Hà Nội 25 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 25°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Từ thả bè trôi sông đến giết người đền mạng

Pháp luật hình sự
10/10/2018 09:35
Thanh Hà (TH)
aa
Trộm cướp trước khi chết bị đem bêu ba ngày giữa một công viên cho công chúng sỉ vả, trên một chiếc xe bò dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời.


Ngũ hình là nhóm chế tài có nguồn gốc từ pháp luật phong kiến Trung quốc, được các nhà làm luật Đại việt thời Lý – Trần vận dụng đầu tiên. Ngũ hình gồm có: Xuy: Đánh bằng roi; Trượng: Đánh bằng gậy; Đồ: Tù khổ sai; Lưu: bị tù đầy ở nơi xa; Tử: bị giết chết. Trong phạm vi bài viết này, sẽ nhắc đến một số hình phạt và hoạt động xét xử của người việt xưa.

Quan huyện xử án thời xưa.
Quan huyện xử án thời xưa.

Tất tật phải qua xã trưởng

Mô hình quản lý làng xã dưới thời phong kiến được tổ chức theo một cơ chế kép, chính quyền ở làng xã vừa do nhà nước tổ chức, quản lý theo quy định, nhà nước lại cho phép làng xã có quyền tự quản, nhà nước dùng pháp luật để quản lý, lại cho phép làng xã sử dụng những quy ước “lệ làng” làm công cụ điều hành ở làng.

Thời Lê Chân Tông, năm 1645, những việc kiện về hộ tịch, hôn nhân, ruộng đất, trước hết phải qua xã trưởng. Dưới thời Vua Minh Mạng, đối với cơ sở bỏ chức xã trưởng, thay bằng Lý trưởng và tùy quy mô sẽ có Lý phó và Lý dịch đi kèm.

Vua Minh Mạng quy định rõ tiêu chuẩn chọn Lý trưởng và phải do dân bầu: “Lý trưởng, Lý phó phải là những người vật lực, mẫn cán, phải do dân làng đồng tình bầu cử, phủ huyện xem kỹ lại rồi báo lên trên để cấp văn bằng, mộc triện. Làm việc được ba năm xét ra giỏi giang thì tâu xin khen thưởng, người nào hèn kém tham ô thì cách đi”.

Nhà nước quy định chặt chẽ việc bầu Lý trưởng và các phụ việc cho Lý trưởng trong xã dựa trên số dân. Lý trưởng nhất quyết phải có một tài sản nhất định và mẫn cán, nhanh nhẹn.

Ngoài điều kiện trên, Lý trưởng phải được chính viên Cai tổng cùng dân chúng sở tại đồng thời bầu cử. Mọi công việc trong làng xã, Lý trưởng phải chịu trách nhiệm từ việc binh, lương, thuế khóa, phu then tạp dịch, xét xử kiện tụng nhỏ...

Vụ việc xã trưởng không xử lý được hoặc quá thẩm quyền thì đến quan huyện. Huyện không xử xong thì kêu lên quan phủ. Nếu cho rằng quan phủ xét đoán không công bằng, người dân kêu lên Thừa ty. Nếu thấy Thừa ty chưa được công bằng thì kêu lên Hiến ty.

Từ đời Vua Lê Thần Tông cho đến hết đời Lê (1649 – 1788) có các tòa: Tòa đệ nhất cấp là Tòa án cấp dưới cùng đứng đầu là các quan Huyện, Tòa đệ nhị cấp đặt ở mỗi Phủ và do quan Phủ chủ tọa, Tòa đệ tam cấp đặt ở mỗi Đạo gọi là Thừa ti, Tòa đệ tứ cấp gọi là Hiến ty cũng được đặt ở cấp Đạo, Tòa phúc thẩm ở mỗi Đạo gọi là Tòa giám sát có một vị quan đứng đầu gọi là quan Giám sát (về sau đổi tên gọi là quan Cai Đạo); Tòa án cao cấp nhất trong nước là Ngự Sử Đài. Thành viên Ngự sử đài là các quan ngự sử đóng ở kinh đô.

Chân dung những đao phủ

Một trong những nội dung mà nhà truyền giáo người Ý G.F.de Marini (1608 - 1682) quan tâm quan sát và ghi chép khi đến Việt Nam là hình pháp chính là ở trong giai đoạn Vua Lê – Chúa Trịnh. Những ghi chép của ông là những điều “mắt thấy tai nghe” dưới nhãn quan của 1 người ngoại quốc từ phương Tây theo Thiên Chúa giáo.

Theo Marini cho biết, tại các tỉnh không có nhà ngục, trong nhà quan tỉnh vẫn có đủ dụng cụ để cầm giữ tra khảo: xiềng, xích, khóa tay và những dụng cụ bằng sắt khác nữa.

Thông dụng nhất là gông. Gông làm bằng hai thanh gỗ to và dài như một cái thang, có hai miếng gỗ ngang nối thanh nọ với thanh kia, hai miếng gỗ ngang đặt như hai bậc thang kẹp đầu vào giữa không thể nào kéo ra được; phạm nhân phải đeo gông đến ngày tuyên án. Ở Kẻ Chợ (Thăng Long – Hà Nội) có nhiều ngục thất.

Ngục hình thì làm dưới đất, không có cửa, chỉ có ánh sáng từ một ngọn nến viên cai ngục thắp cho và bắt tội nhân đến hạn phải trả tiền. Nếu người khốn nạn này không có tiền thì ngục tốt không ái ngại, đánh cho máu me đầm đìa, thừa sống thiếu chết, tội nhân không có ai để nói chuyện và than khổ bao giờ…

Chỉ có thân quyến mới được phép nói chuyện với tội nhân thôi. Họ đến báo cho tội nhân biết bản án tử hình và tụ họp lại để theo sau khi tội nhân được dẫn ra pháp trường. Ra đến nơi, tội nhân đã thấy có một bữa ăn sắp sẵn.

Đến giờ hành hình, đao phủ thủ hoặc một tên lính nào đấy bảo hắn là đến lúc phải tuân vương mệnh; cứ ngồi sệp xuống đất chẳng xê xích đi đâu, hắn đưa tay cho người ta trói gập ra đằng sau. Xong rồi người ta búi tóc hắn lên đỉnh đầu và chẳng cần theo một nghi thức gì khác, đao phủ cầm đao đến gần và hạ thủ.

Hình ảnh những đao phủ ám ảnh và có lẽ vô cùng “điêu luyện” nên đã được Nguyễn Tuân đưa vào trong tác phẩm “Chém treo ngành” (tập Vang bóng một thời).

“Chém treo ngành” là bài đầu tiên của tác phẩm nhưng nó lại ít được các nhà phê bình như Thạch Lam, Vũ Ngọc Phan, Phạm Thế Ngũ... ca ngợi.

Đây là một đề tài tàn bạo, phũ phàng, rùng rợn hoàn toàn trái ngược với tinh thần nhẹ nhàng thanh tao của các nghệ thuật cầm, kỳ, thi, tửu vì nó là một nghệ thuật giết người, chém người ngọt như chuối vậy.

Bát Lê là một tay đao phủ có tiếng, chuyên xử dụng thanh quất, loại kiếm hai lưỡi nay đã về già, mỗi lần có án trảm, ông chỉ ra pháp trường cho có mặt, việc đã có người khác đỡ tay.

Nhưng nay quan lớn Đổng lý Quân vụ gọi vào cho biết có mười hai tên tử tù sắp phải bị hành hình, quan công sứ (thực dân) muốn được thị kiến. Bát Lê có tài chém đầu rất ngọt, chỉ một nhát lướt qua là đứt cổ nhưng vẫn còn dính một làn da.

Thế là Bát Lê được phép vào vườn chuối để tập luyện cho thuận tay. Đến ngày hành hình, Bát Lê hoa thanh quất, mười hai cái đầu của tội nhân bị chẻ gục xuống, không một giọt máu vấy vào áo hắn, Bát Lê được quan công sứ thưởng mấy cọc bạc đồng bà lão.

Ngay khi mở đầu tác giả đã tạo cho bài một không khí rùng rợn, quái đản qua tiếng hát tẩy oan của tên đao phủ, ngụ ý hắn vô tội.

“Trời nổi cơn lốc/Cảnh càng u sầu /Tiếng loa vừa dậy/ Hồi chuông mớm mau/ Ta hoa thanh quất/ Cỏ xanh đổi màu/ Sống không thù nhau/ Chết không oán nhau/ Thừa chịu lệnh cả/ Dám nghĩ thế nào/ Người ngồi cho vững/ Cho ngọt nhát dao/ Hỡi hồn! Hỡi quỉ không đầu”.

Nếu Bát Lê là 1 đao phủ trong tưởng tượng của cụ Nguyễn thì ở Huế, nhiều bậc phụ huynh thường lấy cái tên “cụ Ngáo” ra để dọa trẻ con đang khóc hoặc không nghe lời.

Theo tìm hiểu, “Cụ Ngáo” là nhân vật có thật và là một đao phủ khét tiếng thời Nguyễn. “Cụ Ngáo” từng hạ đao lấy đi sinh mạng của nhiều tử tù. Danh của đao phủ này gắn liền với địa danh cống chém An Hòa và cồn Mả Thí (nay thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế).

Cuộc đời của nhân vật này chỉ được nhà thờ Tố Hữu (quê ở Huế) miêu tả ngắn gọn trong bài thơ “Hỏi cụ Ngáo”: “Nghe nói ngày xưa lão chặt đầu, Đầu xanh, đầu bạc tội gì đâu?

Sao không chặt hết đầu bao đứa, Mũ mão rồng nay, áo phượng chầu? Nay lão vác tròng đi thịt chó, Chó vàng, chó mực tội gì đâu? Sao không chặt hết bao con đó, Lém gót giày Tây, béo mượt đâu?” Nhà Nghiên cứu Huế Hồ Tấn Phan kể, trong các câu chuyện dân gian Huế lưu truyền, “cụ Ngáo” là đao phủ nổi tiếng "chém khéo, chém ngọt".

Món nghề làm nên thương hiệu “cụ Ngáo” là món "chém treo ngành". Để luyện ngón “chém đầu treo ngành”, hàng đêm “cụ Ngáo” vẫn lên trên vườn chuối trên Thượng Thành luyện chém cho ngọt tay vừa chặt hát “Sống không thù nhau, chết không oán nhau”.

Mỗi khi chính quyền Pháp thuê cụ ra pháp trường Cống Chém An Hòa để chém đầu tử tội, cụ thường ăn vận áo quần bóng bẩy, thắt đai đỏ ngang hông, tuốt gươm sáng loáng.

Sau khi chém đầu phạm nhân, tối, “cụ Ngáo” lại biện một lễ cau trầu rượu xuống miếu Âm Hồn ở ngã tư Anh Danh để xá tội. Trở lại với tài liệu theo Marini ghi nhận, các thân vương quý tộc không bị chém đầu như bọn thường dân.

Lưu huyết là một điều nhục nhã đối với tôn tộc, người hoàng phái, quý phái. Vì thế nên các quốc thích chỉ bị người ta dùng một cái gậy bằng gỗ hoàng đàn dài ba thước, to vừa phải phang một gậy vào đầu cho chết, còn người quý phái nào bị tử hình thì chỉ bị thắt cổ hay treo cổ chết thôi - một lối chết danh giá nhất, ít nhục nhã nhất.

Bọn trộm cướp trước khi chết bị đem bêu ba ngày giữa một công viên cho công chúng sỉ vả, trên một chiếc xe bò dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời, chẳng có gì che phủ cả. Hình phạt này nhục nhã nhất đối với tội nhân và rất có công hiệu đối với quần chúng.

Một quốc thích nào đã làm loạn hoặc xui dân làm loạn thì bị kẹp cổ vào hai chiếc gậy gỗ như vào giữa hai bậc thang, rồi những kẻ đứng ra hành hình bóp hết sức chặt làm cho phạm nhân nghẹt thở và chết.

Muốn thử xem phạm nhân đã chết chưa, người ta đốt hai chiếc đèn, đem hai bàn chân kề sát vào ngọn lửa; nếu tội nhân hơi còn một chút cảm giác thì hai đao phủ kẹp cho đến khi người ấy chết hẳn không cử động được nữa.

Lính đào ngũ bị xẻo mũi; quan binh đào ngũ bị chặt thêm hai bàn chân. Bọn du côn hay sinh sự cãi nhau, đánh nhau bị chặt một, một nửa hay tất cả các ngón tay.

Sát nhân phải giả tử. Kẻ giết người không những phải thường mạng lại còn phải nộp cho ngân khố số tiền thuế người chết phải đóng từ năm hai mươi đến năm sáu mươi: tội nhân không có thì họ hàng phải đóng thay; nếu hắn không có bà con, hoặc họ hàng thì làng mạc phải chịu.

Cũng có khi vua giao kẻ sát nhân cho gia đình người bị giết để cho bọn này tự trả thù lấy bằng các thứ hình phạt cho hả cơn giận.

Cách đây không lâu đã có người muốn báo thù cho một thân nhân bị chết đã chém bằng búa và băm kẻ sát nhân ra làm nhiều mảnh từ chân lên đến đầu, để hắn chết dần.

Những kẻ gian tham trộm cướp không bị tội chết vì thế nên bọn bất lương rất nhiều; nhưng khi có chứng cớ thì họ bị nghiêm phạt, quan cũng vậy. Những người bình sinh là người can đảm mà mắc tội tử hình thì chẳng những được vua tha tội chết cho mà còn được trọng dụng trong quân đội.

Người xưa xử gian dâm

Vào thời nhà Nguyễn, triều đình đã đưa 9 điều quy định về tội gian dâm và giao bộ Hình thực thi hình phạt với những người vi phạm.

Trong sách “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” có đoạn ghi lại luật thời Vua Minh Mạng thứ 8 năm 1827 quy định: Nếu thông gian không chồng thì gian phu, dâm phụ đều bị đóng gông 1 tháng, phạt 100 trượng.

Nếu có hành vi “điêu toa lừa dối gian dâm không chồng” thì mỗi người sẽ bị đóng gông 2 tháng, phạt 100 trượng.

Cũng theo sách này, những người có chồng mà thông gian với người khác thì bất luận thông dâm hay lừa dối gian dâm: nếu có chồng chưa có con thì gian phu, dâm phụ đều bị xử giảo giam hậu (xử thắt cổ nhưng giam để đợi thi hành hình); Nếu có chồng có con đều xử giảo lập quyết (xử thắt cổ hành hình ngay).

Người nào mối lái để cho người thông gian ở nhà mình thì xử tội nhẹ hơn một bậc. Người dân thông gian với vợ quan chức thì gian phu và dâm phụ đều bị xử thắt cổ hành hình ngay. Quan chức thông gian với vợ dân thì xử phạt thắt cổ nhưng giam đợi hành hình.

Đến thời Vua Tự Đức, tội ngoại tình được cải hoán, bổ sung một số hình phạt nhưng theo chiều hướng nặng hơn.

Theo sách “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ”, đối với quan chức có hành vi ngoại tình, vào năm 1857, Vua Tự Đức đưa ra quy định: Quan chức thông gian với vợ quan chức thì xử theo luật thường. Quân dân mà thông gian với vợ quan chức thì gian phu, dâm phụ bị xử giảo lập quyết (tức là thắt cổ hành hình ngay).

Quan chức mà gian dâm với vợ quân dân thì gian phu bị phạt 100 trượng, đi đày 3.000 dặm, gian phụ bị bắt đi làm đầy tớ. Cũng trong sách “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” cho biết, đối với những người gian dâm mà sinh ra con cái thì những đứa con ấy bắt gian phu phải nuôi.

Những người vợ mà gian dâm, chồng được phép đem người vợ đó gả chồng hay đem bán nếu không muốn giữ lại. Nhưng nếu người chồng đem gả bán vợ ngoại tình cho kẻ gian dâm với vợ thì kẻ gian phu và người chồng đều bị xử phạt 80 trượng.

Người đàn bà phải ly dị về nhà cha mẹ, tiền lễ cưới tịch thu vào kho nhà nước. Vào năm 1875, Vua Tự Đức còn chuẩn y thêm 9 điều trong việc xử tội gian dâm.

Theo đó, hành vi thông gian thì phạt 80 trượng, có chồng mà thông gian thì phạt 90 trượng, điêu toa gian dâm phải lĩnh hình phạt 100 trượng. Nếu ai thông gian với người thân thuộc cùng họ không phải để tang và vợ những người thân thuộc ấy đều xử phạt 100 trượng; cưỡng gian thì xử phạt gian phu tội trảm giam hậu.

Nếu thông gian với người không chồng thì gian phu bị phạt 100 trượng và phải đi tù 3 năm, còn gian phụ bị xử phạt 100 trượng, đồng thời bị đóng gông 1 tháng.

Nếu có chồng thì gian phu bị phạt 100 trượng và phải chịu thêm hình phạt đi đày 3.000 dặm, còn gian phụ phát đi làm nô tỳ. Ai thông gian với cụ họ, bà cô họ, bà bác, bà thím họ, chị em chú bác, chị em với mẹ, vợ anh vợ em thì gian phu, dâm phụ đều bị xử giảo quyết.

Nếu là cưỡng gian thì gian phu bị trảm quyết. Bên cạnh quy định xử phạt những người ngoại tình, triều Nguyễn cũng ra quy định xử phạt rất nghiêm khắc với những người quan hệ bất chính với trẻ em dưới 12 tuổi.

Cũng trong sách “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” có đoạn ghi chép về nội dung này như sau: Dưới thời các vua nhà Nguyễn trị vì, những kẻ thông gian với con gái 12 tuổi trở xuống, dẫu có tình thông gian cũng bị xử là cưỡng gian và tùy vào hành vi mà có thể bị xử giảo giam hậu hoặc bị trảm quyết bêu đầu.

Đó là quy định trong luật “chính thống”, còn trong thực tế làng xã, có rất nhiều cách “trừng trị” gian dâm. Mà một trong hình phạt kinh dị bậc nhất là “cạo đầu bôi vôi thả bè trôi sông”. Điều này đã được Henri Oger khắc họa trong bộ “Bách khoa thư” về hình ảnh Việt Nam đầu thế kỷ XX mang tên Kỹ thuật của người Annam.

Người phụ nữ phạm “đại nghịch” khi quan hệ với nhà sư bị lột trần. Cả hai bị trót chặt buộc trên bè thả sông. Mới đây nhất, lấy bối cảnh sau chiến tranh, “Thương nhớ ở ai” - bộ phim dựa theo tiểu thuyết “Bến không chồng” của đạo diễn Lưu Trọng Ninh khiến người xem đau xót thay cho thân phận của những người phụ nữ bị chính làng mình ruồng bỏ.

Mở màn là cảnh phim người đàn bà chửa hoang bị cắt tóc bôi vôi, thả bè trôi sông trong tiếng hò hét khinh bỉ của dân làng. Hình ảnh người phụ nữ bị trói thả trôi bên sông đã khiến nhiều khán giả rơi nước mắt.

Nhân vật chính Vạn trở về sau cuộc chiến khi nhìn thấy người đàn bà chửa hoang bị cạo đầu bôi vôi cũng chỉ quay lưng bỏ đi trước bao rào cản xã hội. Nhân vật Nương do diễn viên Thanh Hương thủ vai trở về làng với thân phận cô đầu. Khi thấy người đàn bà chửa hoang trên sông, Nương đã bắt lái thuyền dừng lại và đưa người đàn bà ấy về nhà cứu giúp.

Có lẽ, phần nào đó chỉ những người phụ nữ mới có thể đồng cảm được với nhau. Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng lý giải: Đối với người Kinh (Việt) vai trò của cô dâu trưởng là hết sức quan trọng, để có thể duy trì nòi giống và hòa hợp anh em gia đình với cả họ hàng.

Cô ta không có sở hữu gì, nhưng sau khi trở thành bà mẹ thì có nghĩa làm chủ gia đình, quyết định các hoạt động kinh tế và quan hệ xã hội trong phạm vi gia đình.

Như vậy, câu chuyện tiết hạnh đương nhiên phải đề cao, phúc đức tại mẫu, hay con hư tại mẹ, cháu hư tại bà, chính là chỗ này.

Người nông dân Việt do đó rất thận trọng khi cưới vợ cho con, điều này dẫn đến sự lựa chọn Thọ Mai gia lễ, hay những quy tắc ngặt nghèo của Nho giáo với thân phận đàn bà. Người phụ nữ mang thai ngoài giá thú sẽ phải phạt vạ khao làng, câu chuyện được nhắc đến trong vở chèo Quan âm Thị Kính.

Đàn ông, đàn bà bị bắt về tội ngoại tình hình phạt nặng nhất là buộc cả hai vào bè chuối thả trôi sông. Ở Trung Quốc có một hình phạt tàn bạo với tội đó, là buộc cô gái vào một cái yên ngựa gỗ, giữa yên ngựa có cắm một cái dương vật bằng gỗ.

Nó sẽ xỏ vào… người cô ta và người ta sẽ quất con ngựa chạy lồng lên. Tập tục ném đá cho đến chết người ngoại tình trong một số xã hội Hồi giáo cũng có nét tàn bạo tương tự. Có lẽ riêng việc và đồ nghề hình phạt tội thất tiết có thể viết được cả một cuốn sách, thế mới biết loài người từng quan trọng vấn đề này thế nào.

bài liên quan
Hải Phòng: Bắt giữ nghi phạm sát hại nữ sinh, phi tang thi thể trong vườn nhà

Hải Phòng: Bắt giữ nghi phạm sát hại nữ sinh, phi tang thi thể trong vườn nhà

Công an TP Hải Phòng đã xác định được nghi phạm sát hại nữ sinh, giấu thi thể trong vườn chuối là Lê Phong Toàn (SN 2009, ở xã An Hồng, huyện An Dương).
Bắt giữ hai đối tượng giết người, tạo hiện trường giả thành vụ tai nạn giao thông

Bắt giữ hai đối tượng giết người, tạo hiện trường giả thành vụ tai nạn giao thông

Sau khi gây ra án mạng, hai đối tượng đã đưa nạn nhân ra lề đường và tạo thành hiện trường một vụ tai nạn giao thông. Cả hai đối tượng đã bị lực lượng chức năng bắt giữ sau 6 giờ gây án.
CSGT bắt giữ nghi phạm giết người đang trên đường lẩn trốn

CSGT bắt giữ nghi phạm giết người đang trên đường lẩn trốn

Một nghi phạm liên quan đến vụ giết người tại Nam Định đang trên đường bỏ trốn, khi đến địa phận TP Đà Nẵng thì bị lực lượng CSGT bắt giữ.
Lời khai của nghi phạm sát hại cô gái 21 tuổi tại Lai Châu

Lời khai của nghi phạm sát hại cô gái 21 tuổi tại Lai Châu

Sau khi bị bắt, nghi phạm Lò Văn Xươm khai, giữa nạn nhân và nghi phạm có mỗi quan hệ yêu đương, sau này phát sinh nhiều mâu thuẫn dẫn đến án mạng.
Đã bắt giữ thành công nghi phạm sát hại cô gái 21 tuổi ở Lai Châu

Đã bắt giữ thành công nghi phạm sát hại cô gái 21 tuổi ở Lai Châu

Lực lượng chức năng Công an tỉnh Lai Châu vừa tiền hành bắt giữ thành công nghi phạm sát hại cô gái 21 tuổi tại huyện Tân Uyên xảy ra vào ngày 5/3 vừa qua.
Nghi phạm vụ án giết người ở phường Bắc Sơn khai gì?

Nghi phạm vụ án giết người ở phường Bắc Sơn khai gì?

Do vẫn bực tức từ các mâu thuẫn trong sinh hoạt phát sinh trước đó, cùng với việc biết chị D muốn chấm dứt quan hệ tình cảm nên Điệp nảy sinh ý định giết chị D.
Mới nhất
Đọc nhiều
Nghệ An: Gặp mặt chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nghệ An: Gặp mặt chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hơn 100 đại biểu đại diện chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến của tỉnh Nghệ An tham gia Chiến dịch về tham dự.
Sôi động Cuộc thi Tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Sôi động Cuộc thi Tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

English Challenge là Cuộc thi tiếng Anh dành cho sinh viên và học sinh đam mê tiếng Anh, là nơi để sinh viên tỏa sáng tài năng và tăng cường sự kết nối.
Lợi trước mắt, thiệt lâu dài… khi rút BHXH một lần

Lợi trước mắt, thiệt lâu dài… khi rút BHXH một lần

Chỉ vì giải quyết khó khăn trước mắt mà không ít người lao động đã rút BHXH một lần, nhưng khi về già mới thấy được khó khăn, thiệt đủ đường.
Tin bài khác
Thanh Hóa: Bắt 4 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy để “mừng” tiệc cưới

Thanh Hóa: Bắt 4 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy để “mừng” tiệc cưới

Ngày 23/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Hà Trung đã Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 đối tượng về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy…
Khởi tố hai "nữ quái" mua ma túy về bán để kiếm lời

Khởi tố hai "nữ quái" mua ma túy về bán để kiếm lời

Hai đối tượng Vi Hoàng Như và Trần Thị Hương Lan vừa bị Công an quận Tây Hồ ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra về tội Mua bán trái phép chất ma túy.
Quảng Ninh: Bắt giữ cặp vợ chồng buôn bán pháo nổ số lượng lớn

Quảng Ninh: Bắt giữ cặp vợ chồng buôn bán pháo nổ số lượng lớn

Lực lượng Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh vừa bắt giữ cặp vợ chồng có hành vi buôn bán pháo hoa nổ số lượng lớn.
Khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Theo thống kê của Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban chỉ đạo 138/CP), trong quý I/2024, lực lượng chức năng đã phát hiện, khởi tố mới 20 vụ/40 đối tượng (tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2023) mua bán người.
Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Từ tháng 1/2023 đến khi bị phát hiện, bắt giữ, cơ quan Công an xác định tổng số tiền cá cược mà đường dây này thực hiện khoảng 50 tỷ đồng.
Hà Nội: Công an triệu tập hơn 50 đối tượng mang "hàng nóng" gây rối trật tự công cộng

Hà Nội: Công an triệu tập hơn 50 đối tượng mang "hàng nóng" gây rối trật tự công cộng

Một nhóm 52 đối tượng vừa bị lực lượng chức năng Công an huyện Đông Anh, Hà Nội triệu tập để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng trên địa bàn.
Vụ 10 công nhân thương vong: Trách nhiệm của Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thế nào?

Vụ 10 công nhân thương vong: Trách nhiệm của Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thế nào?

Theo Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường, đây là vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khiến 7 công nhân tử vong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gây đau thương mất mát đến nhiều gia đình công nhân.
Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Ngày 20 và 23/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng đối với 06 đối tượng liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Nghệ An: Bắt giữ 2 đối tượng trộm lưới thép B40 trên cao tốc

Nghệ An: Bắt giữ 2 đối tượng trộm lưới thép B40 trên cao tốc

Nhóm đối tượng đã lấy trộm hàng chục tấm thép lưới loại B40, dùng để chắn gia súc trên tuyến đường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua xã Quỳnh Mỹ (Quỳnh Lưu - Nghệ An).
Khởi tố, bắt tạm giam một nhân viên Nhà máy xi măng liên quan đến vụ tai nạn làm 10 người thương vong

Khởi tố, bắt tạm giam một nhân viên Nhà máy xi măng liên quan đến vụ tai nạn làm 10 người thương vong

Trần Mạnh Hùng (sinh năm 1980) là nhân viên cân băng liệu của Nhà máy xi măng đã bị bắt tạm giam để điều tra về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động”.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.