoặc nhân viên bảo trì đến quét dọn đường...

Quy tắc nghiêm ngặt tại làng Tự Do

Hàn Quốc xây làng Tự Do cách ngôi làng Hoà Bình chỉ 440m và cách nhau chỉ một cánh đồng. Làng Tự Do giống như mọi ngôi làng bình thường khác, có dân cư sinh sống và dân cư ở đây chủ yếu những nông dân sống bằng nghề trồng lúa.

Tuy nhiên, hơn 200 nhân khẩu tại ngôi làng này phải chịu những hạn chế nghiêm ngặt, từ bỏ nhiều sự tự do và dịch vụ mà những người dân Hàn Quốc khác coi là đương nhiên. Hàng ngày, mỗi khi ra đồng làm việc, họ đều được những binh lính Hàn Quốc kiểm tra mìn dưới đất và hộ tống đi làm. Một dòng suối chạy qua những đồng lúa trở thành ranh giới tự nhiên giữa hai miền. Chỉ cần lỡ chân, họ có thể bước sang lãnh thổ Triều Tiên và có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào.

Người dân Taesung tập yoga qua video nhờ có mạng 5G.

Để đảm bảo an toàn, dân trong làng phải tuân thủ lệnh giới nghiêm vào ban đêm và là đối tượng bị quân đội có vũ trang đi kiểm tra tại nhà riêng hàng đêm. Họ cũng phải đi qua các trạm kiểm soát mỗi khi ra hoặc vào làng. Làng Tự Do trở thành một thế giới tách biệt và “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Nếu người nào trong làng muốn mời khách bên ngoài DMZ đến chơi, họ phải gửi đơn xin phép trước ít nhất 2 tuần. Khi ôtô đi vào khu vực giới nghiêm, bản đồ định hướng của phương tiện lập tức biến thành trống trơn. Mọi người khách đến thăm làng đều được quân nhân hộ tống không rời nửa bước.

Mỗi ngày chỉ có 4 lượt xe bus đi vào làng. Ngôi làng cũng không có phòng tập thể thao, không có bệnh viện, siêu thị hay nhà hàng. Giả sử một ai đó trong làng muốn đặt món ăn tại nhà hàng, người giao hàng chỉ được phép mang đồ đến trạm kiểm soát quân sự nằm ngoài cùng DMZ. Người trong làng phải ra tận trạm kiểm soát để mang đồ về nhà.

Tuy nhiên, mỗi hộ gia đình trong làng Tự Do được cấp khoảng 7 hecta đất để làm nông nghiệp. Hiện mức thu nhập từ trồng trọt của họ so với mức thu nhập nhà nông ở Hàn Quốc là rất cao, khoảng 80.000 USD/năm. Hơn nữa, họ còn được miễn thuế và miễn nghĩa vụ quân sự bởi ngôi làng nằm dưới sự kiểm soát của Bộ Chỉ huy Liên Hợp quốc. Đây được coi là những “phần thưởng” để người dân tiếp tục bám trụ tại tại ngôi làng này.

Đặt hy vọng vào tương lai

Trong thời gian gần đây, dân làng Tự Do bắt đầu nhận thêm một số ưu đãi mới cho việc chấp nhận sống ở nơi nguy hiểm. Nhà mạng điện thoại di động hàng đầu Hàn Quốc KT Corp vừa lắp đặt mạng 5G tốc độ siêu cao tại đây, biến làng thành một trong những khu dân cư đầu tiên trên cả nước được lắp đặt mạng không dây thế hệ mới nhất.

Khi Hàn Quốc đang nỗ lực xây dựng một trong những mạng 5G toàn quốc đầu tiên trên thế giới, Tự Do là địa điểm cài đặt hấp dẫn vì Hàn Quốc có thể thể hiện sức mạnh công nghệ cao với nước láng giềng và cả thế giới.

Lính Hàn Quốc nắm tay nhau khi mở cửa cánh cửa thông sang phía Triều Tiên quản lý trong Khu vực An ninh chung.

Trước khi có 5G, ngườinông dân được binh sĩ hộ tống đến hồ chứa cách đó 1,5km để sử dụng máy bơm nước. Giờ đây, họ có thể kích hoạt máy bơm từ nhà thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh. Cũng với ứng dụng này, họ có thể điều khiển các vòi phun nước trong ruộng đậu. Trong nhiều năm, phụ nữ muốn tham gia các lớp học yoga nhưng không có người hướng dẫn nào đến. Giờ đây, các bài học yoga được phát trên màn hình lớn tại phòng trung tâm cộng đồng.

Tại trường học duy nhất trong làng, trường tiểu học Tự Do, học sinh phấn khích với các trò chơi trực tuyến tương tác, vui vẻ ném bóng vào những mục tiêu ảo trượt xuống tường. Tuy nằm ở biên giới, nhưng ngôi trường này được xây dựng theo kiểu trường điểm và cơ sở vật chất tốt hơn hẳn các trường tiểu học hay mầm non bình thường tại Hàn Quốc.

Có 12 giáo viên phụ trách 35 học sinh, các giáo viên và học sinh ở đây được căn dặn không bao giờ nói xấu về Triều Tiên.“Chúng cháu được hưởng rất nhiều thứ mà các bạn ở trường khác không có. Khi chúng cháu tham gia các hoạt động ngoại khóa, gia đình không phải trả bất kỳ chi phí nào vì chính phủ đã lo liệu”, Heo Ye-rin học sinh lớp 6 nói.

Những tiện nghi như vậy là yếu tố quan trọng để thu hút học sinh. Hiện nay, chỉ có 7 trong số 35 học sinh của trường là người bản địa ở làng Tự Do. Số còn lại được xe busđưa đón hàng ngày từ Munsan, thị trấn gần nhất ngoài DMZ. Hai lần mỗi tuần sẽ có một sĩ quan quân đội Mỹ, trực thuộc Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc tại Hàn Quốc, đến làng Tự Do dạy tiếng Anh miễn phí. “Chúng tôi hy vọng rằng khi những đứa trẻ lớn lên, chúng sẽ có kỷ niệm đẹp về những người lính của Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc”, Trung tá Mỹ Sean Morrow nói.

Dù là một trong những địa điểm nguy hiểm nhất thế giới nhưng Bàn Môn Điếm cũng là một địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút chủ yếu là du khách nước ngoài. Du khách tới bên phía Nam, thuộc Hàn Quốc đều nhận được cảnh báo tránh những hành động có thể kích động binh sĩ Triều Tiên.

Trang web chính thức tổ chức tour tới DMZ liệt kê những điều cấm, trong đó có cấm các loại trang phục như: quần bò xé, đồng phục, áo phông, quần short, váy ngắn...Một tour tới DMZ có giá khoảng 65.000 won-85.000 won mỗi người. Phía Triều Tiên cũng đưa du khách tới đây, thậm chí họ còn được thoải mái hơn phía Hàn quốc. Du khách bên Triều Tiên có thể ăn mặc thoải mái, chụp ảnh selfie với lính Triều Tiên.

Mặc dù quan hệ Hàn-Triều gần đây “tan băng” nhưng dân làng Tự Do vẫn vẫn diễn tập sơ tán 2 lần một năm. Hai nước cũng đã đồng ý tắt hệ thống loa tuyên truyền chĩa sang nhau ở biên giới. “Mặc dù các lãnh đạo chính trị nói rằng căng thẳng đã giảm, chúng tôi vẫn cảm nhận được nó vì quân đội hai bên luôn đối mặt với nhau”, Kim Yong Sung, nông dân trồng đậu 49 tuổi cho biết.

Có thể nói làng Tự Do hiện nay có bề ngoài giống như bao ngôi làng khác ở Hàn Quốc, với những cánh đồng lúa vàng óng trải rộng. Khi mà các nỗ lực ngoại giao hòa bình đang có tiến triển tốt, người dân đều có ước mong hòa bình lâu dài sẽ thực sự đến với bán đảo Triều Tiên và họ có thể thoát được cách sống “đặc biệt” này, hơn nữa, những người có họ hàng thân thích sống ở ngôi làng bên kia ranh giới có thể được đoàn tụ với nhau.

bài liên quan
Alisa - Địa chỉ trồng răng implant uy tín Hà Nội

Alisa - Địa chỉ trồng răng implant uy tín Hà Nội

Nha khoa Alisa trở thành địa chỉ trồng răng uy tín Hà Nội được nhiều bậc Giáo sư, Tiến sĩ và hàng ngàn khách hàng lựa chọn.
Bác sĩ Lê Nho Chuyên - Chuyên gia trồng răng toàn hàm tại Hà Nội

Bác sĩ Lê Nho Chuyên - Chuyên gia trồng răng toàn hàm tại Hà Nội

Phương pháp trồng răng implant toàn hàm mang lại rất nhiều lợi ích, cũng như giúp tiết kiệm chi phí nếu bạn tìm được một địa chỉ uy tín.
Hội đàm giữa Đồn Biên phòng Hà Giang với Trạm Kiểm soát biên phòng Thiên Bảo

Hội đàm giữa Đồn Biên phòng Hà Giang với Trạm Kiểm soát biên phòng Thiên Bảo

Ngày 28/3, tại trấn Điền Bồng, huyện Phú Ninh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc diễn ra Hội đàm tổng kết công tác kiểm soát cửa khẩu, lối mở năm 2023, quý I năm 2024; triển khai nhiệm vụ công tác quý II năm 2024 giữa đoàn đại biểu Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, Đồn Biên phòng Xín Cái (Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang, Việt Nam) với Phân trạm Hòa Bình, Phân trạm Điền Bồng (Trạm Kiểm soát Biên phòng xuất, nhập cảnh Thiên Bảo, Trung Quốc)
Tuần tra song phương khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Tuần tra song phương khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Đây là hoạt động thường xuyên nhằm tăng cường công tác nghiệp vụ, tuần tra, kiểm tra, thực thi pháp luật trên biên giới nhằm phòng chống các hoạt động xuất nhập cảnh trái phép, các loại tội phạm khu vực biên giới…
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Mới nhất
Đọc nhiều
Nhà Thủ Đức lỗ quý 1, nợ thuế hơn 91,7 tỷ đồng

Nhà Thủ Đức lỗ quý 1, nợ thuế hơn 91,7 tỷ đồng

Khó khăn ngày càng chồng chất khi Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức nhận quyết định cưỡng chế từ Cục thuế TP Hồ Chí Minh.
Hà Nội đã thanh tra 1.030 vụ buôn lậu trong tháng 4/2024

Hà Nội đã thanh tra 1.030 vụ buôn lậu trong tháng 4/2024

Trong tháng 4/2024, lực lượng chức năng Hà Nội đã thanh tra, kiểm tra 1.030 vụ buôn lậu, hàng giá, gian lận thương mại.
Nhóm đối tượng nào được Bộ Y tế hỗ trợ đóng BHYT?

Nhóm đối tượng nào được Bộ Y tế hỗ trợ đóng BHYT?

Hiện nay, những đối tượng chính sách xã hội đã được Nhà nước mua thẻ BHYT, hỗ trợ 100%.
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
tai hien doan quan xe dap tho trong tran dien bien phu

Tái hiện đoàn quân xe đạp thồ trong trận Điện Biên Phủ

(PLM) - Trong chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài từ ngày 13/3 đến 7/5/1954, hơn 2 vạn dân công hỏa tuyến của ta cùng những chiếc xe đạp thồ thô sơ đã khiến địch bất ngờ. Bằng ý chí quyết tâm, mỗi dân công đã vận chuyển hàng trăm kg hàng hóa, đạn dược trên chiếc xe thồ vào chiến trường. Trong lễ diễu binh diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đoàn quân xe đạp thồ huyền thoại sẽ được tái hiện sinh động giúp người dân hiểu hơn về công tác hậu cần từ hậu phương đến tiền tuyến.
ky uc dien bien phu luu giu va trao truyen thien hung ca bat diet

Ký ức Điện Biên Phủ: Lưu giữ và trao truyền thiên hùng ca bất diệt

70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tuy thời gian và chiến tranh đã làm phai mờ đi phần nào dấu tích của quá khứ, nhưng những giá trị tinh thần bất diệt mà chiến thắng này để lại cho muôn đời sau vẫn còn nguyên vẹn. Những dấu ấn lịch sử vẫn còn in đậm khắp nơi, trở thành những di tích vô giá, minh chứng cho một thời kỳ hào hùng của dân tộc. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ với những hiện vật, hình ảnh chân thực, sống động vẫn sừng sững như những chứng nhân lịch sử, gợi nhắc về sự hy sinh anh dũng của cha ông.
ky uc dien bien phu luu giu va trao truyen thien hung ca bat diet

Ký ức Điện Biên Phủ: Lưu giữ và trao truyền thiên hùng ca bất diệt

70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tuy thời gian và chiến tranh đã làm phai mờ đi phần nào dấu tích của quá khứ, nhưng những giá trị tinh thần bất diệt mà chiến thắng này để lại cho muôn đời sau vẫn còn nguyên vẹn. Những dấu ấn lịch sử vẫn còn in đậm khắp nơi, trở thành những di tích vô giá, minh chứng cho một thời kỳ hào hùng của dân tộc. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ với những hiện vật, hình ảnh chân thực, sống động vẫn sừng sững như những chứng nhân lịch sử, gợi nhắc về sự hy sinh anh dũng của cha ông.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.