Qua 2 năm thực hiện ngày Pháp Luật (9/11/2013 – 9/11/2015), Pháp Luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có những bước phát triển khá mạnh. Liên quan tới vấn đề này, phóng viên Pháp Luật Plus đã có cuộc trao đổi với luật sư Vi Văn Diện, Giám đốc Công ty luật Thiên Minh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội).



Qua 2 năm thực hiện ngày Pháp Luật, Pháp Luật Việt Nam đã có những bước phát triển khá mạnh.Ông nhận định ra sao về vấn đề này?

Năm 2013 là năm đầu tiên tổ chức thực hiện Ngày Pháp Luật trong phạm vi toàn quốc và cũng là năm ghi nhận một sự kiện rất quan trọng trong đời sống chính trị - pháp lý của đất nước.

Đó cũng là năm toàn dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Hiến pháp (sửa đổi) của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Toàn dân hưởng ứng Ngày Pháp Luật 
Toàn dân hưởng ứng Ngày Pháp Luật 

Qua 2 năm thực hiện ngày Pháp Luật, thực sự đây đã trở thành sự tiếp nối đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng, phát huy ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong việc thực hành “Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”.

Theo ông, nguyên nhân nào dẫn tới việc lấy ngày 09/11 hằng năm là ngày Pháp Luật ?

Lý do chọn ngày 9/11 là ngày Pháp Luật là vì đó là ngày Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta được thông qua (ngày 9/11/1946). Với ý nghĩa đó, Luật Phổ biến giáo dục pháp luật quy định Ngày Pháp Luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho tất cả mọi người trong xã hội.

Để triển khai tốt ngày Pháp Luật, theo ông những người làm luật, hiểu luật và biết luật cần phải làm gì?

Để triển khai có hiệu quả ngày Pháp luật, theo tôi cần phải quán triệt đầy đủ nội dung, mục đích, ý nghĩa, yêu cầu về Ngày Pháp Luật được quy định trong Luật Phổ biến giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tùy theo điều kiện cụ thể, các cơ quan, đơn vị, địa phương mà lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp với đặc thù của cơ quan, đơn vị, địa phương để triển khai Ngày Pháp luật đảm bảo sâu rộng, thiết thực và có ý nghĩa.

Luật sư Vi Văn Diện trạo đổi với PV Pháp luật Plus Ngày Pháp luật
Luật sư Vi Văn Diện trạo đổi với PV Pháp luật Plus Ngày Pháp luật

Với tư cách là một Luật sư, theo ông Ngày Pháp luật có vị trí, vai trò như thế nào trong Hiến pháp, pháp luật? 

Việc triển khai Ngày Pháp luật phải được thực hiện đồng bộ, gắn kết chặt chẽ với các nhiệm vụ trọng tâm về xây dựng và thi hành pháp luật của các cơ quan, đơn vị, địa phương, đảm bảo thiết thực, tiết kiệm và có hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ đã hướng dẫn tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam. Theo đó, Ngày Pháp Luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức hàng năm vào ngày 9/11 nhằm:

Giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, ý thức bảo vệ pháp luật, lợi ích của việc chấp hành pháp luật.

Tuyên truyền phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đơn vị.

Theo đó, Ngày Pháp Luật hằng năm có thể được tổ chức dưới các hình thức như: Mit tinh, hội thảo, tọa đàm, tìm hiểu thông tin pháp luật, triển lãm…

Xin cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

Gửi bình luận