Hà Nội 35 °C
TP Hồ Chí Minh 36 °C
Hải Phòng 31 °C
Đà Nẵng 41 °C
Yên Bái 39 °C
  • Hà Nội Hà Nội 35°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 36°C
  • Hải Phòng Hà Nội 31°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 41°C
  • Yên Bái Hà Nội 39°C

Canada sẽ cấm đồ nhựa dùng một lần vào cuối năm 2021

Pháp luật 4 phương
26/03/2021 16:00
Đỗ Trang
aa
Nếu không hành động kịp thời, khủng hoảng từ ô nhiễm nhựa sẽ tiếp tục “lăn cầu tuyết” trên toàn thế giới.


Lệnh cấm đồ nhựa một lần sẽ được ban hành vào cuối năm 2021.

Lệnh cấm đồ nhựa một lần sẽ được ban hành vào cuối năm 2021.

Trong bối cảnh này nhiều quốc gia đã ban hành những quyết sách quan trọng. Ví như Canada đang dần hoàn thiện pháp luật môi trường trong nước để có cơ chế chặt chẽ để cám đồ nhựa dùng một lần trên toàn quốc.

Canada cam kết cấm đồ nhựa dùng một lần vào năm 2021

Ngày 10/06/2019, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã tuyên bố rằng ngoài việc đất nước này sẽ cấm đồ nhựa sử dụng một lần vào năm 2021, chính phủ sẽ thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt để giảm thiểu ô nhiễm nhựa.

Mặc dù lúc này, Trudeau không nêu rõ sẽ cấm những sản phẩm nhựa nào nhưng các nhà quan sát, chuyên gia nghiên cứu đã dự đoán các sản phẩm có tiểm năng bị cấm bao gồm túi nhựa, ống hút nhựa, dao thìa dĩa nhựa, que khuấy bằng nhựa. Tất cả các lệnh cấm đều dựa trên cơ sở khoa học chứng minh và phải được nghiên cứu sâu trên mọi bình diện như ảnh hưởng đến kinh tế, cuộc sống của người dân như thế nào..

Ông nói rằng: “Tất cả chúng ta đã nghe đến những câu chuyện và thấy những bức ảnh về tình trang ô nhiễm nhựa toàn cầu hiện nay. Thành thật mà nói, với tư cách là một người cha, thật khó để giải thích điều này cho các con của tôi. Ví như những con cá voi bị chết trôi dạt vào các bãi biển trên thế giới, dạ dày của cũng bị nhét đầy túi nhựa? Hay tại sao nhựa lại có thể xuất hiện ở những điểm sâu nhất của biển Thái Bình Dương?”

Năm 2019, Thủ tướng Canada tuyên bố nước này sẽ cấm đồ nhựa dùng một lần.

Năm 2019, Thủ tướng Canada tuyên bố nước này sẽ cấm đồ nhựa dùng một lần.

Đáng nói, Canada là đất nước sở hữu đường bờ biển dài tới 151.019 dặm, được coi là có đường bở biển dài nhất thế giới. Năm 2019, Canada cũng nằm trong danh sách gồm 60 đất nước đã cam kết với Liên Hợp Quốc ban hành cơ chế, lệnh cấm, áp thuế và tiến hành các giải pháp để hạn chế việc sử dụng các loại sản phẩm nhựa dùng một lần.

Đơn cử, vào tháng 3/2019, Liên minh châu Âu (EU) đã bỏ phiếu sẽ cấm 10 mặt hàng nhựa sử dụng một lần được thấy nhiều nhất trên các bãi biển châu Âu vào năm 2021. EU cũng yêu cầu các quốc gia thành viên chi tiết hoá các cơ chế cấm rác thải nhựa trước năm 2021, và có giải pháp tái chế đến 90% chai nhựa vào năm 2025.

Còn tại châu Á, Thủ tướng Ấn Độ - Narendra Modi cũng đa tuyên bố vào năm 2018 rằng đất nước này sẽ loại bỏ tất cả đồ nhựa sử dụng một lần vào năm 2022. Đây được cho là một tuyên bố đầy tham vọng cho một quốc gia đông dân thứ hai thế giới. Và ngay cả chính phủ Việt Nam trong năm 2019 cũng đã tuyên bố sẽ hướng tới loại bỏ đồ nhựa dùng một lần vào năm 2021.

Quay trở lại với Canada, Trudeau chỉ ra: Đến năm 2019, đất nước này mới chỉ tái chế được dưới 10% lượng nhựa dùng một lần. Nếu tình trạng này tiếp diễn thì đến năm 2030, số lượng đồ nhựa bị vứt bỏ sẽ hao hụt đất nước này một lượng tài chính tương đương 11 tỷ USD. Do vậy, cần có các tiêu chuẩn và mục tiêu cho các tỉnh, thành phó và vùng lãnh thổ của Canada để các nhà sản xuất, nhà bán lẻ nhựa có cơ sở và có trách nhiệm hơn với rác thải nhựa của mình.

Từ đó, người tiêu dùng cũng sẽ nhận thức được trách nhiệm của mình với việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là đại dương, khỏi rác thải nhựa. Thủ tướng Canada nhấn mạnh, chính phủ sẽ nỗ lực hết mình để đưa ra những chiến lược phù hợp “nói không với rác thải nhựa”, muộn nhất vào năm 2021, dù cho khó khăn đến mức nào.

Biến lời nói thành hành động

Thật vậy, vào ngày 7/10/2020, Bộ trưởng Bộ Môi trường và Biến đổi khí hậu, Jonathon Wilkinson, đã công bố kế hoạnh hành động của Canada nhằm đạt mục tiêu không rác thải nhựa vào cuối năm 2021. Khó khăn nhất đến từ đại dịch Covid-19 đã khiến cả thế giới đảo lộn. Người dân ở nhà nhiều hơn, khiến các dịch vụ chuyển phát tăng cao, nhu cầu sử dụng đồ nhựa dùng một lần cũng tăng đột biến.

Dù vậy, Canada vẫn bám sát với mục tiêu tăng cường thu gom, giảm thiểu đồ nhựa dùng một lần và sẽ ban hành các cơ chế, quy định có hiệu lực, lệnh cấm quyết liệt vào khoảng cuối năm 2021. Canada đang hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia dẫn đầu toàn thế giới về năng lực giảm thiểu chất thải nhựa. đạt không rác thải nhựa vào năm 2030.

Theo Đánh giá Khoa học về Ô nhiễm Nhựa do Bộ Môi trường và Biến đổi Khí hậu Canada (ECCC) và Bộ Y tế Canada (HC), trong năm 2016, có khoảng 1% tổng số rác thải nhựa ở Canada thải trực tiếp ra môi trường, tương đương 29.000 tấn rác nhựa. Rác thải nhựa không chỉ gây hại cho hệ sinh thái và các loại sinh vật mà còn ảnh hưởng tới con người trên nhiều mặt như sức khoẻ, xã hội, kinh tế,… Dựa trên các cơ sở nghiên cứu khoa học, các báo cáo tác động, chính phủ Canada sẽ điều chỉnh, sửa đổi Đạo luật Bảo vệ Môi trường Canada (CEPA) năm 1999 về việc bổ sung một số quy định cấm các loại nhựa sử dụng một lần.

Rác thải nhựa xuất hiện cả dưới đáy biển.

Rác thải nhựa xuất hiện cả dưới đáy biển.

Theo đó, thiết lập quy trình ba bước sau đây để xác định các loại nhựa sử dụng một lần nào nên bị cấm hoặc hạn chế. Đầu tiên là phân tích các đặc điểm của nhựa sử dụng một lần gây hại đến môi trường như thế nào, khó bị thu hồi hoặc phục hồi giá trị ban đầu. Tiếp theo là tạo lập các mục tiêu quản lý và dựa trên đó để lựa chọn công cụ thích hợp để đạt được mục tiêu nêu ra. Như vậy, các sản phẩm nhựa một lần có khả năng bị cấm phải đáp ứng: gây hại với môi trường và khó thể phục hồi giá trị. Còn các sản phẩm nhựa có thể được thu hồi và tái chế, đang thực hiện chức năng cần thiết nào đó, có thể được miễn trừ, sau khi đánh giá các tác động môi trường, xã hội, kinh tế.

Cho đến nay, ECCC đã xác định sáu loại nhựa sử dụng một lần đáp ứng lệnh cấm: túi nhựa, que khuấy, ống hút, dao thìa dĩa nhựa, đại buộc 6 lon bằng nhựa (six packs rings), và đồ dụng phục vụ thực phẩm làm từ các loại nhựa khó xử lý như polystyrene. Lệnh cấm các sản phẩm này dự kiến sẽ có hiệu lược trước khi năm 2021 kết thúc. Theo khuôn khổ của cơ chế này, có thể danh sách các loại nhựa sử dụng một lần bị cấm sẽ tăng lên trong thời gian tới.

Túi nilon sẽ bị cấm tại Canada.

Túi nilon sẽ bị cấm tại Canada.

Bên cạnh các lệnh cấm ECCC cũng kết hợp nhiều giải pháp khác nhau để cải thiện cách thức quản lý chất thải nhựa, ứng phó biến đối khí hậu, bao gồm việc ngăn chặn, tăng cường thu gom và đổi mới công nghệ khoa học. Chính phủ Canada dự tính khoản đầu tư vào các giải pháp sáng tạo hiện nay của đất nước này có thể cắt giảm 1,8 triệu tấn khí thải nhà kính mỗi năm, đồng thời tạo ra 42.000 việc làm cho người dân Canada.

Một vấn đề khác là công nghệ tái chế không thể theo kịp với sự gia tăng của các loại nhựa mới. Để giải quyết thách thức này, chính phủ Canada đang xem xét ban hành các tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất sản phẩm nhựa sử dụng một lần, yêu cầu về mức hàm lượng tái chế tối thiểu trong các sản phẩm nhựa và bao bì. Quy định này là cần thiết nhằm tạo ra một thị trường nhất quán và khuyến khích các nhà sản xuất nhựa tái chế.

Trong khi một số địa phương như Ontario, British Columbia, Nova Scotia, Đảo Prince Edward và Newfoundland và Labrador đã thực hiện các giải pháp tiến tới cấm nhựa sử dụng một lần; những tỉnh khác ở Canada vẫn đang cân nhắc dựa trên điều kiện kinh tế - xã hội địa phương.

Đặc biệt, đại dịch Covid-19 khiến các mặt hàng khẩu trang, găng tay, thiết bị bảo hộ cá nhân làm từ nhựa gia tăng. Nhiều báo cáo khoa học chỉ ra tầm quan trọng của những sản phẩm này trong việc giữ an toàn cho người dân Canada khỏi sự lây truyền dịch bệnh. Đối với những sản phẩm này, giới chức Canada hướng tới các giải pháp quản lý chất thải nhựa vào giai đoạn cuối đời sản phẩm như ngăn chặn, thu gom và xử lý rác thải.

Có thể thấy, Canada đang rất nỗ lực đạt được mục tiêu không rác thải nhựa vào năm 2030. Tuy nhiên, dù các mục tiêu của chính phủ có vẻ đầy hứa hẹn từ góc độ môi trường và biến đổi khí hậu, một số tỉnh, thành phố, ngành công nghiệp, tổ chức, cá nhân vẫn đánh giá điều này không thực tế và có hại cho nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp địa phương. Đó là câu hỏi lớn tiếp theo mà giới chức Canada tiếp tục sẽ phải giải đáp.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Cần giải pháp mạnh thu hút, trọng dụng nhân tài trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Cần giải pháp mạnh thu hút, trọng dụng nhân tài trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Ngày 25/4, Báo Kinh tế và Đô thi phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học: Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Chuyển đổi số ngành y tế Đồng Nai hướng đến mục tiêu phục vụ người dân

Chuyển đổi số ngành y tế Đồng Nai hướng đến mục tiêu phục vụ người dân

Ngày 25/4, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội thảo Chuyển đổi số ngành y tế Đồng Nai lần thứ nhất.
Phân biệt không tố giác tội phạm và đồng phạm

Phân biệt không tố giác tội phạm và đồng phạm

Không tố giác tội phạm có phải là đồng phạm với người phạm tội hay không, "Không tố giác tội phạm" và "Đồng phạm" khác nhau như thế nào?
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.