Vì sao đương sự kháng cáo toàn bộ bản án của TAND huyện Krông Năng?
Sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc và bản án được ban hành, ông Đính đã có đơn kháng cáo lên TAND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu xét xử phúc thẩm
Đắk Lắk: Lập công ty “ma” lừa bán sắt thép để chiếm đoạt tiền
Đắk Lắk: Triệt phá đường dây tuồn ma túy từ Bình Dương lên Đắk Lắk tiêu thụ
Đắk Lắk: Vợ “gài” ma túy vào xe của chồng rồi báo Công an
Bắt đối tượng lừa đảo trốn tuy nã từ TP HCM lên Đắk Lắk
Đắk Lắk: Tạm giữ 4 đối tượng liên quan đến vụ phá gần 400 ha rừng ở Ea Súp
Theo hồ sơ vụ việc, do không đồng tình với bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân (TAND) huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk xét xử vụ án hộ Lê Văn Trường khởi kiện ông Phạm Duy Đính, bà Đỗ Thị Hương cùng trú tại thôn Trung Hồ, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, với yêu cầu hộ ông Đính phải trả lại cho gia đình ông Trường 30m2 đất ở; sau đó, xin đổi nội dung khởi kiện giảm xuống còn 21,91m2, vì cho rằng diện tích nhà ông Đính đang sử dụng lớn hơn nhiều so với diện tích được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ); ông Đính đã kháng cáo toàn bộ bản án trên.
Không triệu tập toàn bộ người liên quan để làm rõ các vấn đề
Sau khi ông Nguyễn Đăng Dung khởi kiện ông Lê Văn Trường đòi đất, hộ ông Đính là người có nghĩa vụ liên quan và nhiều lần đã hòa giải tại tòa. Trong khi đang giải quyết tranh chấp thì ông Lê Văn Trường mua lại thửa đất của ông Nguyễn Đăng Dung đang bị thiếu. Sau đó, ông Trường chính thức khởi kiện hộ ông Phạm Duy Đính ra tòa án huyện Krông Năng yêu cầu xét xử buộc hộ ông Đính phải trả 30m2 đất đã lấn chiếm của gia đình ông, đúng bằng diện tích đất mà ông Nguyễn Đăng Dung đã khởi kiện đòi ông Trường trước đó. Sau đó, ông Trường đổi nội dung khởi kiện giảm còn 21.91m2.
Sau khi thu thập thông tin, tại 2 vụ án tranh chấp đất giữa ông Dung và ông Trường, ông Trường và ông Đính đã có hai lần đo đạc trên các thử đất đất có tranh chấp tại bản số 111/2021/DS-ST, ngày 14/12/2021 của TAND huyện Krông Năng nhận định: Tại kết quả đo đạc cho thấy thửa đất của hộ ông Lê Văn Trường phía nam bị xéo chỉ còn rộng 3.21m phía bắc chỉ còn rộng 4,48m. Kích thước này nhỏ hơn so với kích thước thể hiện trong biên bản giao đất ngày 11/6/2012 của UBND xã Ea Hồ (5x20). Diện tích hiện ông Trường đang sử dụng cũng nhỏ hơn diện tích được ghi trong sổ đỏ là 22.59m2 (100m2 - 77,41m2).
Ngược lại, thửa đất nhà ông Phạm Duy Đính bà Đỗ Thị Hương đang sử dụng phía Bắc giáp Quốc lộ 29 rộng 13,03m; phía Nam giáp đất ông Nhân rộng 11,77m số đo này rộng hơn số đo ghi trong giấy sang nhượng trước đây gia đình ông Đính và bà H’Nỡm Niê và anh Y Anh Niê. Mặt khác diện tích hộ ông Đính đang sử dụng lớn hơn nhiều so với sổ đỏ của gia đình ông Đính được cấp là 152,6m2 (532,6m2 - 380m2).
Ông Đính cho biết: “Trong vụ án ông Dung kiện đòi đất nhà ông Trường và đưa gia đình ông là người có nghĩa vụ liên quan, trong các lần hòa giải, ông Lê Văn Trường cho rằng: Do hộ ông Phạm Duy Đính lấn đất của gia đình ông nên gia đình ông xây nhà lấn sang đất của ông Nguyễn Đăng Dung. Nên sau khi mua lại thửa đất của hộ ông Nguyễn Đăng Dung đang bị thiếu thì hộ ông Trường khởi kiện ông Đính để đòi đất”.

Các con ông Phạm Duy Đính cho biết Tòa án cấp sơ thẩm không triệu tập họ để làm rõ bản chất vụ việc.
Theo ông Phạm Duy Đính cho biết: Nguyên trước đây, ông Nguyễn Đăng Dung có thửa đất giáp với ở phía tây thửa đất của ông Lê Văn Trường khởi kiện yêu cầu ông Trường phải trả lại 30m2 đất cạnh phía nam giáp tường rào chợ 2,27m, phía đông giáp ông Trường và các cạnh dài theo thửa đất của hai bên, phía Bắc giáp Quốc lộ 29 là góc nhọn của hình tám giác, vì cho rằng ông Lê Văn Trường đã lấn chiếm đất của ông Dung.
Còn thửa đất của ông Lê Văn Trường đã sử dụng và xây nhà kiên cố có giáp ranh với gia đình ông Đính không có tranh chấp. Khi ông Trường xây nhà, phần phía trước đã được cấp phép xây dựng và được cán bộ địa chính xã bàn giao cắm mốc thực địa rõ ràng. Nghĩa là trước đó việc xác định ranh giới đã được địa chính cắm mốc để hộ ông Trường xây nhà đúng với Biên bản bàn giao đất ngày 11/6/2012 của UBND xã Ea Hồ và sổ đỏ của hộ ông Trường.

Giấy tờ mua bán, chuyển nhượng đất của gia đình ông Phạm Duy Đính.
Được biết, phần đất của hộ ông Lê Văn Trường trở về phía Tây đến cổng chợ Ea Hồ là đất do Nhà nước phân lô bán nền trước đây, phía mặt tiền của chợ giáp với Quốc lộ 29, các thửa đất có chiều rộng bằng nhau là 5mx20m đã trừ lộ giới.
Riêng thửa đất của hộ ông Phạm Duy Đính mua lại của hộ bà H’Nỡm Niê và anh Y Anh Niê từ năm 1999, với diện tích ngang 11mx49m diện tích 539m2. Tứ cận thửa đất hiện nay: Phía Tây giáp với đất chợ và đất ông Trường; phía Bắc giáp Quốc lộ 29; phía Đông giáp đất ông Lê Khắc Diệu; phía Nam giáp hộ ông sử dụng ổn định cho đến nay.
Sau khi kê khai đất để cấp quyền sử dụng đất năm 2002, gia đình ông được hướng dẫn kê khai diện tích đất ở, còn đất nông nghiệp không kê khai. Sau đó gia đình ông Đính được cấp sổ đỏ ở nông thôn là 380m2 với cạnh rộng 11m, sâu 35,55m. Phần đất nông nghiệp còn lại ông vẫn sử dụng cho đến nay.
Trên cơ sở thu thập thông tin, dữ liệu, số đo thửa đất, Thẩm phán Đỗ Văn Dũng - Chủ tọa phiên tòa sơ thẩm đã tuyên tại Bản án số: 111/2021/DS-ST, ngày 14/12/2021 của TAND huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk: Chấp nhận đơn khởi kiện của ông Lê Văn Trường về việc yêu cầu Tòa án buộc ông Phạm Duy Đính, bà Đỗ Thị Hương phải trả cho ông phần đất có diện tích là 21,91m2, tại thôn Trung Hồ, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, với tứ cận: Phía Đông giáp đất hộ ông Phạm Duy Đính 20m, phía Tây giáp đất ông Lê Văn Trường 20m, phía Bắc giáp Quốc lộ 29 là 0,42m và phía Nam giáp đất chợ rộng 1,77m.
Hộ ông Lê Văn Trường và hộ ông Phạm Duy Đính có trách nhiệm liên hệ với cơ quan chức năng có thẩm quyền để đăng ký biến động đất đai theo quy định. Tòa án buộc gia đình ông Đính phải chịu phí thẩm định tại chỗ và phí đo đạc là 14.034.000 đồng và 7.942.000 đồng án phí sơ thẩm.
Trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, luật sư Phạm Hoài Quý (Đoàn luật sư tỉnh Đắk Nông), cho rằng: “Trong vụ án này cấp sơ thẩm đã không triệu tập bà H’Nơm là người chủ đất đã bán đất cho gia đình nhà ông Đính. Thêm một tình tiết nữa là tòa đã không triệu tập các con ông Đính là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan để làm rõ hơn các vấn đề liên quan”… vì vậy nếu không bổ sung những vấn đề tôi nói thì chưa đúng bản chất vụ việc”…
Búc xúc kháng án
Ngay sau khi bản án được ban hành, ông Phạm Duy Đính đã có đơn kháng cáo lên TAND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu xét xử phúc thẩm cho rằng: Thẩm phán tuyên án vô căn cứ, chỉ dựa vào diện tích đang sử dụng để tuyên án là không khách quan, thẩm phán có dấu hiệu xử ép gia đình ông.
Ông Đính dẫn chứng: Nếu tính tổng diện tích mà gia đình ông đang sử dụng còn nhỏ hơn diện tích mà ông đã mua trước đây là 6,4 m2 (539m2 - 532,6m2). Nếu căn cứ vào sổ đỏ thì cả dẫy đất mặt tiền Quốc lộ 29 giáp với tường chợ do Nhà nước phân lô bán nền có diện tích bằng nhau (5mx20m). Nhưng thực tế, theo số đo để giải quyết tranh chấp đất giữa ông Nguyễn Đăng Dung và ông Lê Văn Trường cho thấy các thửa đất có sự thay đổi rất nhiều về các cạnh.
Đặc biệt là cạnh phía Nam giáp với tường rào chợ, rất nhiều nhà có số đo rộng hơn 5 mét so với quy hoạch phân lô bán nền trước đây. Vậy tại sao thẩm phán chủ tọa phiên tòa không dẫn chứng là các hộ trên đã có sự xê dịch mốc dẫn đến thiếu đất 1.77m chiều rộng phần xéo của hộ ông Trường.

Kết quả cửa tòa án cấp sơ thẩm khiến ông Đính bức xúc.
Ông Đính xác định: Tại điểm cuối phía nam thửa đất của ông Lê Văn Trường mà thẩm phán cho rằng, gia đình ông đã lấn chiếm của hộ ông Trường thì gia đình ông vẫn đang sử dụng chỉ 11m ngang. Nếu gia đình gia đình ông phải trả cho ông Trường 1,77m thì phần đất đoạn giữa thửa đất của nhà tôi chỉ còn 9,23m và thửa đất sẽ thành hình dích dắc, điều này rất phi lý. Điều phi lý nữa là nếu phần đất ông Đính phải trả cho ông Trường là 1,77m phía Nam giáp đất chợ là không có cơ sở vì phần đất này ăn sâu vào trong đất nhà Đính đang sử dụng không có cạnh nào giáp đất chợ như tòa tuyên án.
Một tình tiết khác là diện tích đất của ông Trường thiếu so với sổ đỏ và Biên bản bàn giao đất ngày 11/6/2012 của UBND xã Ea Hồ là 22.59m2 , thế nhưng ông Lê Văn Trường chỉ yêu cầu ông Đính trả cho ông 21.91m2 thì còn 0,68m2 ông Trường đòi ai? Trong giấy phép xây dựng UBND huyện K rông Năng thể hiện họ đã cấp giấy phép xây dựng đúng và có cán bộ xã Ea Hồ giám sát việc xây dựng nên thực tế đất nhà ông Trường đã đử, không thiếu nên yêu cầu khởi kiện của ông Trường là không phù hợp.
Trong vụ việc này, hộ ông Phạm Duy Đính bức xúc đề nghị, kiến nghị: "Tranh chấp đất đai mà dựa vào diện tích để xác định việc lấn chiếm đất đai là không khách quan, không đúng với thực tế. Trong xác định ranh giới đất đai, ông cha ta có câu “đất căng dây, cây cắm sào”. Do đó không thể xác định đất nhà rôi rộng hơn diện tích đất được ghi trong sổ đỏ để buộc gia đình tôi phải trả cho hộ ông Trường 21.91m2 đất có các cạnh như bản án. Trong xét xử, Thẩm phán “người cầm cân nẩy mực” cần phải xác định các cạnh của thửa đất để xét xử vụ án tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi và ông gia đình ông Trường để thấu tình đạt lý".
Ông Đính mong muốn các cấp Tòa của tỉnh Đắk Lăk xem xét và phân xử đúng pháp luật, tránh việc gây thiệt thòi cho người dân. Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.
Gửi bình luận