Khi ấy “tử tù” Hàn Đức Long vừa được minh oan, trả tự do và có nguyện vọng muốn được đến cảm ơn nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu vì đã có bức thư tay gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị quan tâm, chỉ đạo, làm rõ vụ án giết người mà lúc đó ông Long là bị cáo.



Lần đầu tiên và duy nhất tôi được gặp nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu là khi tôi cùng “tử tù” Hàn Đức Long đến thăm nguyên Tổng Bí thư tại nhà riêng ở Hà Nội. Khi ấy “tử tù” Hà Đức Long vừa được minh oan, trả tự do và có nguyện vọng muốn được đến cảm ơn nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu vì đã có bức thư tay gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị quan tâm, chỉ đạo, làm rõ vụ án giết người mà lúc đó ông Long là bị cáo.

Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu sinh ngày 27/12/1931 ở làng Thượng Phúc, xã Đông Khê , huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Năm 1945, ông tham gia phong trào Việt Minh tại địa phương và gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 19/6/1949.

Từ năm 1949 đến 1993, ông tham gia quân đội, trưởng thành từ môi trường quân đội, từng là Chính ủy kiêm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 9, Sư đoàn 304; Phó chủ nhiệm Chính trị quân khu Trị Thiên; Chủ nhiệm Quân đoàn 2; Phó bí thư Quân khu ủy Quân khu 9; Thiếu tướng, Chủ nhiệm chính trị, Phó tư lệnh chính trị mặt trận 719; Trung tướng, Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị; Thượng tướng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam.

bac_Phieu11

Đồng chí Lê Khả Phiêu, sinh năm 1931, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đã từ trần vào hồi 2 giờ 52 ngày 7 tháng 8 năm 2020 tại Hà Nội.

Tháng 6/1991, tại Đại hội Đảng lần thứ VII, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương. Tháng 6/1992, tại Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương, ông được bầu vào Ban bí thư và sau đó được phân công Thường trực Ban bí thư. Tháng 1/1994, tại hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII, ông được bầu vào Bộ Chính trị.

Tháng 7/1996, tại Đại hội Đảng lần thứ VII, ông được bầu vào Ban chấp hành trung ương, ủy viên thường vụ, thường trực Bộ Chính trị. Ngày 26/12/1997, tại Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII, ông được bầu làm Tổng bí thư (đến tháng 4/2001). Ông được tặng thưởng huân chương Sao vàng (2007), huy hiệu 70 năm tuổi Đảng (2019).

Trước khi được bầu làm Tổng Bí thư, ông là Thượng tướng, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị nhưng cũng là người rất cởi mở với nhân dân và báo chí.

Bởi vậy nên khi nhận được lời đề nghị của ông Hàn Đức Long, nguyên Tổng Bí thư đã đồng ý bớt chút thời gian nghỉ ngơi để gặp và nhận của kẻ từng là tử tù một lời tri ân.

unnamed

Ông Hàn Đức Long đến thăm và cảm ơn nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu sau khi được trả tự do.

Nhà riêng của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nằm sâu trong ngõ 30 phố Lý Nam Đế, Hà Nội. Khi đến nhà nguyên Tổng Bí thư, tôi thật sự ngưỡng mộ vì cuộc sống và cách cư xử giản dị, ân cần của ông.

Trước nhà nguyên Tổng Bí thư có một bụi tre nhưng mọc gọn gàng, mọi thứ đều ngăn nắp, sạch sẽ, có trình tự như chính tác phong quân đội của người.

Lúc này nguyên Tổng Bí thư chưa ốm yếu nhưng da ông đã có phần nhăn nheo và dáng vẻ không được khỏe, nhưng khi chúng tôi vừa đến, ông cùng thư ký riêng đã ngồi sẵn ở ghế với nụ cười hiền hậu, cởi mở. Rồi bao nhiêu nỗi niềm của "tử tù" Hàn Đức Long vốn đợi hôm đó bày tỏ nhưng chưa kịp nói thành lời thì nguyên Tổng Bí thư đã vội kéo lấy bàn tay ông Long mà thân thiện nói rằng "chúc mừng anh được tự do".

Vào tối 26/6/2005, người dân xã Phúc Sơn (Tân Yên, Bắc Giang) phát hiện thi thể cháu Nguyễn Thị Y. (khi đó 5 tuổi) đã mất tích cùng ngày. Sau nhiều tháng, Công an tỉnh Bắc Giang đã bắt giam ông Hàn Đức Long theo đơn tố giác tội phạm.

han-duc-long-1482372829

Ông Hàn Đức Long đã phải chịu oan ức suốt 10 năm,

Ông Hàn Đức Long đã phải chịu oan ức trong vòng 10 năm.Từ năm 2007 đến năm 2011, qua 4 phiên tòa, ông Hàn Đức Long bị TAND tỉnh Bắc Giang và TAND Tối cao tuyên phạm tội Hiếp dâm trẻ em và Giết người, hình phạt chung là tử hình. Ông Hàn Đức Long kêu oan.

Sau khi nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu gửi lá thư tay đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị quan tâm, xem xét, chỉ đạo vụ án này, ông Hàn Đức Long được minh oan và trả tự do vào ngày 20/12/2016.

Khi đó ông Hàn Đức Long, kẻ đã từng 10 năm mang danh kẻ giết người, từng bị người đời xa lánh, ghẻ lạnh đã không thể kìm lòng mà rơi nước mắt.

Có lẽ ông đã quá xúc động bởi không ngờ một người từng tù tội như ông cũng thật sự được trở về, được là công dân đúng nghĩa và được tôn trọng gọi với cái tên thân tình "chúc mừng anh".

Ông Long có lấy ra trong người một chiếc phong bì dày cộm đưa cho nguyên Tổng Bí thư bằng hai tay và nói, "thưa Tổng Bí thư, đây là lời cảm ơn từ đáy lòng tôi gửi đến Tổng Bí thư".

Lập tức nguyên Tổng Bí thư gạt đi và vội vàng đứng dậy. Chỉ đến khi luật sư Vũ Thị Nga (người đã từng bảo vệ cho ông Long trong quá trình kêu oan, có mặt ở đó) nói rằng, "thưa Tổng Bí thư, đây chỉ là bức thư tay mà ông Long viết để cảm ơn Tổng Bí thư, tỏ lòng cảm kích vì trước đây Tổng Bí thư từng gửi thư tay giúp ông Long được minh oan" thì Tổng Bí thư mới vui vẻ trở lại và đón nhận chiếc phong bì.

Trong vụ án ông Hàn Đức Long, có nhiều luật sư, nhà báo có công lớn trong quá trình minh oan cho ông Hàn Đức Long như luật sư Nguyễn Đức Biền, luật sư Vũ Thị Nga, luật sư Ngô Ngọc Trai, luật sư Quách Thành Lực…,

tht

Bức thư tay ông Hàn Đức Long viết cảm ơn các luật sư, nhà báo sau ngày được minh oan.

Ông Hàn Đức Long cũng có thư cảm ơn các nhà báo như: nhà báo Phạm Quốc Cường, Nguyễn Hoàng Long, Nguyễn Văn Bắc, Cao Văn Tuân, Nguyễn Xuân Thái, Nguyễn Hoàng Sang, Nguyễn Quyết, Nguyễn Phương Yên…

Cuộc nói chuyện quý giá hôm ấy giữa chúng tôi và nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu chỉ không đầy 30 phút thì chúng tôi phải xin phép ra về bởi ai cũng đều muốn ông có nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi.

Mặc dù cuộc gặp chỉ ngắn ngủi như thế, nhưng có lẽ đó là ký ức chẳng thể nào phai mờ trong chúng tôi, đặc biệt là đối với "tử tù" Hàn Đức Long.

Sáng nay nhận được tin nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từ trần, lòng tôi không khỏi xúc động.

Có những người như vậy, có những người "không ai chỉ mặt đặt tên" nhưng quả thật họ đã làm nên những điều kỳ diệu, cứu được sinh mạng và cuộc đời của những kẻ lầm than.

Và có những người ngay cả lúc đã đi rồi, vẫn để lại trong ta nỗi niềm khó tả không nguôi...

Có thể bạn quan tâm

Gửi bình luận