Hà Nội 37 °C
TP Hồ Chí Minh 35 °C
Hải Phòng 31 °C
Đà Nẵng 32 °C
Yên Bái 39 °C
  • Hà Nội Hà Nội 37°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 35°C
  • Hải Phòng Hà Nội 31°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 32°C
  • Yên Bái Hà Nội 39°C

Nuôi con thời 4.0: Khi cha mẹ “thực thi công lý” theo kiểu mạng xã hội

Pháp luật hình sự
23/06/2020 08:00
Vũ Lành
aa
Khi con bị bạo hành, thay vì việc đi tìm công lý cho con thông qua luật pháp thì nhiều phụ huynh lại lựa chọn cách sử dụng mạng xã hội.


Tuy nhiên, ở hầu hết mọi câu chuyện được chia sẻ gần đây họ đều nhận lại được hai luồng ý kiến, ủng hộ và chỉ trích. Những đứa trẻ dù sai hay đúng đều dễ dàng bị người lạ soi mói, buông lời xúc phạm ngay cả khi bản thân chúng chưa thực sự hiểu rõ vấn đề.

Các nền tảng xã hội đang được các bậc phụ huynh sử dụng khá phổ biến.

Các nền tảng xã hội đang được các bậc phụ huynh sử dụng khá phổ biến.

Khi con trẻ từ nạn nhân trở thành đối tượng bị chỉ trích

Ngày 11/6 vừa qua, những người dùng mạng xã hội Facebook phẫn nộ trước chia sẻ của một người mẹ trẻ về việc con mình bị phụ huynh của một bạn học cùng lớp đánh. Hai cậu bé lần lượt có tên là Bi và Teppi.

Theo giãi bày của vị phụ huynh bị tố cáo, nguyên nhân là do cậu bé Bi trong lúc nô đùa đã làm cho con của chị bị tím một bên mắt. Khi chị đến đón con tại trường, nhìn thấy cảnh đó chị đã không kìm chế được sự tức giận và đã tát cậu bé Bi trước sự chứng kiến của các bạn nhỏ cùng lớp cùng các giáo viên.

Sau những chia sẻ của mẹ Bi trên mạng xã hội, phụ huynh của Teppi đã viết một dòng trạng thái xin lỗi lên Facebook cá nhân tuy nhiên điều này cũng chẳng thể ngăn sự “phẫn nộ” của cộng đồng mạng.

Về phía mẹ con Bi, vết hằn đỏ in hình 5 ngón tay trên khuôn mặt non nớt của đứa trẻ lớp mầm non đã khiến người mẹ phẫn nộ và quyết định chia sẻ lên mạng xã hội để “đòi lại công lý” cho con mình. Ngay khi được đăng tải trên trang cá nhân, dòng trạng thái của mẹ Bi đã nhận được hàng chục ngàn lượt chia sẻ và bình luận. Đôi mắt sợ hãi còn ngấn nước mắt cùng ánh nhìn đầy hoang mang của Bi khiến đa phần dư luận đều phẫn nộ và lên án vị phụ huynh đã ra tay đánh Bi.

Tuy nhiên, không ít trong số đó lại buông ra những lời bình luận mang tính chỉ trích ngược lại mẹ của Bi vì cho rằng chị đã nuông chiều con. Đáng lên án hơn khi có nhiều người để lại những lời bình luận khiếm nhã về khuôn mặt của bé Bi. Thật khó hiểu khi có nhiều người lớn lại đi cổ vũ cho hành vi đánh một đứa trẻ chưa đủ 5 tuổi ngay tại lớp học cũng như việc giải quyết mâu thuẫn của con trẻ bằng bạo lực từ chính người lớn.

mang-xa-hoi-lon-nhat-the-gioi-1

Ảnh minh họa.

Trong câu chuyện này, Bi và Teppi đều từ hai nạn nhân liền trở thành đối tượng bị nhiều bậc phụ huynh, đối tượng dùng mạng xã hội lôi ra làm đề tài bàn tán, xúc phạm và buông lời công kích. Đó không đơn giản chỉ là những lời nói mà còn chính là sự bạo hành cả về thể xác lẫn tinh thần. Những điều này ảnh hưởng tiêu cực tới con trẻ đặc biệt là lứa tuổi lớp mầm non.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Dũng - phó viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, hầu hết trẻ vị thành niên đến điều trị về tâm thần đều có liên quan đến một sang chấn tâm lý nào đó, có thể sang chấn về áp lực học tập, áp lực tinh thần khi cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào con, hoặc là nạn nhân của bạo hành (có thể tại gia đình hoặc nhà trường) kéo dài.

“Trẻ bị bạo hành thường sợ hãi, thu mình lại, kém tự tin, ngại giao tiếp, về lâu dài có thể trẻ sẽ có những phản kháng bất lợi, như có hành vi thô lỗ cục cằn, dễ nổi nóng, dễ xung đột với người khác, không hợp tác khi đối thoại... Những trường hợp này cần phải có môi trường trong lành để điều trị trong thời gian dài trẻ mới có thể quay lại như bình thường” - bác sĩ Dũng phân tích.

Công lý không phải chỉ dựa vào mạng xã hội

Đó là nhận định của tác giả Lương Thế Huy, thạc sĩ Luật và Tính dục (Law and Sexuality) tại trường đại học UCLA School of Law khi nói về việc nhiều người, nhiều bậc cha mẹ đang coi mạng xã hội là một “tòa án” thực thi công lý.

Ông cho rằng, phải thừa nhận là không ai có thể dễ dàng “trốn” khỏi truyền thông ngày nay và công lý, không có nghĩa là phơi bày ra hết những tổn thương. Hành trình “tìm kiếm công lý” phải bám chặt vào luật pháp, chứ đừng “tự biên tự diễn” để rồi gây tổn hại thêm cho nạn nhân

Không tự nhiên mà luật Việt Nam, học tập từ nhiều hệ thống pháp luật khác, quy định 11 tội danh mà phải có sự đồng ý của nạn nhân mới có thể truy tố, đa phần là các tội liên quan tới xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Vì quá trình “tìm kiếm công lý” có thể hủy hoại nhân phẩm, danh dự nạn nhân thêm một hay nhiều lần nữa. Việc cơ quan điều tra lấy cung ít nhất vài lần, báo chí tìm đến nhà phỏng vấn chục lần, và hàng trăm lần phải lục lọi lại các chi tiết trong quá khứ khiến những thương tổn rất khó hồi phục.

Nếu bạn là người đi ăn nhà hàng, bạn có muốn ngồi sau một lớp kính trong suốt, đeo tai nghe, chứng kiến thợ đồ tể chích điện, xẻ thịt con vật còn sống, rồi đầu bếp vặt lông, chặt khúc, sau đó chế biến và đưa bạn ăn không?

Món ăn thơm phức đẹp đẽ trên bàn chính là công lý, là bản án được tuyên làm hài lòng công luận. Nhưng để có được nó, một hệ thống công lý phải xử lý tất cả những thứ nhơ nhớp, bẩn thỉu như băng ghi hình, lời khai, mẫu xét nghiệm, hung khí...

Người quan sát có thể đứng ngoài cuộc tất cả những thứ đó, nhưng nạn nhân sẽ luôn phải chứng kiến tất cả. Trong các hướng dẫn quốc tế về bảo vệ trẻ em trong các quá trình tư pháp, nguyên tắc hàng đầu trong các vụ việc liên quan tới nạn nhân hay nhân chứng trẻ em là phải thiết lập một hệ thống tư pháp “lấy trẻ em làm trung tâm” và vì lợi ích tốt nhất của trẻ.

Có rất nhiều nguyên tắc, có thể ví dụ như: sự hỗ trợ xuyên suốt với 01 chuyên gia, nhân viên công tác xã hội để trợ giúp cho trẻ vượt qua khó khăn (lưu ý số lượng, không phải nhiều là tốt), phòng thẩm vấn, cơ sở vật chất dành riêng hoặc chú trọng tới tâm lý trẻ em, trẻ chỉ tới tòa khi thật sự cần thiết (rất nhiều vụ xử mà trẻ và gia đình không cần có mặt, nhất là khi có thủ phạm ở đó).

Việc thực thi công lý cần thiết, nhưng cần thiết hơn nữa là nó không gây ra thêm sự bất công, đau khổ nào nữa. Trong các hệ thống công lý biết lấy nhân phẩm làm trọng, các thủ tục sẽ làm giảm nhẹ hết mức những ảnh hưởng lên nạn nhân.

Nhưng trong nhiều trường hợp, nạn nhân và gia đình sẽ cân nhắc và chọn giải pháp tốt nhất cho mình. Vì dù sao, ngày mai họ vẫn còn cả một cuộc đời phải sống tiếp, còn công luận chỉ cần được thấy thủ phạm thân bại danh liệt trong 48 giờ là đủ.

Việc cả xã hội “truy sát” thủ phạm có thể gây tác động tâm lý cực lớn lên nạn nhân, đặc biệt là trẻ em. Nạn nhân khi chưa đủ tuổi ý thức đầy đủ, nhìn thấy người làm chuyện xấu với mình bị cả xã hội truy lùng, chửi bới sẽ nảy sinh một câu hỏi, nỗi sợ rằng phải chăng người đó đã làm chuyện gì đó rất khủng khiếp với mình.

Nó như cảm giác bạn mách cô giáo về việc bị bạn cùng lớp trêu ghẹo, ngày hôm sau cô giáo thông báo đã đuổi học bạn kia. Phản ứng của người lớn là một chỉ dấu về sự nguy hiểm với trẻ nhỏ.

Chúng ta không cố làm nhẹ đi bản chất của việc xấu, nhưng chúng ta phải làm nhẹ đi hết sức sự ảnh hưởng của nó lên nạn nhân. Đây không phải là nhân văn với thủ phạm, mà là bảo vệ những người yếu thế hơn.

Chiều hướng bông đùa tiếu lâm hóa vụ việc cũng là một hiện tượng khá phổ biến. Sau vụ xả súng tại New Zealand, có một cậu bé đã đập quả trứng gà sống lên mặt của một nghị sĩ kì thị người nhập cư Hồi giáo khi đang phát biểu về vụ việc.

Hình ảnh này rất tức cười và làm hả dạ nhiều người. Rồi có một chiến dịch nhỏ ủng hộ, tung hô “egg boy.” Việc này khá giống với những gì mọi người đang làm với nghi phạm dâm ô thang máy: trào lưu check-in nhà riêng nghi phạm, các biếm họa, truyện cười, trò chơi khăm…

Hệ quả tiềm ẩn của việc hài hước hóa này là nó có thể làm chúng ta quên đi sự nghiêm trọng, nhạy cảm của vụ việc, và thay vì dành công sức để góp phần khôi phục cuộc sống bình thường cho nạn nhân, chúng ta dồn sức để làm đảo lộn cuộc sống của thủ phạm.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Khởi động mùa du lịch biển, lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh

Khởi động mùa du lịch biển, lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh

Thông tin được đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 4/2024 do UBND tỉnh Nghệ An tổ chức.
Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I khai giảng khóa Trung cấp chính quy

Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I khai giảng khóa Trung cấp chính quy

Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I thực hiện tốt phương châm “lấy nhà trường làm nền tảng”, “lấy thầy cô làm động lực”...
Hà Nội: Thêm 3 trường THPT tư thục được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

Hà Nội: Thêm 3 trường THPT tư thục được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

Năm học 2024 - 2025, Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu cho 3 trường THPT tư thục tuyển mới 30 lớp khối 10.
Tin bài khác
Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Phòng Cảnh sát giao thông CATP Hà Nội đã triển khai Phương án bảo đảm TTATGT trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2024.
Quảng Ninh: 24 trường hợp phạm nhân được trao Quyết định giảm án dịp 30/4 và 1/5

Quảng Ninh: 24 trường hợp phạm nhân được trao Quyết định giảm án dịp 30/4 và 1/5

Theo quyết định, có 24 trường hợp phạm nhân được trao Quyết định giảm án; trong đó có 11 phạm nhân được giảm hết thời hạn chấp hành án phạt tù.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án thuộc Ban chỉ đạo Trung ương

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án thuộc Ban chỉ đạo Trung ương

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu công an các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án trọng điểm thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi chỉ đạo, vụ án dư luận xã hội quan tâm.
Nghệ An: Mang tiền án vẫn đi vận chuyển 1 bánh heroin và 1.600 viên ma túy

Nghệ An: Mang tiền án vẫn đi vận chuyển 1 bánh heroin và 1.600 viên ma túy

Ngày 25/4, thông tin từ Công an tỉnh Nghệ An cho biết, Công an huyện Nghĩa Đàn đang tạm giữ hình sự đối tượng Lê Văn Hồng (SN 1979), trú xã Tri Lễ, huyện Quế Phong về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
TP.HCM: Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng hàng nghìn tỷ đồng

TP.HCM: Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng hàng nghìn tỷ đồng

Ngày 24/4, Công an TP.HCM cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 4 vừa triệt phá nhóm đối tượng “núp bóng” dịch vụ cầm đồ, tư vấn tài chính “cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.
Triệt phá đường dây cá cược bóng đá qua mạng quy mô lớn tại TP.HCM

Triệt phá đường dây cá cược bóng đá qua mạng quy mô lớn tại TP.HCM

Ngày 24/4, thông tin từ Công an TP.HCM cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt 8 bị can về hành vi “Tổ chức đánh bạc” và 4 bị can về hành vi “Đánh bạc”. Các quyết định và lệnh bắt đã được Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố phê chuẩn.
Thanh Hóa: Bắt 4 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy để “mừng” tiệc cưới

Thanh Hóa: Bắt 4 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy để “mừng” tiệc cưới

Ngày 23/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Hà Trung đã Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 đối tượng về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy…
Khởi tố hai "nữ quái" mua ma túy về bán để kiếm lời

Khởi tố hai "nữ quái" mua ma túy về bán để kiếm lời

Hai đối tượng Vi Hoàng Như và Trần Thị Hương Lan vừa bị Công an quận Tây Hồ ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra về tội Mua bán trái phép chất ma túy.
Quảng Ninh: Bắt giữ cặp vợ chồng buôn bán pháo nổ số lượng lớn

Quảng Ninh: Bắt giữ cặp vợ chồng buôn bán pháo nổ số lượng lớn

Lực lượng Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh vừa bắt giữ cặp vợ chồng có hành vi buôn bán pháo hoa nổ số lượng lớn.
Khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Theo thống kê của Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban chỉ đạo 138/CP), trong quý I/2024, lực lượng chức năng đã phát hiện, khởi tố mới 20 vụ/40 đối tượng (tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2023) mua bán người.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.