Ngày Pháp luật trở thành ngày hội của toàn dân
Năm 2015 là năm thứ 3 Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức trên quy mô cả nước nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, tuyên truyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mỗi công dân.
Hà Nội: Phóng viên Pháp luật Plus giúp đỡ người bị tai nạn giao thông
Pháp luật có xử lý được hành vi lừa tình?
Cả nước tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 2015
Tăng cường hợp tác năng lượng Việt Nam - Iceland
Nhiều văn bản quan trọng được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc
Xung quanh các hoạt động nhân Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2015, phóng viên Phapluatplus đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Tuấn Đạo Thanh, Phó Chủ tịch Hội Công chứng viên Hà Nội.
![]() |
Tiến sĩ Tuấn Đạo Thanh, Phó Chủ tịch Hội Công chứng viên Hà Nội |
Ông có thể cho biết ý nghĩa của Ngày Pháp luật đối với hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở Việt nam?
Như chúng ta biết, pháp luật là một phần không thể thiếu trong đời sống của mỗi Nhà nước, mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, pháp luật là phương tiện để thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội.
Một xã hội thực sự phát triển là một xã hội mà pháp luật được tôn trọng, đề cao và nghiêm chỉnh thi hành. Tại Điều 8 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012 đã lấy ngày 9/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày Pháp luật sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của luật pháp trong đời sống xã hội và mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền của Đảng và Nhà nước ta…
Việc tổ chức Ngày Pháp luật nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật và giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân.
Thông qua việc tổ chức Ngày Pháp luật nhằm thu hút sự quan tâm của toàn xã hội đối với sự kiện mang tính chính trị - pháp lý quan trọng của đất nước, qua đó động viên, khuyến khích các cơ quan, tổ chức và mọi công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, góp phần tạo chuyển biến mới về chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi và ý thức bảo vệ pháp luật.
Năm nay, Hội Công chứng viên Hà Nội đã có những hoạt động gì góp phần tuyên truyền Ngày Pháp luật Việt Nam, thưa Tiến sĩ?
Có thể khẳng định rằng, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những hoạt động trọng tâm, gắn liền với chuyên môn nghiệp vụ công chứng.
Chính vì vậy, không chỉ trong Ngày Pháp luật mà ngay trong quá trình tác nghiệp hàng ngày, các công chứng viên, thành viên của Hội công chứng viên Hà Nội, luôn luôn đề cao ý thức trách nhiệm hướng dẫn, giải thích tỷ mỉ, cặn kẽ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người yêu cầu công chứng, từ đó nâng cao trình độ hiểu biết cũng như ý thức tuân thủ pháp luật của các cá nhân, tổ chức.
Qua những hoạt động như giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại...các thành viên Hội công chứng viên thành phố Hà Nội đã góp phần giảm thiểu tranh chấp, tạo ra môi trường pháp lý an toàn, thuận lợi cho người dân khi tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch.
Để những hoạt động của Ngày Pháp luật Việt Nam thực sự có ý nghĩa, ông có kiến nghị gì?
Để ngày pháp luật Việt Nam thật sự có ý nghĩa, tôi cho rằng chúng ta cần phải có những hoạt động tuyên tuyền pháp luật một cách đa dạng, phong phú, phù hợp với nhu cầu, trình độ hiểu biết của từng giai tầng trong xã hội.
Từ đó biến nhu cầu tìm hiểu pháp luật thành nhu cầu tự thân; biến ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật thành thói quen của mỗi cá nhân, tổ chức trong cuộc sống thường nhật.
Nói theo cách khác, không chỉ tổ chức trên quy mô lớn với các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong ngày này, mà chúng ta cần coi đây là một hoạt động mang tính chất thường xuyên; gắn phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật với hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp của mỗi cá nhân, cơ quan trong toàn xã hội.
Nếu làm được điều này, Ngày Pháp luật sẽ trở thành ngày hội của toàn dân và mỗi năm chúng ta không chỉ có một mà có tới 365 Ngày Pháp luật.
Trân trọng cảm ơn!
Gửi bình luận