Hà Nội 25 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 25°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Nếu vụ việc tại số 2 Trần Não, TP.HCM kéo dài sẽ gây tổn hại cho người dân, uy tín của bộ máy hành chính

Pháp luật hình sự
25/05/2020 10:33
Phan Anh Tuấn theo Tạp chí Mặt trận
aa
Bên lề kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, phóng viên Tạp chí Mặt trận đã có cuộc trao đổi với Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lê Thanh Vân, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội xung quanh vụ việc Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh chậm trễ thi hành các bản án của Tòa án liên quan đến lô đất tại số 2 Trần Não, phường Bình An, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.


image001_vvgj

ĐBQH Lê Thanh Vân. Ảnh: TL

Là Đại biểu Quốc hội dành sự quan tâm đến vấn đề trách nhiệm Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh trong việc thi hành án các bản án số: 81/2017/HC-PT ngày 16/5/2017, 190/2017/HC-PT ngày 17/8/2017 và số 213/2017/HC-PT ngày 24/8/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM đối với các hộ dân bị mất đất tại số 2 Trần Não, phường Bình An, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh, ông có ý kiến gì về vụ việc này?

Tôi cho rằng, trước vấn đề dân sinh bức xúc dẫn đến khiếu kiện kéo dài hàng chục năm nhưng cách xử lý của UBND thành phố Hồ Chí Minh đối với vụ viêc là rất chậm trễ. Đối với nội dung giải quyết lại đơn khiếu nại của người dân, các bản án nêu trên đã tuyên rõ Chủ tịch UBND TP.HCM có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật. Đến nay, các bản án đã có hiệu lực pháp luật được gần 3 năm, nhưng UBND thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay tìm giải pháp tổng thể đối với khu đất liên quan đến các bản án là lý do bao biện không thể chấp nhận được.

- Vụ việc ở số 2 Trần Não nếu như vẫn kéo dài, ông có lo ngại sẽ tiếp tục phức tạp?

Tôi phải khẳng định, không chỉ riêng vụ việc này mà bất cứ vụ việc nào cứ kéo dài, không công khai, minh bạch là sẽ dẫn tới phức tạp, gây tổn hại cho người dân, uy tín của bộ máy hành chính. Nếu việc thi hành án cứ chậm trễ, kéo dài hoặc không được thi hành, thi hành không đầy đủ thì người dân là chủ thể chịu thiệt hại lớn nhất, nặng nề nhất.

- Theo ông, ai là phải là người chịu trách nhiệm lớn nhất đối với vấn đề này?

Theo tôi, trách nhiệm lớn nhất thuộc về Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh - là người chịu trách nhiệm thi hành các bản án. Quả thực, tôi rất bất ngờ trước cách xử lý vụ việc có phần chậm trễ, ì ạch của UBND thành phố Hồ Chí Minh, địa phương được coi là “đầu tàu” kinh tế của cả nước. Tại sao sau nhiều năm, các bản án có hiệu lực pháp luật mà chính quyền các của Thành phố không thể xử lý dứt điểm, có lý, có tình đối với nguyện vọng và quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân bị mất đất, trong khi cuộc sống của họ rất khó khăn, khốn khổ. Điều nay là rất đau xót!

- Liên quan đến việc tại lô đất mà người dân khiếu kiện quyết định hành chính, các cấp chính quyền Thành phố đã cấp phép cho doanh nghiệp xây dựng dự án Bình An Pearl, phường Bình An, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh, ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

Một ô đất đang có khiếu kiện về mặt hành chính, thậm chí các cơ quan chức năng đã có ý kiến là đất của người dân sử dụng trước đây là hợp pháp mà các cấp chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chấp nhận cho doanh nghiệp tiến hành chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cho phép xây dựng dự án chung cư cao tầng là rất bất thường, có biểu hiện sai phạm. Đặc biệt những quyết định của Thành phố đã có ảnh hưởng tiêu cực, gây thiệt hại cho nhiều hộ dân kéo theo hàng chục nhân khẩu trong suốt hàng chục năm.

Tôi cho rằng, những đề xuất, đòi hỏi, kiến nghị của những người dân là rất chính đáng, cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm xử lý đến nơi, đến chốn, bù đắp những thiệt hại mà họ đã phải chịu đựng từ việc mất đất trong suốt nhiều năm chứ không thể cứ họp bàn, “đá bóng trách nhiệm” mãi được.

Với tư cách Đại biểu Quốc hội, trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục có ý kiến để cơ quan liên quan vào cuộc, xác minh và làm rõ vấn đề này.

Trước đó, Tạp chí Mặt trận đã có loạt bài viết phản ánh vụ việc, sau khi bị thua kiện từ năm 2017, đến nay UBND TP.HCM vẫn chưa thi hành đầy đủ bản án của tòa. Đáng nói hơn, tại lô đất mà người dân khiếu kiện quyết định hành chính, các cấp chính quyền Thành phố đã cấp phép cho doanh nghiệp xây dựng dự án Bình An Pearl, phường Bình An, Quận 2, TP.HCM nhưng chưa thực hiện đền bù khiến cuộc sống của họ vốn đã nghèo khó nay thêm phần khốn khổ, túng quẫn mọi bề.

Đại diện các hộ dân cho biết, sau 35 năm ròng rã khiếu kiện, nhiều người đến lúc nhắm mặt xuôi tay vẫn đau đáu nỗi niềm tìm được công lý trên mảnh đất chính họ đã khai hoang, vỡ hóa.

Khu đất rộng khoảng 11.000 m2 tại phường Bình An và An Phú được các hộ ông Trần Văn Hùng, Trần Văn Ba, Trương Văn Liếp và bà Lê Thị Năm (cùng ngụ ở phường Bình An, Q.2, TP.HCM) khai hoang từ những năm 1970-1971.

Năm 1975, họ được chính quyền địa phương giao phần đất trên để sử dụng và xây nhà ở. Năm 1982, theo Chỉ thị 299 của Chính phủ, họ đã đăng ký quyền sử dụng đất.

Khu đất trên được người dân tiếp tục sử dụng ổn định cho đến năm 1985, Xí nghiệp khảo sát thiết kế và xây lắp (nay là Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật tư xây dựng 4) bất ngờ đưa người đến chiếm nhà, lấy đất với lý do khu đất được UBND TP.HCM giao cho công ty làm dự án công ích.

Nhận thấy vụ việc có dấu hiệu bất thường, ngay lập tức người dân làm đơn khiếu nại gửi lên chính quyền địa phương nhưng cũng không được giải quyết thỏa đáng. Sau đó họ tiếp tục khiếu nại lên UBND TP.HCM và đề nghị Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật tư xây dựng 4 trả lại đất nhưng sự việc tiếp tục “khiếu kiện” kéo dài nhiều năm và không được giải quyết triệt để.

Sự “bức xúc” chưa kịp hạ nhiệt thì sau đó các hộ dân “bàng hoàng” khi biết được thông tin, Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật tư xây dựng 4 đã báo cáo không trung thực với UBND Thành phố: “Đã đến bù cho người dân”. Do đó, năm 2003, UBND TP.HCM ban hành các quyết định bác đơn khiếu nại của người dân với lý do các hộ dân đã được công ty đền bù xong.

Không đồng tình với quyết định của UBND TP.HCM, các hộ dân đồng loạt gửi đơn thư khiếu nại, khiếu kiện đến các cơ quan chức năng Trung ương và Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP.HCM tố cáo Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật tư xây dựng 4.

Năm 2005, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vào cuộc. Sau nhiều năm kiểm tra, xác minh, Thanh tra Bộ TN&MT kết luận, đất của người dân sử dụng trước đây là hợp pháp, chưa có đủ cơ sở cho thấy Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật tư xây dựng 4 đã đền bù cho người dân, đề nghị UBND TP.HCM kiểm tra lại vụ việc và giải quyết cho người dân. Cùng thời điểm đó, Công an TP.HCM cũng khẳng định: “Không đủ cơ sở kết luận Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật tư xây dựng 4 đã giao tiền đền bù cho các hộ dân”.

Mặc dù đã có kết luận của Thanh tra Bộ TN&MT và Công an TP.HCM nhưng các cấp chính quyền TP.HCM không những không giải quyết vụ việc, trả đất lại cho người dân mà còn giải quyết thủ tục cho Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật tư xây dựng 4 chuyển nhượng khu đất cho SSG Bình An.

Ngay sau đó, SSG Bình An xin chuyển đổi quyền sử dụng đất để làm dự án chung cư cao tầng.

Quá phẫn nộ và bức xúc, người dân kiên quyết khởi kiện UBND TP.HCM lên Tòa án nhân dân TP.HCM.

Sau 32 năm ròng rã đi khiếu nại, Tòa sơ thẩm TAND TP.HCM nhận định việc UBND TP.HCM bác đơn khiếu nại của người dân là không có cơ sở và tuyên hủy quyết định của UBND TP.HCM. Không đồng ý, UBND TP.HCM kháng cáo, khoảng giữa năm 2017, tại 3 phiên tòa xét xử phúc thẩm, TAND Cấp cao tại TP.HCM đều tuyên y án sơ thẩm.

Điều đáng nói, mặc dù bản án đã tuyên, người dân thắng kiện và bản án có hiệu lực. Các cơ quan chức năng đều biết việc này, thế nhưng, ngày 28/8/2017, Sở Xây dựng TP.HCM vẫn “bỏ ngoài tai” tất cả để cấp phép xây dựng cho SSG Bình An khởi công xây dựng chung cư Bình An Pearl.

Khu đất được triển khai xây dựng dự án Bình An Pearl (số 2 đường Trần Não, P.Bình An, Q.2, TP.HCM) có tổng diện tích 8.277,8m2. Cuối năm 2015, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín đã ký Quyết định chấp thuận cho Công ty TNHH bất động sản SSG Bình An (SSG Bình An) sử dụng đất để đầu tư dự án căn hộ kết hợp thương mại.

Lúc này, UBND Thành phố đã bị người dân khởi kiện ra tòa. Vì vậy, trong quyết định này, UBND Thành phố đưa ra điều khoản quy định: “Sau khi việc khiếu nại của các hộ dân được tòa án xét xử và bản án được tuyên có hiệu lực pháp luật, công ty có trách nhiệm thực hiện theo bản án của tòa”.

Và dường như đối lập với những kết quả tích cực mà người dân giành được khi tiến hành khởi kiện Thành phố ra Tòa thì các cấp chính quyền thành phố lại có những bước đi “dồn dập” để hợp thức hóa dự án về mặt pháp lý như “sự đã rồi”.

Cụ thể, TAND TP.HCM chính thức thụ lý vụ kiện khoảng giữa năm 2014 thì cuối năm 2015, Sở Quy hoạch Kiến trúc có văn bản chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng phương án kiến trúc cho dự án Bình An Pearl. Khoảng đầu năm 2016, tòa sơ thẩm TAND TP.HCM tuyên người dân thắng kiện thì cuối năm 2016, Sở TNMT phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án. Khoảng giữa năm 2017, tòa phúc thẩm TAND TP.HCM tuyên người dân thắng tiếp thì tháng 8/2017, Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng cho dự án.

Đến nay, theo các hộ dân, đến nay, nhiều năm sau khi bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành, UBND TP vẫn chưa thi hành bản án của tòa. Trong khi đó, việc cấp giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư dự án Bình An Pearl sau khi bản án đã được tuyên khiến người dân và chủ đầu tư mâu thuẫn quyền lợi, xung đột gay gắt.

Theo bà Chu Thị Sỹ - người đại diện cho quyền lợi của các hộ dân cho biết, sau khi được cấp giấy phép, SSG Bình An đã cho dựng hàng rào quây khu đất lại và dựng bản công trình lên, đưa máy móc vào thi công dự án.

“Để giữ đất, bốn hộ dân trước kia nay đã có nhiều gia đình con cháu đã huy động người đến phản đối. Rất may lực lượng công an có mặt kịp thời nên không xảy ra điều gì quá đáng tiếc xảy đến. Nhưng đây là vấn đề quyền lợi của các hộ dân, nếu chính quyền thành phố và chủ đầu tư không có phương án đền bù thỏa đáng, chúng tôi sẽ phản đối đến cùng việc triển khai dự án Bình An Pearl. Tại sao vụ việc đã được tòa tuyên án, các cơ quan chức năng vẫn cấp phép xây dựng cho chủ đầu tư khiến vụ việc càng phức tạp hơn? Phải chăng họ muốn biến vụ việc đã rồi để “ép” chúng tôi?” - bà Sỹ nói.

Hiện con đường đi tìm công lý của người dân vẫn rất gian nan, các hộ gia đình này rất cần lời giải thích công minh và hướng xử lý kịp thời của các cấp có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.

Một số văn bản Cục Thi hành án dân sự TP.HCM gửi Chủ tịch UBND TP.HCM.

Ngày 21/10/2019, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP.HCM Lê Hữu Hòa đã ký ban hành văn bản số 774/CTHADS về việc đề nghị chỉ đạo thi hành án hành chính và thông báo kết quả thi hành. Nội dung văn bản nêu rõ:

“Cục Thi hành án dân sự TP.HCM đang thực hiện theo dõi việc thi hành án hành chính Bản án số 190/2017/HC-PT ngày 17/8/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM, xét xử việc “Khiếu kiện quyết định hành chính” giữa bà Lê Thị Năm và UBND TP.HCM có nội dung:

“Hủy Quyết định số 4889/QĐ-UB ngày 10/11/2003 của Chủ tịch UBND TP.HCM”.

Quá trình theo dõi thi hành án hành chính, ngày 22/11/2017, Cục Thi hành án dân sự Thành phố đã có Thông báo về việc tự nguyện thi hành án 1500/TB-CTHADS đề nghị UBND TP tổ chức thi hành Bản án số 190/2017/HC-PT ngày 17/8/2017 nêu trên; đồng thời thông báo bằng văn bản cho Cục Thi hành án dân sự Thành phố được biết.

Ngày 22/01/2018, Văn phòng UBND Thành phố đã có Thông báo số 82/TB-VP về kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP liên quan đến khu đất số 2 Trần Não, phường Bình An, Quận 2, trong đó có nội dung:

“2. UBND Quận 2 chủ trì phối hợp với Sở TN&MT , Sở Tư pháp, Hội đồng thẩm định bồi thường thành phố có mời Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM để thống nhất nội dung tổ chức thực hiện Bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật; báo cáo, đề xuất cụ thể trình UBND Thành phố xem xét, giải quyết trước ngày 25/1/2018”.

Tuy nhiên, đến nay, Cục Thi hành án dân sự Thành phố vẫn chưa nhận được thông báo kết quả thi hành án đối với Bản án số 190/2017/HC-PT ngày 17/8/2017 nêu trên.

Vì vậy, Cục Thi hành án TP.HCM đề nghị Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo các cơ quan liên quan sớm tổ chức thi hành Bản án số 190/2017/HC-PT ngày 17/8/2017 nêu trên; đồng thời thông báo bằng văn bản kết quả thi hành án và các tài liệu (nếu có) cho Cục Thi hành án dân sự Thành phố được biết”.

Văn bản số 837/BTP-TCTHADS ngày 11/3/2020 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long ký ban hành.

Ngày 11/3/2020, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã ký ban hành văn bản số 837/BTP-TCTHADS trả lời Đại biểu Quốc hội Lê Thành Vân (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau) đối với các đơn thư các hộ ông Trần Văn Hùng, Trần Văn Ba, Trương Văn Liếp và bà Lê Thị Năm (cùng ngụ ở phường Bình An, Q.2, TP.HCM).

Nội dung văn bản nêu rõ:

“1. Về việc thi hành án của Chủ tịch UBND TP.HCM

Các bản án số: 81/2017/HC-PT ngày 16/5/2017, 190/2017/HC-PT ngày 17/8/2017 và số 213/2017/HC-PT ngày 24/8/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM có nội dung hủy toàn bộ Quyết định số 4890/QĐ-UB ngày 10/11/2003, Quyết định số 4889/QĐ-UB ngày 10/11/2003 và Quyết định số 4891/QĐ-UB ngày 10/11/2003 của Chủ tịch UBND TP.HCM. Theo đó, các quyết định này đương nhiên hết hiệu lực kể từ ngày các bản án nêu trên có hiệu lực thi hành.

Đối với nội dung giải quyết lại đơn khiếu nại của ông Huỳnh Văn Ba và ông Trương Văn Liếp, các bản án nêu trên đã tuyên rõ: Chủ tịch UBND TP.HCM có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, tại văn bản số 540/TB-VP ngày 31/8/2018 và văn bản số 336/TB-VP ngày 12/4/2019 thông báo ý kiến của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đều có các nội dung chỉ đạo các cơ quan có liên quan (UBND Q.2, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường) tham mưu thực hiện giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến khu đất số 3, Trần Não, phường Bình An, Q.2, có cả chỉ đạo đề xuất ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo như bản án tuyên. Có thể thấy, cùng với việc thực hiện các nội dung của bản án hành chính, UBND TP.HCM đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị có liên quan tham mưu giải quyết một cách tổng thể đối với khu đất có liên quan đến các bản án nêu trên nên thời gian thực hiện kéo dài, dẫn đến người dân bên được thi hành án bức xúc, có đơn gửi đến Đại biểu Quốc hội.

2. Bộ Tư pháp đã chỉ đạo Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) yêu cầu Cục THADS TP.HCM tiếp tục theo dõi thi hành án đối với các bản án hành chính nêu trên, phối hợp với Sở Tư pháp làm việc với các Sở được UBND TP.HCM giao nhiệm vụ để nắm bắt thông tin về kết quả thi hành án. Trường hợp có đầy đủ cơ sở về việc Chủ tịch UBND TP.HCM chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung các bản án nêu trên, Bộ Tư pháp sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xem xét, xử lý trách nhiệm phù hợp theo đúng quy định tại khoản 3, Điều 32 Nghị định số 71/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và tiếp tục thông báo kết quả giải quyết đến Đại biểu”.

Theo các hộ dân, hiện giờ, cuộc sống của họ lao đao hơn bao giờ hết và không biết có thể trụ vững được bao lâu nữa nếu việc thi hành án cứ mãi kéo dài.

“Tất cả 4 hộ dân đều không có nhà ở. 9-10 người ở tập trung trong căn phòng có diện tích rất nhỏ bởi họ không có tiền để trả cho những điều kiện tốt hơn. Vì vậy, các cấp chính quyền thành phố cần sớm có câu trả lời thỏa đáng và hành động thiết thực để người dân sớm có cuộc sống ổn định sau hàng chục năm khiếu kiện đòi quyền lợi về đất đai” - bà Chu Thị Sỹ nói.

Do đó, để giải dứt điểm các vấn đề dân sinh gây bức xúc, khiến kiện kéo dài, làm ảnh hưởng chung đến tình hình an ninh, trật tự tại địa phương, cũng như ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, kiến nghị thực hiện những giải pháp sau:

Một là, cần phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội tại địa phương mà cụ thể ở đây là trên địa bàn TP.HCM đối với việc thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật; phát huy vai trò giám sát của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, của nhân dân, báo chí và công luận trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên, góp phần giải quyết thỏa đáng những bức xúc, đòi hỏi quyền lợi chính đáng của người dân

Hai là, để làm sáng tỏ vấn đề và giải quyết dứt điểm vụ việc, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, cũng như doanh nghiệp, đã đến lúc Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, … cần khẩn trương vào cuộc, lập các đoàn thanh tra, kiểm tra để xác minh, làm rõ khiếu kiện của người dân tại dự án sử dụng đất tại số 2 đường Trần Não, P.Bình An, Q.2, TP.HCM.

Ba là, đề nghị Bộ Tư pháp có chỉ đạo đối với các đơn vị thi hành án có biện pháp giải quyết dứt điểm những vụ việc thi hành án tồn đọng, phức tạp, kéo dài, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc tổ chức thi hành dứt điểm các vụ việc thi hành án có điều kiện, nhất là các vụ việc có điều kiện kéo dài trên 3 năm nhưng chưa được giải quyết xong góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người dân.

bài liên quan
Tiếp tục phạm tội trong thời gian được hoãn thi hành án thì xử lý thế nào?

Tiếp tục phạm tội trong thời gian được hoãn thi hành án thì xử lý thế nào?

Bạn đọc Trịnh Hoàng Thuý (Hà Tĩnh) hỏi: Tôi thấy tại địa phương tôi có trường hợp bị can sau khi bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đối tượng được cơ quan điều tra cho tại ngoại vì đang mang thai nhưng tiếp tục thực hiện hành vi trái pháp luật, thực hiện các thủ đoạn gian dối liên quan đến mua bán đất đai rồi chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng. Vậy cho tôi hỏi hành vi phạm tội của bị can trong thời gian này có phải chấp hành hình phạt tù hay không và biện pháp ngăn chặn như thế nào?
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Nhằm đáp ứng nhu cầu đọc báo của độc giả trong thời đại kỷ nguyên công nghệ số, 10h sáng ngày 28/2, Chuyên trang điện tử Truyền thông Pháp luật Pháp luật + (Phapluatplus.vn) sẽ chính thức thay đổi giao diện mới với nhiều chuyên mục chuyên sâu, hấp dẫn.
Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Đã có 77 phương tiện cơ giới đường bộ, ô tô điện đủ điều kiện hồ sơ để đăng kiểm trong 2 ngày 24, 25/2 trên địa bàn huyện đảo Cô Tô.
UBND huyện Văn Chấn yêu cầu làm rõ vụ công trình nhà nước được san lấp bằng đất nông nghiệp trái phép

UBND huyện Văn Chấn yêu cầu làm rõ vụ công trình nhà nước được san lấp bằng đất nông nghiệp trái phép

UBND huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái vừa có văn bản yêu cầu làm rõ việc công trình nhà nước được san lấp bằng đất nông nghiệp trái phép.
Mới nhất
Đọc nhiều
Nghệ An: Gặp mặt chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nghệ An: Gặp mặt chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hơn 100 đại biểu đại diện chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến của tỉnh Nghệ An tham gia Chiến dịch về tham dự.
Sôi động Cuộc thi Tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Sôi động Cuộc thi Tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

English Challenge là Cuộc thi tiếng Anh dành cho sinh viên và học sinh đam mê tiếng Anh, là nơi để sinh viên tỏa sáng tài năng và tăng cường sự kết nối.
Lợi trước mắt, thiệt lâu dài… khi rút BHXH một lần

Lợi trước mắt, thiệt lâu dài… khi rút BHXH một lần

Chỉ vì giải quyết khó khăn trước mắt mà không ít người lao động đã rút BHXH một lần, nhưng khi về già mới thấy được khó khăn, thiệt đủ đường.
Tin bài khác
Thanh Hóa: Bắt 4 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy để “mừng” tiệc cưới

Thanh Hóa: Bắt 4 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy để “mừng” tiệc cưới

Ngày 23/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Hà Trung đã Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 đối tượng về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy…
Khởi tố hai "nữ quái" mua ma túy về bán để kiếm lời

Khởi tố hai "nữ quái" mua ma túy về bán để kiếm lời

Hai đối tượng Vi Hoàng Như và Trần Thị Hương Lan vừa bị Công an quận Tây Hồ ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra về tội Mua bán trái phép chất ma túy.
Quảng Ninh: Bắt giữ cặp vợ chồng buôn bán pháo nổ số lượng lớn

Quảng Ninh: Bắt giữ cặp vợ chồng buôn bán pháo nổ số lượng lớn

Lực lượng Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh vừa bắt giữ cặp vợ chồng có hành vi buôn bán pháo hoa nổ số lượng lớn.
Khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Theo thống kê của Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban chỉ đạo 138/CP), trong quý I/2024, lực lượng chức năng đã phát hiện, khởi tố mới 20 vụ/40 đối tượng (tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2023) mua bán người.
Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Từ tháng 1/2023 đến khi bị phát hiện, bắt giữ, cơ quan Công an xác định tổng số tiền cá cược mà đường dây này thực hiện khoảng 50 tỷ đồng.
Hà Nội: Công an triệu tập hơn 50 đối tượng mang "hàng nóng" gây rối trật tự công cộng

Hà Nội: Công an triệu tập hơn 50 đối tượng mang "hàng nóng" gây rối trật tự công cộng

Một nhóm 52 đối tượng vừa bị lực lượng chức năng Công an huyện Đông Anh, Hà Nội triệu tập để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng trên địa bàn.
Vụ 10 công nhân thương vong: Trách nhiệm của Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thế nào?

Vụ 10 công nhân thương vong: Trách nhiệm của Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thế nào?

Theo Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường, đây là vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khiến 7 công nhân tử vong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gây đau thương mất mát đến nhiều gia đình công nhân.
Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Ngày 20 và 23/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng đối với 06 đối tượng liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Nghệ An: Bắt giữ 2 đối tượng trộm lưới thép B40 trên cao tốc

Nghệ An: Bắt giữ 2 đối tượng trộm lưới thép B40 trên cao tốc

Nhóm đối tượng đã lấy trộm hàng chục tấm thép lưới loại B40, dùng để chắn gia súc trên tuyến đường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua xã Quỳnh Mỹ (Quỳnh Lưu - Nghệ An).
Khởi tố, bắt tạm giam một nhân viên Nhà máy xi măng liên quan đến vụ tai nạn làm 10 người thương vong

Khởi tố, bắt tạm giam một nhân viên Nhà máy xi măng liên quan đến vụ tai nạn làm 10 người thương vong

Trần Mạnh Hùng (sinh năm 1980) là nhân viên cân băng liệu của Nhà máy xi măng đã bị bắt tạm giam để điều tra về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động”.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.