Hà Nội 25 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 22 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 25°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 22°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Máy quét hay nỗi ám ảnh vòng lao lý?

Sức khỏe - đời sống
14/07/2019 06:43
Nguyễn Mỹ
aa
Hình ảnh ghi lại cảnh nhân viên an ninh đang dùng máy “quét” các cô giáo trước khi vào phòng chấm thi ở tỉnh Sơn La đã gây nên những luồng dư luận trái chiều.


Nhiều thầy cô cho rằng, cảm giác bị xúc phạm như xát muối vào lòng… Người khác lại nhìn nhẹ nhàng, chỉ là thực hiện đúng quy chế. Cái đích cuối cùng là mong mỏi trả lại sự trong sáng, công bằng, minh bạch trước ám ảnh của kì thi 2018 mà thôi…

Cán bộ chấm thi bị kiểm tra an ninh (Ảnh: Lao động)

Cán bộ chấm thi bị kiểm tra an ninh (Ảnh: Lao động)

“Cuộc chơi” sòng phẳng

Trước hình ảnh vào các cô giáo bị “quét” trước khi vào phòng chấm thi của kì thi Quốc gia năm nay, PGS-TS Dương Hữu Biên, Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn Trường Đại học Đà Lạt đã viết trên trang cá nhân: “Những hình ảnh này gợi cho ta hai cách hiểu: Hoặc xã hội rất coi thường người làm nghề giáo, không hề mảy may có chút niềm tin nào vào họ; hoặc những người làm nghề giáo là những người tệ hại, không thể tin được và phải giám sát đến nơi, đến chốn… Đành rằng, chống gian lận trong thi cử là điều cần phải đề cao, nhưng không phải theo cách như những tấm ảnh này cho thấy!”…

Ngược lại, thầy giáo Vũ Khắc Ngọc, một trong những thầy chỉ ra những kẽ hở bất thường từ vụ điểm thi năm ngoái bày tỏ: Sau khi xem những bức ảnh kiểm tra giáo viên chấm thi ở Sơn La trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, cái lý luận về việc “phải tin tưởng, tôn trọng giáo viên” hay “tôn trọng quyền con người” thật là hài hước. Bản thân mình đã từng rất nhiều lần bị nhân viên an ninh soi chiếu từ sân bay, tới các sự kiện ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia, SVĐ Mỹ Đình... lần nào mình cũng vui vẻ chấp hành và tươi cười với nhân viên an ninh mà chả cảm thấy bị xúc phạm gì cả. Cũng chẳng thể cao giọng lên rằng “tôi là thầy giáo đấy” để đòi hỏi “các anh phải tin tưởng và tôn trọng”.

Trong khi đó, gian lận điểm thi năm ngoái cũng do các cán bộ quản lý giáo dục và thầy cô giáo trực tiếp thực hiện. Vậy tại sao nhiều thầy cô lại đòi hỏi sự tôn trọng? Trong rất nhiều vụ việc nổi cộm gần đây trong ngành Giáo dục, về những mâu thuẫn trong quan hệ giữa giáo viên với phụ huynh hay giáo viên với học sinh, một trong những vấn đề có tính căn nguyên là giáo viên thường giữ trong mình tư duy về “nghề cao quý”, ở thế “cửa trên” với người khác để đòi hỏi sự tin tưởng, tôn trọng vượt mức.

Tư duy đó cần phải thay đổi, thầy cô cần phải định vị lại giá trị công việc của mình theo hướng bình đẳng hơn với những người khác trong xã hội. Nếu không thì xã hội sẽ ngày càng ác cảm hơn với những người thầy, người cô, thầy Ngọc thẳng thắn. Trong trao đổi, ứng xử với phụ huynh và học sinh mình luôn tâm niệm điều đó. Đấy là phải đề cao sự tôn trọng người đối diện trước, chứ không phải là mang cái thái độ “tôi là thầy đấy nhé, đề nghị anh/chị tôn trọng” thì chẳng bao giờ mang lại kết quả tích cực.

Mình nhớ có lần ngồi nói chuyện với 1 cô giáo rất kỳ cựu, nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy ở các trường điểm, trường chuyên nổi tiếng của Hà Nội. Cô được một trường dân lập cũng rất có tiếng mời về giảng dạy thỉnh giảng. Mới làm việc được vài tháng thì cô bỏ vì lý do thế này: “Em có biết không, học trò của cô giờ làm lãnh đạo doanh nghiệp, giám đốc, tổng giám đốc có cả. Phụ huynh của cô nhiều người làm quan chức, ông nọ, bà kia, Thứ trưởng, Bộ trưởng cũng có... thế mà gặp cô vẫn phải khép nép, khúm núm... Ấy thế mà vào cái trường dân lập ấy, người ta đối xử với cô cứng nhắc như với công nhân, với lao động. Thế là cô bỏ”.

Quay trở lại kỳ thi năm nay, một nhà quản lý của một Đại học lớn cũng đã phải thốt lên rằng: “Coi thi giờ được xem là một nghề nguy hiểm!”... Khi mà những nhà giáo đi coi thi, chấm thi là đang thực hiện nhiệm vụ rất đỗi bình thường trong công việc của mình, nhưng đã không còn bình thường được nữa, sau sự cố “vô tiền khoáng hậu” năm ngoái! Đành rằng, không thể phủ nhận, kỳ thi đang dần nhẹ nhàng hơn, ít áp lực hơn với thí sinh!

Xã hội cũng đánh giá cao hơn về những cố gắng của toàn ngành Giáo dục! Thế nhưng, Sơn La vẫn là “điểm nóng” của kỳ thi dù là năm 2018 hay năm nay! Chỉ có điều, may mắn là năm nay ngoài sự cố của một thí sinh ghi nhầm số báo danh mà giám thị không cho em bù giờ khi yêu cầu thí sinh chép sang tờ mới, thì cái “nóng” của hình ảnh máy quét có phần tích cực hơn. Bởi sẽ không có người nào rơi vào vòng lao lý bởi gian lận thi cử!

Tony Salt, một giáo viên của Trường TH School cho hay, gian lận thi cử là điều ông chưa từng chứng kiến trong sự nghiệp dạy học 35 năm tại 7 quốc gia trên thế giới. Còn Nguyễn Việt Trung, một nam sinh xuất sắc vừa được 10 trường đại học lớn của Mỹ cấp học bổng, cho biết, thầy cô rất chú trọng dạy đạo đức học thuật cho học sinh, điều mà giáo viên Việt Nam còn mải dạy chữ. Khi thay đổi công việc, có những thầy cô đã lấy thư giới thiệu từ học sinh. “Thầy cô giữ sự trung thực cho học sinh cũng chính là giữ cho chính mình”…

Hơn ai hết, thầy cô cần “giữ sự trung thực cho học sinh, cũng chính là giữ cho  chính mình”. Ảnh minh họa

Hơn ai hết, thầy cô cần “giữ sự trung thực cho học sinh, cũng chính là giữ cho chính mình”. (Ảnh minh họa)

Không thể im lặng trước cái xấu

Năm nay, theo quy chế, khu vực chấm thi được công an bảo vệ 3 vòng nghiêm ngặt, trong đó vòng 1 có 4 công an bảo vệ khu vực chấm thi tự luận và khu vực chấm thi trắc nghiệm, phòng bảo quản bài thi. Vòng 2 có 2 nhân viên an ninh trực 24/24h, vòng 3 có cảnh sát bảo vệ trong giờ làm việc. Các phòng bảo quản bài thi, chấm thi đều theo đúng quy định. Các cán bộ lên khu vực chấm thi phải được cán bộ an ninh quét các thiết bị điện tử. Có thể nói, mỗi kỳ thi, dù quy mô lớn hay nhỏ đều tiềm ẩn những nguy cơ khiến cho việc gian lận có thể xảy ra.

Chúng ta đã biết có nhiều kiểu gian lận nhưng vẫn bất lực để nó tồn tại. Cho đến khi, những kiểu gian lận đã thể hiện ở mức độ “táng tận” khôn cùng. Sự im lặng, cho qua những thói hư, tật xấu hay dấu hiệu của vi phạm kỷ cương - như là sự vô can của chúng ta đã góp phần cho sự “gian lận” này trở nên khủng khiếp hơn.

Theo PGS Toán Chu Cẩm Thơ, chính xuất phát từ nhu cầu mong con cái đỗ đạt với thành tích cao nên không ít phụ huynh đã chọn cách “mua điểm”, “xin điểm”, “chạy điểm”. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, đây là hiện tượng phổ biến ở xã hội chúng ta hiện nay. Cho dù nó chỉ xảy ra ở một bộ phận phụ huynh nhưng hậu quả không hề nhỏ.

Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh chỉ nhìn vào điểm số, kết quả thi cử mà định hướng sai lầm cách học, mục tiêu học tập của con mình. Vì vậy, học sinh không được học theo đúng những gì mà giá trị giáo dục mang lại. Các em bị cưỡng ép học theo yêu cầu của cha mẹ, hoặc cha mẹ quá kỳ vọng vào kết quả điểm số mà quên mất các em còn cần học những thứ khác. Chính điều đó tạo ra sự phát triển lệch của cả một thế hệ.

Mặt khác, nếu chúng ta thực hiện đánh giá trên diện rộng để thu thập phản hồi nhằm điều chỉnh chương trình, phương pháp dạy học, chắc chắn sẽ hạn chế những bất cập hiện nay. Các cuộc thi thường mang tiêu chí nhất định, có sự phân loại nên tiến hành bởi những đối tượng có nhu cầu, trách nhiệm phù hợp.

Ví dụ, các trường đại học tự chủ tuyển sinh, các kỳ thi chọn học sinh tài năng nên do các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức khảo thí độc lập tham gia tổ chức…Và tính phản biện xã hội, hậu kiểm cần được tăng cường hơn nữa. Đó là trách nhiệm của những người, cơ quan tổ chức sử dụng kết quả đánh giá, tham gia đánh giá, của phụ huynh và của chính học sinh.

Cùng với đó, nhà giáo Lê Vinh cũng thẳng thắn cho rằng, bằng cấp và kiến thức lẽ ra là một nhưng ở Việt Nam lại không phải vậy. Việc học giả, bằng thật cũng không phải là hiếm. Từ bằng tiến sĩ tới bằng cử nhân, không ít trường hợp những người có bằng chỉ để trang trí. Thực tế, nhiều quan chức địa phương chỉ cần có bằng bổ túc trung học, có bằng cử nhân tại chức, có bằng thạc sĩ, tiến sĩ nhờ người học thuê và làm thuê luận án, luận văn là có bằng thật.

Bởi vậy các trung tâm giáo dục thường xuyên, những “Harvad” địa phương, liên kết với các trường đại học thành những chiếc máy in phát bằng cử nhân, bằng thạc sĩ kể cả do nước ngoài cấp… Và việc bằng mọi giá mua cho con một tấm bằng chính quy đã đẩy hàng loạt nhà giáo vào vòng lao lý, hy vọng là bài học đắt giá để thầy cô “giữ mình”… Bởi thế, chiếc máy soi, quét chỉ là công cụ trong một “cuộc chơi” trả lại sự trong sáng cho thầy cô. Khi quy định đã được đặt ra, thì hơn ai hết, thầy cô nghiêm ngặt thực hiện chính là tinh thần thượng tôn pháp luật và thể hiện sự văn minh mà thôi…

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Nghệ An: Gặp mặt chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nghệ An: Gặp mặt chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hơn 100 đại biểu đại diện chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến của tỉnh Nghệ An tham gia Chiến dịch về tham dự.
Sôi động Cuộc thi Tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Sôi động Cuộc thi Tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

English Challenge là Cuộc thi tiếng Anh dành cho sinh viên và học sinh đam mê tiếng Anh, là nơi để sinh viên tỏa sáng tài năng và tăng cường sự kết nối.
Lợi trước mắt, thiệt lâu dài… khi rút BHXH một lần

Lợi trước mắt, thiệt lâu dài… khi rút BHXH một lần

Chỉ vì giải quyết khó khăn trước mắt mà không ít người lao động đã rút BHXH một lần, nhưng khi về già mới thấy được khó khăn, thiệt đủ đường.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.