Nam Định: Một vụ án ma túy có dấu hiệu oan sai?
Trong vụ án mua bán trái phép chất ma túy, Trần Thị Vân liên tục kêu oan, nhưng vẫn bị kết tội.
48 năm tù cho 4 kẻ buôn ma túy
Nóng bỏng đấu tranh với tội phạm ma túy vùng biên
Sơn La: Tóm gọn đối tượng vận chuyển 2 bánh heroin, 5.000 viên ma túy tổng hợp
Thanh Hóa: Bắt 2 đối tượng vận chuyển hơn 0,7 kg ma túy từ Lào
Nhiều bất thường trong một vụ án ma tuý ở Nam Định
Cho rằng mình không mua bán trái phép ma túy. Tuy nhiên, Trần Thị Vân vẫn bị kết án. Để giờ đây, chị phải đối mặt với bản án chung thân, khiến cho công việc, sinh hoạt, cuộc sống của gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo hồ sơ vụ án, vào hồi 00h15 ngày 11/3/2016, tổ công tác đội CSĐT tội phạm về ma túy Công an TP Nam Định, tỉnh Nam Định.
Khi đang làm nhiệm vụ ở khu vực đê sông Đào thuộc phường Trần Thế Xương (TP Nam Định) tổ công tác phát hiện 2 đối tượng có biểu hiện buôn bán ma túy, nên kiểm tra và bắt giữ.
![]() |
Vân và Việt Anh trong phiên tòa. |
Hai đối tượng được xác định là Nguyễn Việt Anh (SN 1992, trú ở xã Lê Thiện, huyện An Dương, TP Hải Phòng) và Trần Thị Vân (SN 1983, trú ở 511 Ngô Gia Tự, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).
Quá trình kiểm tra, công an thu giữ trên tay của Việt Anh 1 túi nylon màu đen bên trong có 2 túi nilon màu trắng đựng hạt tinh thể màu trắng, Việt Anh khai là ma túy dạng đá của Vân và 2 đối tượng mang từ Lạng Sơn về Nam Định để tiêu thụ.
Ngoài ra, công an còn thu giữ của Việt Anh 2 chiếc điện thoại, hơn 5 triệu tiền Việt, 1 xe ô tô nhãn hiệu Mercedes. Thu giữ của Vân 3 điện thoại đi động, trong đó có 1 Iphone có số thuê bao 0942.055.555.
Tại cơ quan điều tra, ban đầu Nguyễn Việt Anh và Trần Thị Vân khai nhận hành vi mua bán trái phép ma túy từ Lạng Sơn về Nam Định để bán.
Tuy nhiên, sau đó Vân thay đổi lời khai, không tham gia giao dịch, mua bán ma túy, còn số ma túy mà cơ quan Công an thu giữ là của Việt Anh.
Còn Việt Anh vẫn giữ nguyên lời khai: Tối ngày 8/3/2016, Nguyễn Sơn Tùng (SN 1986, ở Kiến An, Hải Phòng) đi xe ô tô chở Vân từ Bắc Ninh về Hải Phòng chơi.
Chiều ngày 9/3/2016, Tùng chở Vân cùng với 3 người bạn về khách sạn Yên Bình (TP Bắc Ninh) để nghỉ. Tại đây, Vân rủ Tùng lên Lạng Sơn để Vân đi chơi tân gia nhà bạn, Tùng đồng ý.
Sau đó, Vân gọi điện cho Việt Anh (là anh em xã hội quen biết của Tùng).
Tối ngày 9/3/2016, Việt Anh chở Vân, Tùng và 2 người bạn lên Lạng Sơn, đến đêm cùng ngày thì đến nơi. Sau đó, Vân sang biên giới chơi, còn Việt Anh chở những người trên xe về nghỉ ở TP Lạng Sơn.
Tối ngày 10/3/2016, Vân gọi điện cho Việt Anh và Tùng đến đón ở thị trấn Na Sầm (huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn).
Khi ngồi quán nước, Vân có nhận được điện thoại của Thùy Anh (bạn quen biết nhưng không rõ địa chỉ) đặt vấn đề mua 2kg ma túy đá.
Sau đó, Vân liên hệ với một người tên Phương để hỏi về hàng và giá cả, thỏa thuận xong, Phương bảo sẽ giao hàng cho Vân trên đường về.
Vân gọi điện cho Việt Anh đến đón, trên đường về Vân và Việt Anh đã nhận hàng từ một thanh niên ven đường.
Khi về đến Bắc Ninh, Tùng xuống xe về khách sạn còn Vân và Việt Anh tiếp tục về Nam Định để giao cho khách. Khi về đến khu vực đê sông Đào thuộc phường Trần Thế Xương (TP. Nam Định) cả 2 đối tượng bị Công an bắt.
Tại cơ quan điều tra, cũng như trong phiên tòa sơ thẩm ngày 21/12/2016, Trần Thị Vân đều một mực kêu oan và khẳng định không tham gia giao dịch, mua bán ma túy, còn số ma túy mà cơ quan Công an thu giữ là của Việt Anh.
Một vụ án có dấu hiệu oan sai?
Trong suốt thời gian bị bắt và trong phiên tòa sơ thẩm, Vân luôn khẳng định bản thân mình bị oan, không buôn bán ma túy.
Trước sau như một Vân không thừa nhận mình có tội vì bản thân không có bán ma túy cho ai.
Theo luật sư Nguyễn Minh Long (Công ty luật Dragon - Đoàn luật sư Hà Nội) người bào chữa cho Trần Thị Vân cho hay: “Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định đã quá vội vàng và rất chủ quan trong việc tuyên bản án với hình phạt tù chung thân đối với bị can Trần Thị Vân bởi có quá nhiều thiếu xót trong quá trình điều tra vụ án”.
![]() |
Luật sư Nguyễn Minh Long (Công ty luật Dragon - Đoàn luật sư Hà Nội) Người bào chữa cho Trần Thị Vân. |
Theo Luật sư Long, vụ án có dấu hiệu vi phạm về tố tụng trong biên bản bắt người quả tang: Nó thể hiện ở chỗ trong biên bản bắt người quả tang vào hồi 00h30’ ngày 11/3/2016 thể hiện địa điểm lập biên bản bắt người quả tang là Trụ sở Công an thành phố Nam Định.
Tuy nhiên, địa điểm bắt quả tang lại là khu vực đê sông Đào, phường Trần Tế Xương, là nơi cách Công an thành phố Nam Định 4km.
Theo nguyên tắc, khi bắt quả tang tại đâu thì phải lập biên bản bắt quả tang tại đó, và phải được lập ngay tại thời điểm bắt.
Tuy nhiên trong vụ án trên địa điểm lập biên bản phạm tội quả tang không được lập tại khu vực đê sông Đào, phường Tế Xương.
Luật sư Long nhấn mạnh, "Như vậy tại thời điểm bị bắt quả tang, người đang cầm ma tuý là Việt Anh, không phải là Trần Thị Vân".
Hơn thế nữa, cũng theo luật sư Long có sự mâu thuẫn nghiêm trọng trong lời khai của bị can Việt Anh.
Biên bản hỏi cung bị can ngày 20/3/2016 (BL số 102) Bị can Nguyễn Việt Anh khai rằng: Khoảng 11h trưa ngày 10/3/2016, khi đang ngồi chơi tại khách sạn Yên Bình tại thành phố Bắc Ninh thì được Vân gọi điện bảo đầu giờ chiều lên Lạng Sơn đón. Đến 14h cùng ngày thì Nguyễn Việt Anh và Nguyễn Sơn Tùng (là bạn trai của Vân) tới cửa khẩu Na Sầm thì gặp Vân”.
Tuy nhiên trong bản kết luận điều tra ngày 27/9/2016 của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nam Định và trong bản cáo trạng ngày 27/10/2016 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định đã thể hiện:“Tối ngày 09/3/2016, Việt Anh đi xe ô tô biển kiểm soát 51A-84110 chở Vân, Tùng, Long lên Lạng Sơn, đến đêm ngày 09/3/2016 thì tới khu vực Nam Sầm. Sau đó Vân được Huynh trở sang Trung Quốc chơi, còn Việt Anh, Tùng, Long về thành phố Lạng Sơn nghỉ.
Tại phiên tòa, một lần nữa Việt Anh lại khai như trong cáo trạng đã nêu. Vậy đâu là bản chất của sự việc, luật sư Long nói.
Cũng theo ông Long, "Trong diễn biến phiên toàn ngày 21/12/2016, bị can Trần Thị Vân đã khai rằng khi sang Trung Quốc, Vân đã để quên điện thoại Iphone có số thuê bao 0942055555 trên xe ô tô. Việt Anh và Tùng chính là người đã sử dụng điện thoại của Vân trong suốt thời gian Vân ở Trung Quốc.
Tùng là người yêu của Vân do vậy Tùng là người biết mật khẩu điện thoại của Vân.
Vấn đề này đã được Vân nhắc nhiều lần tại cơ quan điều tra nhưng đã không được cơ quan điều tra cho vào trong hồ sơ vụ án.
Luật sư Long dẫn chứng, từ 09/3/2016 đến chiều ngày 10/3/2016 có rất nhiều tin nhắn, cuộc gọi đi và đến từ số máy 0942055555 của Vân.
Đặc biệt trong đó có một cuộc gọi từ số 0942055555 đi quốc tế tới số 0943715555 vào lúc 14h32’ ngày 10/3/2016.
Trong khi đó số 0943715555 chính là số điện thoại đăng ký chính chủ mang tên Trần Thị Vân. Đây cũng chính là số điện thoại mà Vân mang sang Trung Quốc. Đặc biết hơn nữa tất cả các cuộc từ số điện thoại 0942055555 đều được thực hiện tại thành phố Lạng Sơn, Việt Nam.
Vậy làm cách nào một người đang ở Trung Quốc lại có thể thực hiện rất nhiều cuộc gọi từ số 0942055555 tại Lạng Sơn, Việt Nam tới Phương, Thùy Anh và những người khác. Đặc biệt còn tự liên lạc với chính mình theo số 0943715555 vào lúc 14h32’ ngày 10/3/2016.
Vân không thể vừa ở Trung Quốc vừa thực hiện cuộc gọi từ Việt Nam cho Phương và Thùy Anh và thực hiện cuộc gọi cho chính mình vào ngày 10/3/2016".
Hơn thế nữa, luật sư Long còn cho biết, "Trong vụ án trên, nhân vật tên Phương và Thuỳ Anh là những mắt xích rất quan trọng để chứng minh rằng hành vi của Trần Thị Vân có phạm tội mua bán trái phép chất ma tuý hay không? Tuy nhiên trong hồ sơ của cơ quan điều tra không thực sự quan tâm tới hai nhân vật trên".
Ngày 23/5, sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm. Lời kêu oan của Vân có được tòa xem xét thấu đáo?
Theo luật sư Nguyễn Minh Long: Cần xác định rõ thời điểm đêm ngày 09/3/2016 đến chiều ngày 10/3/2016 Trần Thị Vân ở đâu? Xác định rõ xem ai là người sử dụng số điện thoại 0942055555 để thực hiện rất nhiều cuộc gọi trong khoảng thời gian từ đêm ngày 09/3/2016 đến chiều ngày 10/3/2016? Đề nghị trích xuất số điện thoại của Tùng (bạn trai của Vân) để xác định vai trò của Tùng trong vụ án trên? |
Gửi bình luận