Hà Nội 22 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 25 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 22°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 25°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Thôn quê xơ xác oằn mình những gánh nặng thuế nước, thuế làng

Pháp luật hình sự
27/07/2019 15:55
Lê Sơn
aa
Dân gian có câu ''phép vua thua lệ làng'', và các cụ vẫn nói ''hương đảng, tiểu triều đình'', vì mỗi làng đều như một nước nhỏ có những tục lệ riêng của mình mà phép vua cũng không vượt được, nhất là với những điều gì không liên quan tới quốc gia. Ngoài những mỹ tục giúp duy trì củng cố truyền thống đạo lý, lệ làng còn có những điều nhiêu khê, nhất là những vấn đề thuế khóa, bắt người dân oằn mình chịu đựng.


Thời xưa, thường nhậm đại chỉ dụ của nhà vua với các làng xã không chú trọng tới phần tổ chức, chỉ nhắc nhiều tới bổn phận của làng xã với quốc gia như ấn định thuế khóa, tuyển dụng binh lính; những vấn đề như cải cách điền địa, tổ chức an ninh, kiểm soát tài nguyên của đất nước. Ngoài ra, sự điều hành trong làng đã có lệ làng. Đây là một điểm đặc biệt của làng xã Việt Nam. Làng xã không do pháp luật tổ chức, trái lại luật pháp chỉ công nhận là có làng với luật lệ riêng.

787788

Một làng quê ở Ninh Bình cuối thế kỷ 19 với ngôi đình, núi đá, trẻ chăn trâu.

Hương ước

Tất cả những luật lệ riêng của làng xã đều bất thành văn, và người làng hiểu với nhau như những sự giao ước, do đó luật lệ của làng được gọi là hương ước. Sau này, thời Pháp thuộc, để buộc dân các làng quê vào khuôn phép, người Pháp buộc mỗi làng phải lập bản hương ước, có hội đồng kỳ mục ký vào, các quan tỉnh phê chuẩn và đệ trình tỉnh duyệt y. Thực ra, trước thời Pháp thuộc, hương ước khẩu truyền của mỗi làng không giống nhau.

Những hương ước này được dân làng áp dụng cho nhiều vấn đề rất khác nhau, từ việc tổ chức trong làng đến phụ quyên, từ những vấn đề tư pháp tới đời tư dân làng. Những hương ước được tạo thành dường như căn cứ một phần theo lẽ phải tự nhiên, một phần theo nền nếp đạo đức của Nho học và một phần dựa vào các chỉ dụ của triều đình.

Sử gia Trần Trọng Kim trong cuốn “Việt Nam sử lược” có nhắc tới đạo dụ của vua Lê Thánh Tôn về việc sửa đổi phong tục các làng. Đạo dụ này gồm 24 điều đã là một đạo luật có giá trị chi phối tổ chức làng xã dưới thời bấy giờ. Xin ghi lại một vài nội dung:

1. Cha mẹ dạy con phải có phép tắc, trai gái đều có nghề nghiệp, không được rượu chè cờ bạc tập nghề hát xướng để bại phong tục.

2. Người gia trưởng tự mình phải giữ lễ phép để cho cả nhà bắt chước, nếu con em làm càn thì bắt tội gia trưởng.

3. Vợ chồng cần kiệm làm ăn, ân nghĩa trọn vẹn, duy chỉ có khi nào người vợ phạm tội thất xuất thì mới được bỏ…

6. Đàn bà có lỗi mà cha mẹ và chồng đã trừng trị thì nên phải sửa mình đổi lỗi, không được tự tiện trốn đi, làm hư mất nết đàn bà.

7. Người đàn bà góa không được chứa những đứa trai trẻ ở trong nhà, nói dối là con nuôi để âm hành những việc gian dâm…

14. Kẻ thương mãi phải tùy thời giá mà buôn bán với nhau, không được thay đổi thưng đấu, và tụ tập đồ đảng để đi trộm cướp, nếu phạm điều ấy thì trị tội rất nặng…

19. Các xã thôn phải chọn một vài người già cả đạo đức làm trưởng. Những ngày thong thả đem dân ra đình tuyên giáng những lời cáo dụ, để khiến dân bắt chước làm điều thiện thành ra mỹ tục.

20. Trong hạt phủ huyện có kẻ cường hào xâm chiếm điền thổ ức hiếp cô độc và xúi giục người ta kiện tụng, thì cho xã thôn cáo giác lên để quan xử trị...”.

Đạo dụ của vua Lê Thánh Tôn đã được các làng mạc căn cứ vào để giữ gìn phong tục trong dân gian, và một phần các hương ước chính là những điều ghi trong Đạo dụ này. Gần 200 năm sau, vua Lê Huyền Tôn vào năm 1662 lại có chỉ dụ khác để sửa đổi phong tục trong dân chúng.

Chỉ dụ của vua Lê Huyền Tôn cũng chỉ nhấc lại những điểm chính mà vua Lê Thánh Tôn đã nói tới với một vài điều mới, sơ lược như sau: ''Dân làng phải tôn trọng lẫn nhau theo thứ vị tuổi tác, chỉ bảo cho nhau để giữ lấy sự công bằng chân thật và liêm sỉ. Người già phải rộng lượng với người trẻ, đừng cậy tuổi tác tỏ vẻ khinh bỉ kẻ ít tuổi hơn mình.

Người trẻ kính trọng người già, đừng ỷ thế giàu có coi người có tuổi không ra gì”. Ta thấy rằng trên đây thường là những điều rất chung chung không mấy rõ ràng, do đó lệ làng vẫn luôn luôn chi phối mọi sinh hoạt trong làng. Lệ làng do hương ước ấn định. Thường những vấn đề chính mà hương ước làng nào cũng đề cập tới là những tục lệ về: Bầu cử; khoán ước; tranh tụng; tài chính; tạp lệ; bầu cử…

Làng còn có các tạp lệ khác. Hương ước có những điều cấm tụ tập những kẻ gian phi, cấm chứa gá cờ bạc, hoặc những điều bắt buộc phải khai báo khi có khách lạ tới ngủ đêm ở nhà. Những tục lệ liên quan tới thuần phong mỹ tục như buộc đàn ông trong làng phải lấy luận lý mà sửa mình, phải có nghề nghiệp làm ăn, không được du thủ du thực; đàn bà con gái không được trăng hoa ong bướm…

Khoán ước

Khoán ước là những điều dân làng ước hẹn với nhau và được đồng dân tôn trọng. Khoán ước với làng xã cũng như luật lệ với quốc gia. Khoán ước chú trọng tới những việc nội bộ trong làng, còn những việc lớn đã có luật vua và phép nước. Khoán ước trong làng, tức như một điểm khuyến trừng của nhà nước, khuyên người làm lành, ngăn kẻ làm dữ, nhờ có khoán ước mà nên thuần phong mỹ tục.

Trong khoán ước có thưởng có phạt. Khoán ước mỗi xã mỗi khác, nhưng về mặt đại cương thường có các điều sau đây:

Hộ tịch: Hộ tịch chi phối mọi việc về sinh, tử, giá thú. Tại nhiều làng, sinh con ba ngày thì phải khai: Không khai thì phải phạt vạ, số tiền phạt vạ tùy theo từng làng. Các chức dịch hoặc nhân viên trong ban hội đồng kỳ mục, bị phạt gấp đôi dân làng.

Việc tử cũng vậy. Việc cưới xin, nếu không khai, phải phạt vạ số tiền gấp đôi tiền lệ phí ấn định. Không chồng mà chửa phạt vạ nặng.

Thưởng: Những người có công với làng đều được thưởng: bắt được kẻ trộm, kẻ cướp, kẻ hung nghịch có tội. Tùy việc khó dễ và công to nhỏ, có thể được thưởng tiền hoặc thưởng chân khán thủ trương tuần, hoặc được chân nhiêu, chân xã dự vào hàng quan viên, hay miễn trừ tạp dịch.

Phạt: Người có lỗi với làng thì bị phạt vạ nặng nhẹ tùy theo tội. Say rượu trong khi hương ẩm, nói càn xúc phạm tới bậc tôn trưởng, hành hung các người này, đánh nhau vỡ đầu, trộm cắp từ con gà, cái măng trở lên, hoặc có hành động gì bất kính với các nơi thờ tự, hoặc phạm tội để quan phải đòi tới dân làng.

Tùy lỗi nặng nhẹ, đương sự hoặc bị phạt tiền, hoặc phải nộp vạ gà lợn để Hội đồng làng sử dụng, hoặc tước ngôi thứ không cho dự chiếu hương ẩm. Những chức dịch bị lỗi nặng có thể bị làng truất bỏ cả chân chức dịch.

Chu tuất: Khi trong làng có cướp hoặc cháy, tuần đinh và dân làng trong khi đánh cướp hoặc chữa cháy chẳng may bị thương sẽ được làng cấp tiền điều dưỡng thuốc men, nếu bất hạnh qua đời, làng sẽ tổ chức long trọng lễ an táng và chu cấp cho vợ con. Có thể thưởng cho con cái chân nhiêu chân xã, hoặc cho miễn phu phen tạp dịch.

Tinh biểu: Những người làm lợi cho dân làng, hoặc xuất của hoặc xuất lực trong các công cuộc công ích, làng nhờ ân nghĩa, sống được làng kính trọng, chết được làng khắc bia để đời đời ai ai cũng nhớ.

Cấm lệnh: Làng có những điều cấm, mọi người đều phải theo. Có khách lạ phải trình với lý dịch, không trình sẽ bị phạt. Tụ họp đánh bạc, hoặc làm điều phạm phép vua luật nước hoặc tụ tập kẻ hung đồ đều bị cấm. Phạm những điều này, nhẹ thì lý dịch bắt ra điếm giữ một vài giờ hoặc một ngày một đêm, nặng thì nộp quan trên định tội.

Khoán ước có thể có những điều khác như tranh tụng: Dân làng họp nhau, thành phần chính là các chức sắc, như thành một pháp đình nhỏ để phân xử những việc tranh tụng không quan trọng và không cần phải đưa tới quan trên, cũng như để trừng phạt những tội phạm vi cảnh ở trong làng.

Thời xưa quyền hạn về tư pháp của pháp đình làng xã có một thẩm quyền rộng rãi, dần dần triều đình thu hẹp quyền hạn này lại, và tới triều Nguyễn, về hình sự dân làng chỉ được phép xử những tội vi cảnh phạt tiền, còn về dân sự đây chỉ là một cơ quan hòa giải. Muốn kiện tụng việc gì cũng phải qua làng trước, nếu không sẽ bị phạt theo hương ước.

Thuế nước, “thuế” làng

Dân quê phải đóng thuế cho vua, ngoài ra còn phải đóng phần thuế làng. Mỗi năm theo lệnh triều đình mỗi làng phải nộp một số tiền thuế được ấn định tùy theo số dân đinh và điền thổ. Các hương chức phải lo thu đủ số thuế này. Về thuế làng, mỗi làng tùy theo hoàn cảnh kinh tế mà thu thêm. Việc thu này các hương chức phải căn cứ tục lệ, không phải có quyền tự do muốn ấn định bao nhiêu cũng được.

Thường số thu còn tùy theo từng người giàu nghèo, địa vị cao thấp trong làng xã, và cũng tùy nhu cầu hàng năm của dân làng. Những năm trong làng có việc cần thiết chi tiêu, ngoài tiền thu trong dịp thu thuế dân làng có thể bổ thêm vào dân đinh và điền thổ hoặc thu thuế bến đò, thuế chợ để lấy tiền đủ chi dùng cho việc làng, và đây chỉ là những việc cần thiết như đắp đê, sửa đường, sửa đình, chữa chùa làng...

Lại còn các tiền lệ phí khác nữa. Vô số khoản khiến người dân phải oằn mình gánh chịu, làng quê xơ xác. Theo tục lệ, làng thường thu các sắc thuế và lệ phí như thuế thân. Đó là một thứ thuế đánh vào các dân đinh khỏe mạnh từ 18 - 60 tuổi, ngoại trừ những người tàn tật hoặc những người đã được miễn theo luật lệ. Đàn bà không phải chịu thuế này.

Thuế này trước thời Pháp thuộc, tô thuế thay đổi tùy từng thời kỳ, nhưng đến thời Pháp thuộc cho đến 1937, mỗi suất thuế là 2,5 đồng, không phân biệt giàu nghèo. Thuế này nộp cho nhà nước, nhưng theo lệ làng, làng có thể thu thêm của mỗi suất một món tiền phụ thu cho quỹ làng. Tiền phụ thu này, có xã thu đồng đều, nhưng thường thì phân làm nhiều hạng, giàu nghèo đóng khác nhau.

Thuế điền trạch: Đây là thuế đánh vào ruộng nương, vườn tược đất cát. Ngoài phần thuế phải nộp cho triều đình, mỗi mẫu đất, mỗi mẫu ruộng đều phải nộp thêm thuế cho làng, số thuế căn cứ theo hoa màu và nhà cửa đất trên các thửa đất, không kể chủ ruộng chủ đất giàu hay nghèo.

Về thuế ruộng tuy căn cứ theo hoa màu, nhưng cũng lại thay đổi theo hạng ruộng tốt xấu, mỗi mẫu ruộng một năm theo huơng ước phải nộp cho làng một số thóc là bao nhiêu, số thóc này được tính thành tiền theo thời giá, và mỗi làng sẽ thu thuế của chủ ruộng theo giá biểu này.

Còn về các hoa màu khác, trong hương ước cũng ấn định số hoa màu phải nộp cho làng tùy theo loại ruộng màu và tùy theo loại hoa màu được trồng. Hoa màu cũng như thóc tính thành tiền theo thời giá, và các chủ vườn ruộng phải nộp thuế theo giá biểu đã tính.

Cũng có làng, các chủ ruộng đất không phải nộp tiền mà nộp thẳng thóc lúa và hoa màu. Làng thu số thóc lúa và hoa màu rồi đem bán, tiền xung quỹ làng. Về nhà cửa, tức là thuế thổ trạch của nhà nước, các chủ nhà phải nộp một số thuế ấn định cho mỗi loại nhà ngói hoặc nhà tranh.

Lệ phí làng

Làng nào cũng vậy, ngoài những món tiền trên, có những món tiền dân làng phải khốn khổ chịu đựng là tiền nộp lệ. Tiền nộp lệ có nhiều loại: lệ cheo, lệ tang, lệ khao vọng… Lệ cheo là lệ phải nộp khi trai gái thành hôn. Lệ cưới xin phải nộp tiền lan nhai cho làng, tục gọi là nộp cheo.

Người trong làng lấy nhau thì nộp độ một vài đồng bạc gọi là cheo nội; người ngoài lấy gái làng thì bao giờ cũng phải nộp nặng hơn, hoặc dăm sáu đồng, hoặc mười đồng, hoặc một vài chục tùy theo tục riêng từng làng gọi là cheo ngoại.

Có nơi không lấy tiền, bắt nộp bằng gạch, hoặc nơi nộp mâm đồng bát sứ, tùy làng cần dùng thức gì nộp thức ấy. Nhiều địa phương ngoài cheo làng, còn lệ cheo xóm, cheo bản tộc, cheo bản thôn... Tiền lệ cheo xóm, cheo bản tộc, cheo bản thôn thường ít hơn tiền lệ cheo làng. Đối với việc hôn nhân lệ cheo công nhận sự phối hợp của đôi bên nam nữ.

Chưa nộp cheo, làng chưa cấp phải cheo, việc cưới xin kể như chưa hoàn tất cũng như thời nay chưa làm giấy giá thú vậy. Ca dao có câu: “Có cưới mà chẳng có cheo/ Dẫu rằng có giết mười heo cũng thừa”. Lệ táng phải nộp mỗi khi có đám táng. Nhà nào có người chết phải trình làng để xin phép chôn. Có trình làng mới được phép động thổ đào huyệt. Phải nộp cho làng một món tiền, to nhỏ tùy theo lệ từng xã. Có nơi phân biệt tiền lệ táng phải nộp để được làm ma với tiền lệ động thổ để đào huyệt.

Những người nghèo không làm ma chay đám tang to tát, không phải nộp tiền lệ táng, mà chỉ phải nộp tiền động thổ. Với những người cùng đinh nghèo quá, không có tiền nộp, làng có thể cho miễn, nhưng vẫn phải trình làng trước khi an táng người chết. Những trường hợp người quá nghèo, có khi dân làng còn giúp đỡ tiền bạc trong việc tang. Lệ khao vọng là lệ phải nộp khi lên ngôi thứ, khi nhận chức việc, khi ăn mừng thi đỗ...

Tóm lại, mỗi khi có việc vui mừng, các đương sự mở tiệc ăn khao thì phải nộp cho làng một món tiền gọi là tiền lệ vọng. Món tiền này to nhỏ tùy theo từng xã và cũng tùy theo từng việc khao vọng. Ví dụ một người đến tuổi lên lão theo lệ làng phải nộp món tiền, khi ra chốn đình trung mới được ngồi vào chỗ dành cho bậc lão. Những người đi thi đỗ được thưởng phẩm hàm muốn được làng công nhận cũng phải nộp tiền lệ vọng.

Phải nộp lệ vọng rồi mới được làm lễ khao. Vọng là bắt buộc theo tục lệ của làng, còn khao tuy cũng theo tục lệ nhưng đây là tùy các đương sự. Những người túng bấn có thể chỉ nộp lệ vọng mà không cần khao, nhưng vì vấn đề sĩ diện nên những ai đã nộp lệ vọng là có ăn khao.

Việc ăn khao có thể linh đình cỗ bàn mời làng nước hoặc làm đơn giản mời một số bạn bè, chức sắc trong làng. Khi ăn khao, ngoài tiền vọng đã nộp, còn có các món lệ phí khác phải nộp nếu hương ước bắt buộc như lệ phí đốt pháo, lệ phí mổ gia súc, lệ phí mượn đồ thờ của làng để rước văn, rước sắc...

Những làng có chợ có thể thu phí chợ, hoặc tính vào chỗ ngồi của những người bán hàng, hoặc tính vào các hàng hóa và gia súc bày bán tại chợ. Tiền này, hoặc làng cử người thu lấy, hoặc cho đấu thầu. Những làng ở bên cạnh sông, có khi lại thu thuế bến đò của các thuyền bè tới đậu, hoặc thu thuế của các lái đò chở khách sang ngang. Còn có các lệ phí lặt vặt khác, ấn định tùy theo từng địa phương, làng này làng khác không giống nhau, có làng lấy những lệ phí này lại không lấy những lệ phí khác.

Có thể kể lệ phí sát sinh mỗi người phải nộp khi mổ thịt một gia súc, lệ phí đánh trống đánh chiêng trong những việc vui mừng hay tang ma, lệ phí khi xin phép lợp nhà, lát sân gạch... Có làng, mỗi khi dân làng đào ao, đào giếng đều phải nộp cho làng một món tiền lệ phí, không thể phải sửa lễ ra đình để khấn xin đức Thành hoàng cho phép động thổ.

Còn có những lệ phí quá vô lý, nhưng vẫn có ở một số nơi thời xưa, như xã ven rừng có thể thu của dân làng vào rừng đốn gỗ một món lệ phí cho một loại cây nào, hoặc những làng có đầm lớn hồ rộng thu của những người đánh cá một món lệ phí.

Nói đến nền tài chính của một làng xã thời xưa, không thể bỏ qua những món tiền bán nhiêu, bán xã, bán hậu... Nhiều làng, vì cần tiền để sung vào công quỹ làm việc công ích, thường hàng năm hoặc ba bốn năm bán một số các chân nhiêu chân xã để những người giàu có trong làng bỏ tiền ra mua cho mình hoặc cho con cái.

Số tiền ấn định cho mỗi chân nhiêu chân xã tùy theo từng làng, nhưng thường là những số tiền lớn đủ dùng cho một việc công ích đáng kể. Và tiền bán hậu cũng là những món tiền lớn. Mua hậu của dân làng, tức là nộp cho làng một món tiền để sau này khi mình chết, làng sẽ cúng giỗ. Những người không con kế tự để lo việc hương hỏa thường mua hậu làng.

Nhiều người con gái, bố mẹ không có con trai, không người cúng giỗ, bỏ tiền ra mua hậu để làng cúng bố mẹ. Có thu thì phải có chi, và những việc chi phải hợp với tục lệ mỗi làng. Có thể kể các việc chi như sau: Tế tự; tiệc làng; sửa sang nơi thờ tự và mua sắm đồ thờ; chi về khai báo; chi về nuôi lính, nuôi tuần và phụ cấp cho lý trưởng; cứu tế.

Dân làng có thu có chi, nhưng xưa kia không mấy nơi có sổ chi thu. Khi nào có việc tu tạo to tát thì mới có sổ, đóng độ vài chục tờ giấy bản, biên những số tiền mua bán vật liệu hoặc chi phí sự gì, và các món nhập khoản.

Đến lúc hoàn thành thì dân làng chiếu số hộ tính một lượt, thừa thì để lại gửi một người giữ tiền, thiếu thì bổ thêm mà đóng với nhau, thế là xong việc, không cần gì đến sổ nữa. Còn như các việc tế tự thì lý trưởng, hoặc đăng cai hoặc phần thu phải thừa biện trước, chi tiêu những gì biên vào mảnh giấy, đợi dân làng họp đông thì tính toán, bổ bán mà trả lãi.

bài liên quan
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Tạm giữ gần 28.000 sản phẩm vi phạm tại các cửa hàng điện thoại

Tạm giữ gần 28.000 sản phẩm vi phạm tại các cửa hàng điện thoại

Cục Quản lý thị trường TP HCM tạm giữ gần 28.000 đơn vị sản phẩm tại 3 điểm kinh doanh phụ kiện điện thoại.
Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Nhằm đáp ứng nhu cầu đọc báo của độc giả trong thời đại kỷ nguyên công nghệ số, 10h sáng ngày 28/2, Chuyên trang điện tử Truyền thông Pháp luật Pháp luật + (Phapluatplus.vn) sẽ chính thức thay đổi giao diện mới với nhiều chuyên mục chuyên sâu, hấp dẫn.
Mới nhất
Đọc nhiều
Sản lượng điện “đạt kỷ lục mới”, toàn bộ các tổ máy nhiệt điện than được huy động

Sản lượng điện “đạt kỷ lục mới”, toàn bộ các tổ máy nhiệt điện than được huy động

Nắng nóng vẫn diễn biến tiêu cực tuần qua, nhiều kỷ lục mới về công suất cực đại (Pmax) và sản lượng điện tiêu thụ ngày đã được thiết lập.
Sở Y tế TP.HCM cảnh báo về những quảng cáo sai lệch trên Facebook

Sở Y tế TP.HCM cảnh báo về những quảng cáo sai lệch trên Facebook

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vừa có cảnh báo về những quảng cáo sai lệch trên Facebook có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, khi người dân bị thu hút đến các cơ sở không phép và sử dụng các kỹ thuật y tế không an toàn.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 238 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 238 tỷ USD

Trong 4 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế có nhiều khởi sắc, xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng tăng so với cùng kỳ.
Tin bài khác
Nghệ An: Bắt người đàn ông tàn tật điều hành web khiêu dâm hơn 1 triệu thành viên

Nghệ An: Bắt người đàn ông tàn tật điều hành web khiêu dâm hơn 1 triệu thành viên

Dù mang nhiều bệnh lý nặng, di chuyển khó khăn song Nguyễn Đức Vinh vẫn điều hành web truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet với hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu.
Nghệ An: Khởi tố 2 anh em ruột với hành vi "trộm cắp tài sản"

Nghệ An: Khởi tố 2 anh em ruột với hành vi "trộm cắp tài sản"

Tuấn đã đưa chìa khóa, bàn bạc với em trai là Nguyễn Tư Dũng, lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý tài sản của bị hại đối tượng đã điều khiển xe ô tô lên huyện Thanh Chương cất giấu.
Điều tra, làm rõ vụ việc một thi thể nữ giới trong căn hộ cao cấp

Điều tra, làm rõ vụ việc một thi thể nữ giới trong căn hộ cao cấp

Thi thể một người phụ nữ được phát hiện trong trạng thái "chết khô" trên chiếc ghế sofa trong một căn hộ chung cư cao cấp thuộc phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Phòng Cảnh sát giao thông CATP Hà Nội đã triển khai Phương án bảo đảm TTATGT trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2024.
Quảng Ninh: 24 trường hợp phạm nhân được trao Quyết định giảm án dịp 30/4 và 1/5

Quảng Ninh: 24 trường hợp phạm nhân được trao Quyết định giảm án dịp 30/4 và 1/5

Theo quyết định, có 24 trường hợp phạm nhân được trao Quyết định giảm án; trong đó có 11 phạm nhân được giảm hết thời hạn chấp hành án phạt tù.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án thuộc Ban chỉ đạo Trung ương

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án thuộc Ban chỉ đạo Trung ương

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu công an các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án trọng điểm thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi chỉ đạo, vụ án dư luận xã hội quan tâm.
Nghệ An: Mang tiền án vẫn đi vận chuyển 1 bánh heroin và 1.600 viên ma túy

Nghệ An: Mang tiền án vẫn đi vận chuyển 1 bánh heroin và 1.600 viên ma túy

Ngày 25/4, thông tin từ Công an tỉnh Nghệ An cho biết, Công an huyện Nghĩa Đàn đang tạm giữ hình sự đối tượng Lê Văn Hồng (SN 1979), trú xã Tri Lễ, huyện Quế Phong về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
TP.HCM: Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng hàng nghìn tỷ đồng

TP.HCM: Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng hàng nghìn tỷ đồng

Ngày 24/4, Công an TP.HCM cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 4 vừa triệt phá nhóm đối tượng “núp bóng” dịch vụ cầm đồ, tư vấn tài chính “cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.
Triệt phá đường dây cá cược bóng đá qua mạng quy mô lớn tại TP.HCM

Triệt phá đường dây cá cược bóng đá qua mạng quy mô lớn tại TP.HCM

Ngày 24/4, thông tin từ Công an TP.HCM cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt 8 bị can về hành vi “Tổ chức đánh bạc” và 4 bị can về hành vi “Đánh bạc”. Các quyết định và lệnh bắt đã được Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố phê chuẩn.
Thanh Hóa: Bắt 4 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy để “mừng” tiệc cưới

Thanh Hóa: Bắt 4 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy để “mừng” tiệc cưới

Ngày 23/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Hà Trung đã Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 đối tượng về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy…
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.