Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan cho biết, cơ quan này sẽ bỏ phiếu về dự luật mở rộng các biện pháp trừng phạt Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân.



Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Sau vụ thử hạt nhân lần thứ 4 của Triều Tiên, ngày 7/1, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị, trong đó nhấn mạnh Bắc Kinh không thể phớt lờ những động thái của Bình Nhưỡng.

Cùng ngày, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan cho hay trong vài ngày tới, cơ quan này sẽ bỏ phiếu về dự luật mở rộng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Triều Tiên.

Ngoại trưởng Kerry cho biết, trong cuộc điện đàm ông nói rõ cách tiếp cận của Trung Quốc với Triều Tiên đã không thành công.

Phát biểu với báo giới, ông cho rằng Trung Quốc đã có cách tiếp cận đặc biệt trong vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng nhưng không hiệu quả và phía Mỹ không thể “để mặc” tình hình này.

Mỹ - Trung phối hợp

Ông Kery còn cho biết, ông và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng đã nhất trí phối hợp để quyết định những biện pháp có thể được đưa ra đối với Triều Tiên trong bối cảnh mối lo ngại ngày càng gia tăng về vụ thử hạt nhân.

Nhà Trắng cùng ngày ra tuyên bố khẳng định Mỹ muốn hợp tác chặt chẽ vớiTrung Quốc để có phản ứng phù hợp nhất với vụ thử hạt nhân của Triều Tiên.

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết đang tiếp tục phối hợp với Hàn Quốc để cân nhắc các phương án đáp trả vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng, đồng thời tái khẳng định cam kết của Washington đối với an ninh của Seoul.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Vương Nghị nhấn mạnh quan điểm nhất quán của Bắc Kinh trong việc thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa và bảo vệ hòa bình cũng như sự ổn định tại bán đảo Triều Tiên.

Theo ông Vương Nghị, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với các bên liên quan, trong đó có Mỹ. Tuy nhiên, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan cho hay trong vài ngày tới, cơ quan này sẽ bỏ phiếu về dự luật mở rộng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Triều Tiên.

Ông Ryan không công bố thời điểm tiến hành bỏ phiếu về dự luật, vốn bị trì hoãn từ tháng 2/2015, song một nguồn tin quốc hội nói rằng phiên bỏ phiếu sẽ diễn ra sớm nhất vào ngày 11/1.

Những câu hỏi được đặt ra

John Nilsson-Wright, người đứng đầu Chương trình châu Á của Chatham House, có bài phân tích sâu về vụ việc “nóng nhất” trên bán đảo Triều Tiên.

Trả lời câu hỏi “Động cơ củaTriều Tiên là gì”, bài báo cho rằng ban lãnh đạo ở Triều Tiên đang cố gắng làm hai việc. Thứ nhất, tăng cường quyền lực của ông KimJong-un bằng cách chứng minh rằng Bình Nhưỡng đang tiến tới mục tiêu của mình là tăng cường khả năng quân sự, đặc biệt trong lĩnh vực hạt nhân.

Từ những năm 1960, các nhà lãnh đạo kế tiếp của Triều Tiên đã tìm cách phát triển một chương trình vũ khí hạt nhân có hiệu quả, như một “phương tiện” để nhấn mạnh quyền tự chủ về chính trị và chiến lược, đồng thời tăng cường uy tín cá nhân của các nhà lãnh đạo.

Vụ thử nghiệm bom H được tiến hành chỉ vài ngày trước sinh nhật của ông Kim Jongun. Thứ hai, kích thích sự chú ý của quốc tế qua việc hướng sự chú ý ngoại giao quay trở lại TriềuTiên, buộc cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ, phải đàm phán với Triều Tiên.

Chính phủ Bình Nhưỡng hy vọng thông qua các cuộc đàm phán sẽ dẫn tới một hiệp ước hoà bình chính thức kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên, có được sự công nhận ngoại giao của Washington, một biện pháp hội nhập nào đó với nền kinh tế toàn cầu và nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế.

Tuy nhiên, theo John Nilsson Wright, còn quá sớm để có thể nói rằng đã diễn ra một thử nghiệm bom H thực sự. Tin tức ban đầu về các địa chấn quanh nơi thử nghiệm được giả định tại vùng Đông Bắc gợi ý rằng đó là một thử nghiệm bom 6 kiloton, tương đương với vụ thử nghiệm lần gần đây nhất của Triều Tiên vào tháng 2/2013.

“Một trái bom H thực thụ có nhiều khả năng sẽ gây ra một chấn động cao hơn nhiều. Do đó, các chuyên gia kỹ thuật vẫn hoài nghi về tuyên bố của Triều Tiên đã thực hiện thử nghiệm một quả bom hydro hoàn thiện”.

Một số người đồn đoán rằng, đồng vị hydro có thể đã được sử dụng trong dây chuyền phản ứng hạt nhân, với xác nhận có giới hạn chính thức về đặc tính của bom H, nhưng như vậy chưa phải là một thiết bị thực sự.

Sẽ mất nhiều thời gian thu thập dữ liệu kỹ thuật đủ để xác định bản chất chính xác của vụ thử nghiệm trên. Đánh giá từ quá trình thu thập dữ liệu từ xa sau thử nghiệm năm 2013, sẽ phải mất hàng tuần, hàng tháng để các khoa học gia quốc tế và các cơ quan giám sát có thể đưa ra một cái nhìn rõ ràng về vụ thử này.

Việc Triều Tiên từ từ, đều đặn tăng cường khả năng của lực lượng thông thường và hạt nhân của mình sẽ đặt ra mối nguy hiểm chiến lược ngày càng gia tăng tại vùng.

Lo lắng lớn nhất là qua vụ thử nghiệm mới nhất, Triều Tiên sẽ có thể thu nhỏ một đầu đạn hạt nhân (một vũ khí hydrogen có sức công phá lớn hơn so với một quả bom nguyên tử) và sau đó gắn lên đầu một tên lửa đạn đạo trên đất liền hay trên tàu ngầm cũng đều có khả năng tấn công các mục tiêu ở Hàn Quốc, Nhật Bản hay bờ biển phía Tây nước Mỹ.

“Tuy nhiên, hiện có các bằng chứng cho thấy phải vài năm nữa Triều Tiên mới có thể đạt được khả năng như vậy.” - John Nilsson Wright lập luận.

Có thể bạn quan tâm

Gửi bình luận