Trong quá trình xây dựng Luật Bảo vệ môi trường về việc đề cao trách nhiệm của nhà sản xuất trong xử lý chất thải, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhận được nhiều sự giúp đỡ tích cực của các tổ chức quốc tế, các chuyên gia trong và ngoài nước trong việc đưa ra đề xuất xây dựng hệ thống EPR cho Việt Nam.



Tin nên đọc

Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đã có quy định về Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), chính vì vậy, Vụ Pháp chế - Bộ Tài nguyên và Môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao chủ trì xây dựng quy định này.

IMG_UPLOAD_20221001_132514 (1)

Bộ Tài nguyên và Môi trường phổ biến, triển khai và tham vấn xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất theo quy định của Nghị định 08/2022/NĐ-CP và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT. 

Cụ thể, EPR được quy định trong Luật tại hai điều, Điều 54 quy định về trách nhiệm tái chế và Điều 55 quy định về trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu (sau đây gọi là nhà sản xuất, nhập khẩu). Các quy định nêu trên đã được quy định chi tiết thi hành tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy đinh chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (từ Điều 77 đến Điều 88) và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Điều 78, 79).

Trong quá trình xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhận được nhiều sự giúp đỡ tích cực của các tổ chức quốc tế trong việc thực hiện các nghiên cứu bởi các chuyên gia trong và ngoài nước đưa ra đề xuất xây dựng hệ thống EPR cho Việt Nam, cơ chế vận hành hệ thống, lộ trình triển khai; khảo sát doanh nghiệp vừa và nhỏ về tính khả thi và mức độ sẵn sàng tham gia chương trình EPR tại Việt Nam; xây dựng tài liệu nâng cao nhận thức cho cộng đồng và doanh nghiệp, đồng thời tổ chức các hội thảo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức về EPR. Do đây là những quy định mới và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp nên Vụ đã tổ chức rất nhiều hội thảo tham vấn đến từng địa phương để lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp trên cả nước và tiếp thu, chỉnh sửa sao cho đảm bảo phù hợp nhất với thực tiễn.

IMG_1664762884138_1664815904613~2

Cuộc họp Tổ công tác EPR mở rộng, tư vấn xây dựng và triển khai chính sách EPR ở Việt Nam.

Ngay sau khi ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động triển khai thực hiện các quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất một cách có hệ thống, trong việc đẩy mạnh việc tập huấn, thiết lập đường dây nóng hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm của mình. Đến nay, đã có nhiều doanh nghiệp chủ động, tích cực thực hiện các quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất.

Tuy vậy, quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn và vướng mắc. Điển hình như doanh nghiệp nắm bắt các quy định còn chậm, đặc biệt là việc nhận biết đối tượng phải thực hiện trách nhiệm; cách thức thực hiện trách nhiệm; hay như việc quy định này buộc doanh nghiệp phải dự toán ngân sách đề thực hiện, do vậy, còn có hiện tượng trốn tránh hoặc tìm cách lùi thời hạn thực hiện. Bên cạnh đó, việc tổ chức bộ máy quản lý và vận hành EPR còn khá yếu, thiếu nhân sự thực hiện nên việc triển khai còn chậm và chưa đạt hiệu quả.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường cụ thể là giao cho Vụ Pháp chế tiếp tục thực hiện các hoạt động truyền thông, tập huấn để triển khai các quy định về EPR và tiến hành các thủ tục theo để thành lập Hội đồng EPR quốc gia, Văn phòng giúp việc Hội đồng EPR quốc gia; tiếp tục xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai thực hiện EPR một cách đồng bộ, hiệu quả…

Có thể bạn quan tâm

Gửi bình luận