Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 32 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 32°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

Từ mâu thuẫn chuyện phụng dưỡng cha mẹ đến phiên tòa cạn tình

Pháp luật hình sự
13/03/2018 19:30
Nguyễn Nghĩa
aa
Phiên tòa phúc thẩm, khán phòng rộng thênh thang, chỉ có hai anh em đương sự ngồi hai góc.


Tin nên đọc

Người em là nguyên đơn (SN 1965, ngụ TP HCM), bảo lúc cha mẹ còn sống, sao không đồng ý góp tiền mỗi tháng hai triệu nuôi cha mẹ, mà nhất quyết bắt ông bà cắt đất bán mà ăn.

Giờ cha mẹ chết, đòi giữ lại nhà làm nơi thờ tự làm gì? Người anh là bị đơn (SN 1962, ngụ phường Phú Nhuận, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế), cho rằng, giờ cha mẹ không còn, muốn giữ lại để thờ cúng, cũng là nơi để anh chị em trong nhà lui tới, đoàn viên.

Phiên tòa “thắng – thua” đã rõ, nhưng chẳng biết cuộc đời phía trước, còn con cháu, thì chuyện “thắng – thua” ấy có ích gì?
Phiên tòa “thắng – thua” đã rõ, nhưng chẳng biết cuộc đời phía trước, còn con cháu, thì chuyện “thắng – thua” ấy có ích gì?

Sáu người con, hai phe “bất đồng”

Cha mẹ họ có sáu người con, ba trai ba gái. Sinh thời, ông bà có tạo dựng được diện tích đất 222 m2 chia làm hai thửa, và một ngôi nhà, tọa lạc ở phường Phú Nhuận.

Trước khi mẹ qua đời, bà có để lại di chúc cho con trai thứ (người em, nguyên đơn trong vụ án) được hưởng quyền sử dụng đất của bà trong khối tài sản chung của bà và chồng. Tháng 2/2014, người cha chết, không để lại di chúc.

Cuối năm đó, người mẹ cũng qua đời. Sau khi bố mẹ qua đời, cả sáu anh chị em đã cùng mở di chúc của mẹ. Tất cả đều công nhận toàn bộ phần di sản của mẹ đều để lại cho người em (phần thừa kế theo di chúc).

Phần di sản của cha, cả sáu anh em đồng thừa kế (phần thừa kế theo luật). Nguyên đơn trình bày, tháng 3/2015, chính quyền cấp hai sổ đỏ cho hai thửa đất nói trên.

Nguyên đơn nhận phần thừa kế theo di chúc, thửa còn lại ông cùng các anh chị em cùng đứng tên. Riêng người anh kế (bị đơn trong vụ án) không đồng ý ký tên, nên người em khởi kiện, yêu cầu tòa án phân chia tài sản chung là tài sản thừa kế theo luật.

Về ngôi nhà, cha mẹ qua đời không để lại di chúc, nên đây là di sản thừa kế theo luật của sáu anh chị em. Việc thờ tự ông bà, tổ tiên cũng như cha mẹ vừa mới qua đời, đã được thờ tại nhà thờ từ đường của dòng họ ở quê.

Do đó người em yêu cầu được chia phần thừa kế của mình về nhà ở. Sau khi vụ án được thụ lý, quá trình hòa giải, ba người chị em gái của nguyên đơn đều có đơn xin nhượng quyền thừa kế cho người em.

Về phần người anh là bị đơn, thì trình bày: Sau khi bố mẹ qua đời, sáu anh chị em trong nhà đều thống nhất theo di chúc của mẹ ông để lại. Họ thống nhất tách thửa đất trên thành hai thửa bằng nhau. Một thửa đứng tên người em, diện tích 111 m2.

Thửa còn lại đứng tên chung sáu anh chị em. Do người em đòi chia, ông đã đồng ý để em ông được hưởng một nửa diện tích đất nói trên. Một nửa còn lại đứng tên chung các anh chị em, thì để làm nơi thờ tự cho bố mẹ.

Việc ba người con gái nhượng quyền sử dụng đất và quyền hưởng di sản thừa kế là ngôi nhà cho em, người anh đề nghị tòa không giải quyết.

Trước đó, trong phiên sơ thẩm, Tòa sơ thẩm đã không công nhận bản di chúc thừa kế, mà đem toàn bộ di sản chia đều cho sáu người con.

Do ba người con gái nhượng quyền cho nguyên đơn, nên tòa giao toàn bộ nhà và đất cho nguyên đơn, đồng thời phải trả cho bị đơn và người anh cả mỗi người 295 triệu đồng, tương đương với phần di sản những người đó được thừa kế.

Không đồng ý với bản án sơ thẩm, nguyên đơn kháng cáo. VKS cũng có kháng nghị, đề nghị cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, vì cho rằng cấp sơ thẩm không tôn trọng quyền tự nguyện thỏa thuận và quyền tự định đoạt của các đương sự, làm ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Phân trần của người anh

Phiên tòa phúc thẩm, khán phòng rộng thênh thang, chỉ có hai anh em đương sự ngồi hai góc. Người em ngồi ghế nguyên đơn, mặt mày phờ phạc vì phải di chuyển cả nghìn km từ Sài Gòn về Huế dự khán.

Chiếc áo sơ mi ông khoác trên người nhàu nhĩ, bạc màu. Người anh ngồi ghế bị đơn, mặt u ám. Cả hai ngồi xoay lưng về phía nhau. Tòa hỏi sau phiên sơ thẩm, các bên có thỏa thuận, giải quyết gì không?

Người anh khai, ông có nhắn tin cho các anh chị em, bảo là người nhà với nhau, đừng đưa nhau ra tòa nữa. Tòa xử ông được nhận phần nhiều, nhưng ông không nhận nữa, chỉ cần người em đồng ý nhận một nửa di sản, nửa còn lại để làm nhà thờ cha mẹ đã khuất.

Nhưng anh chị em không ai trả lời. Nguyên đơn thì nói ông muốn chia tài sản. Muốn được nhận phần thừa kế của mình. Vì cuộc sống của ông ở Sài Gòn gặp khó khăn. Người anh khai, xưa cha mẹ ông có bán một phần đất khác, được bảy cây vàng. Em trai ông làm ăn ở Sài Gòn, nên cha mẹ trích 3,2 cây để mua cho một căn nhà.

“Chú ấy xa quê, làm ăn khó khăn. Rồi bán nhà to mua nhà nhỏ. Sau đó thì bán nhà nhỏ ra ở trọ. Xa quê bao năm chẳng làm được gì, nên sau ngày cha mẹ mất, mọi người cũng muốn chú ấy về quê sinh sống cho ổn định. Anh chị em thống nhất chỉ cần chú ấy về quê sống thì sẽ giao toàn bộ nhà đất cho chú ấy ở và làm nơi thờ cúng nhang khói”.

“Nhưng chú ấy đòi phần của mình. Anh em đồng ý, tách thửa. Chú ấy lấy đủ 111 m2. Đường ranh giới bị lệch. Tôi nói thôi chỉnh lại, mất đôi ba mét cũng được, để làm nhà thờ. Chú ấy không chịu. Tôi đứng ra xây lăng mộ cho cha mẹ, anh chị em cho rằng tôi ăn bớt tiền.

Nhưng tiền xây mồ xây mả, ai lại làm chuyện thất đức ăn chặn, ăn bớt làm chi. Từ đó mâu thuẫn nảy sinh. Nhà tôi ở gần nhà cha mẹ. Trời nắng, mấy đứa con ôm tập vô nhà ông bà đọc sách, rồi quét dọn nhà thờ. Mọi người nhìn thấy, sợ tôi sử dụng, sợ tôi chiếm nhà.

Trẻ con chẳng ai muốn ở trại mồ côi. Người già cũng không muốn mình ở trung tâm dưỡng lão, thì người đã khuất cũng chẳng muốn thờ ở nhà thờ chung. Nhà thờ dưới quê là nhà thờ của chi phái, cũng giống như nhà tập thể. Cha mẹ mới chết, đưa về thờ ở dưới quê, cũng như đi ở nhà tập thể, hỏi có đau lòng không?”.

Người anh bày tỏ tiếp: Nhà cha mẹ lập nên, sống mấy chục năm ở thành phố, giờ bán nhà chia nhau, rồi đưa bàn thờ cha mẹ đi chỗ khác sao đành?

Ông bảo trong năm anh chị em ở Huế, ông là người nghèo nhất, nhưng cũng có nhà ở đường Nguyễn Huệ (một trong những con đường lớn ở Huế, giá nhà đất rất cao).

“Còn những chị em khác đều giàu có cả. Chia chác tài sản, vài trăm triệu ăn cũng hết. Mà nhà bán đi, bàn thờ cha mẹ phải gánh ra đường.

Nơi sáu anh em được sinh ra và cùng nhau trưởng thành sẽ không còn, xem như gốc gác cũng mất. Nếu để lại làm nhà thờ, ngày kỵ giỗ, anh chị em trong nhà còn có nơi để quay về, sum vầy đoàn viên.

Nhưng trời không nghe đất, thì đất nghe trời. Tui nói chú ấy rút đơn, rồi ra đây tui ký giấy cho mà nhận đất. Nhưng chú ấy không nghe”, bị đơn nói.

Mâu thuẫn từ chuyện phụng dưỡng cha mẹ

Đáp lại lời người anh, người em cười khẩy, bảo lúc đầu người anh (bị đơn) còn đòi ông phải “chung” 100 triệu mới chịu ký giấy. 100 triệu, chứ đâu phải 10 triệu mà nói có là có ngay. Người em yêu cầu tòa chia di sản. Phần tài sản gồm 12 phần.

Mẹ ông để lại cho ông sáu phần. Sáu phần còn lại, ông xin nhận phần của mình và phần ba chị em gái đã cho ông. Người anh tố, các chị em gái chỉ “giả vờ” cho em. Đợi đến lúc tòa xử xong, thì lén lút bán nhà rồi chia tiền với nhau.

Người em hỏi: “Sao khi cha mẹ còn sống, một tháng không chịu chi hai triệu đồng để nuôi cha mẹ, lại nằng nặc đòi cha mẹ bán đất mà ăn. Giờ lại trách mọi người đối xử thiên vị?”. Giờ nghị án, người anh bỏ ra hành lang hút thuốc.

Người em ngồi lặng lẽ trong phòng, như thể chỉ cần ông nhấc chân lên, cả hai sẽ khó xử khi đụng phải mặt nhau. Người em kể, ngày trước cha mẹ già, không thể tự mưu sinh. Người anh hết lần này đến lần khác đến ép cha mẹ bán đất.

Mẹ ông buồn, khóc lóc gọi điện cho ông. Ông họp gia đình, nói mỗi người góp hai triệu cùng phụng dưỡng cha mẹ. “Hai đứa hắn (chỉ anh cả và bị đơn) nói không có tiền, mỗi tháng chỉ có một triệu. Tui nói không ai lo được, để tui lo.

Tui ở Sài Gòn, mỗi tháng gửi tiền ra, nhờ chị gái qua săn sóc. Bà chị tui giỏi lắm, chăm sóc mẹ không chê vào đâu được. Tui gửi tiền về ròng rã gần ba năm. Đến sáu tháng cuối đời mẹ tui, hắn (bị đơn) giành chăm sóc mẹ.

Từ đó đường sữa, bánh, trái gì của bà cũng bị hắn cắt hết. Mẹ tui gọi điện vào, lúc nào cũng khóc, bảo “mẹ buồn và cô đơn quá con ơi”.

Cũng vì buồn, nên mẹ tui mới mất”. Hỏi ông xa quê, mà chăm lo cha mẹ như vậy thì giỏi quá. Ông bảo, một mình ông cũng không làm được, nhưng nhờ có vợ con đồng lòng. Mấy đứa con rất ngoan, biết ông phải lo cho ông bà nội, nên mỗi lần muốn xin tiền mua gì, cũng phải đắn đo nghĩ tới nghĩ lui, rồi xin ít tiền lại.

Ông thở dài, bảo: “Chuyện nhà khó nói lắm. Nhưng nếu không gồng mình lên, thì không làm được. Hắn ra tòa thì nói hay ho vậy đó, chứ tham lam, ích kỷ. Vì không muốn hắn chiếm nhà cha mẹ, nên tui mới phải đưa đơn ra tòa”.

Ông nói, ngày xưa ông mua nhà, cha mẹ chỉ cho ba chỉ vàng, còn lại là gom góp từ tiền cưới. “Nhà”, cũng chỉ là bốn bức vách, dựng lên từ ngôi mộ vừa dời đi trong khu nghĩa địa, chứ lấy đâu có vàng cây, nhà lớn.

Giờ tuyên án, tòa phúc thẩm chấp nhận kháng nghị và một phần yêu cầu kháng án của nguyên đơn. Tòa tuyên nguyên đơn được nhận toàn bộ phần di sản của mẹ để lại, nhận một phần di sản của cha, và thêm ba phần di sản do chị em gái tặng.

Nguyên đơn sẽ được nhận nhà đất, và thối lại cho hai người anh phần thừa kế của họ, mỗi người 136 triệu đồng. Tòa tan, người anh bước nhanh ra cửa trước.

Người em về từ cửa sau. Họ không nhìn nhau một lần. Phiên tòa “thắng – thua” đã rõ, nhưng chẳng biết cuộc đời phía trước, còn con cháu, thì chuyện “thắng – thua” ấy có ích gì?

bài liên quan
Con dâu, con rể có được hưởng di sản thừa kế không?

Con dâu, con rể có được hưởng di sản thừa kế không?

Khi bố mẹ qua đời mà không để lại di chúc thì người con dâu, con rể có được hưởng di sản thừa kế hay không?
Con một có đương nhiên được thừa kế tài sản khi bố mẹ qua đời?

Con một có đương nhiên được thừa kế tài sản khi bố mẹ qua đời?

Là người con duy nhất trong gia đình, bạn có đương nhiên được thừa kế toàn bộ tài sản của bố mẹ bạn hay không?
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Mới nhất
Đọc nhiều
Hàng chục công trình trên đất nông lâm nghiệp “chần chừ” tháo dỡ

Hàng chục công trình trên đất nông lâm nghiệp “chần chừ” tháo dỡ

Tại huyện Bắc Yên (Sơn La) có tổng số 22 chủ công trình với 47 hạng mục công trình xây dựng, lắp đặt trái phép. Nhưng đến nay vẫn chưa được tháo dỡ.
Con dâu, con rể có được hưởng di sản thừa kế không?

Con dâu, con rể có được hưởng di sản thừa kế không?

Khi bố mẹ qua đời mà không để lại di chúc thì người con dâu, con rể có được hưởng di sản thừa kế hay không?
Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Từ tháng 1/2023 đến khi bị phát hiện, bắt giữ, cơ quan Công an xác định tổng số tiền cá cược mà đường dây này thực hiện khoảng 50 tỷ đồng.
Tin bài khác
Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Từ tháng 1/2023 đến khi bị phát hiện, bắt giữ, cơ quan Công an xác định tổng số tiền cá cược mà đường dây này thực hiện khoảng 50 tỷ đồng.
Hà Nội: Công an triệu tập hơn 50 đối tượng mang "hàng nóng" gây rối trật tự công cộng

Hà Nội: Công an triệu tập hơn 50 đối tượng mang "hàng nóng" gây rối trật tự công cộng

Một nhóm 52 đối tượng vừa bị lực lượng chức năng Công an huyện Đông Anh, Hà Nội triệu tập để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng trên địa bàn.
Vụ 10 công nhân thương vong: Trách nhiệm của Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thế nào?

Vụ 10 công nhân thương vong: Trách nhiệm của Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thế nào?

Theo Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường, đây là vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khiến 7 công nhân tử vong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gây đau thương mất mát đến nhiều gia đình công nhân.
Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Ngày 20 và 23/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng đối với 06 đối tượng liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Nghệ An: Bắt giữ 2 đối tượng trộm lưới thép B40 trên cao tốc

Nghệ An: Bắt giữ 2 đối tượng trộm lưới thép B40 trên cao tốc

Nhóm đối tượng đã lấy trộm hàng chục tấm thép lưới loại B40, dùng để chắn gia súc trên tuyến đường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua xã Quỳnh Mỹ (Quỳnh Lưu - Nghệ An).
Khởi tố, bắt tạm giam một nhân viên Nhà máy xi măng liên quan đến vụ tai nạn làm 10 người thương vong

Khởi tố, bắt tạm giam một nhân viên Nhà máy xi măng liên quan đến vụ tai nạn làm 10 người thương vong

Trần Mạnh Hùng (sinh năm 1980) là nhân viên cân băng liệu của Nhà máy xi măng đã bị bắt tạm giam để điều tra về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động”.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động làm 7 người chết, 3 người bị thương ở Yên Bái

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động làm 7 người chết, 3 người bị thương ở Yên Bái

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có công điện chỉ đạo sau vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng làm 7 người chết, 3 người bị thương xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Công an tỉnh Phú Thọ thông tin về vụ cướp tiệm vàng ở Việt Trì

Công an tỉnh Phú Thọ thông tin về vụ cướp tiệm vàng ở Việt Trì

Theo Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh Phú Thọ cho biết đối tượng Đinh Quang Minh (36 tuổi) xông vào tiệm vàng M.H ở phường Dữu Lâu, TP Việt Trì, dùng dùi cui điện uy hiếp, đe dọa mọi người bên trong cửa hàng để cướp tài sản.
Thanh Hóa: Bắt giữ nhóm đối tượng tổ chức, sử dụng ma túy tại quán Karaoke Galaxy

Thanh Hóa: Bắt giữ nhóm đối tượng tổ chức, sử dụng ma túy tại quán Karaoke Galaxy

Trước đó, ngày 15/02, Đội CSĐTTP về Ma túy Công an huyện Hậu Lộc tiến hành kiểm tra quán Karaoke Galaxy đã phát hiện, bắt quả tang đối với nhóm đối tượng
Công an Phú Thọ phá chuyên án trộm cắp dây cáp ngầm với quy mô đặc biệt lớn

Công an Phú Thọ phá chuyên án trộm cắp dây cáp ngầm với quy mô đặc biệt lớn

Hơn 9.000m dây cáp điện tại dự án lưới điện trung hạ thế TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã bị các đối tượng trộm cắp. Giá trị ước tính gần 20 tỷ đồng.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.