Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 26 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 26°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

Kỳ 1 - Sự nguy hiểm của BỈM khi thải ra môi trường

Pháp luật hình sự
20/04/2022 10:06
Nguyễn Tâm - Đào Xuân - Lê Hải - Ngọc Huy - Vũ Quang
aa
“Bỉm (tã giấy) sẽ phân huỷ trong thời gian bao lâu?” – câu hỏi mà nhiều người thắc mắc và chắc chắn rằng, họ sẽ sửng sốt khi biết đáp án: Bỉm kéo dài “đời sống” đến hơn 5 thế hệ con người.


Anh bia

LỜI TÒA SOẠN

Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người đang phải gánh chịu. Đặc biệt là đối với bỉm dùng một lần, được thừa nhận là rất tiện dụng cho phụ huynh nhưng lại là rác thải "bốc mùi" gây ô nhiễm. Việc người dân vô tư thải bỉm qua sử dụng ra môi trường góp phần làm tăng gánh nặng xử lý rác thải. Vì vậy, việc tuyên truyền để mọi người có ý thức là giải pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ môi trường.

Chắc chắn khi đọc xong loạt bài viết “Sự nguy hiểm của BỈM khi thải ra môi trường” của Pháp luật Plus - Báo Pháp luật Việt Nam, mọi người sẽ cân nhắc hơn trước khi lựa chọn sử dụng bỉm, tã dùng một lần.

TILE TRC
C

Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam là vấn đề nhức nhối và đáng báo động. Là địa phương đứng thứ hai trong cả nước về mức độ xả rác thải, TP Hà Nội luôn đau đáu với bài toán xử lý rác thải sinh hoạt.

Người dân vô tư vứt rác bừa bãi ra vỉa hè, lề đường gây mất vệ sinh, khó khăn cho giao thông đi lại. Thậm chí, nhiều người còn vứt tuỳ tiện, sai giờ quy định, không đúng chỗ khiến bất kỳ đâu cũng thấy rác thải ngổn ngang vì công nhân vệ sinh môi trường chưa kịp thu gom.

Hình ảnh về rác quen thuộc tại các đô thị lớn.

Hình ảnh về rác quen thuộc tại các đô thị lớn.

Dọc các con phố trên địa bàn TP Hà Nội, không khó để chúng ta bắt gặp những hình ảnh túi rác to, nhỏ nằm cạnh lòng đường, chiếm vỉa hè của người đi bộ. Thậm chí còn có những nơi rác chất đống tại các cột điện, cột đèn tín hiệu giao thông… Đi sâu vào ngõ, ngách cũng xuất hiện không ít bãi rác tự phát.

Không chỉ ở Hà Nội, tại các tỉnh/TP khác trên cả nước cũng vậy, tình trạng rác thải ra môi trường luôn là vấn đề “nóng” cần giải quyết cấp bách, được ưu tiên hàng đầu.

Như tại TP HCM, theo số liệu Sở Tài nguyên & Môi trường thống kê, mỗi ngày đêm TP thải ra khoảng 9.400 tấn rác sinh hoạt (chưa kể rác công nghiệp), mỗi năm còn tăng thêm 10%.

Còn ở khu vực nông thôn, với hơn 63 triệu người sinh sống (chiếm hơn 65% số dân), mỗi ngày tại khu vực này lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng hơn 28 - 30 nghìn tấn.

Tuy nhiên, hiện công tác quản lý, thu gom, xử lý đang gặp không ít khó khăn và bất cập… khiến tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng ở nhiều địa phương, ngay cả những tỉnh miền núi như Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Hòa Bình….

Hình ảnh rác thải ken đặc một con kênh dẫn nước tại các vùng nông thôn, không phải là điều lạ. Ảnh Văn Nhất.

Hình ảnh rác thải ken đặc một con kênh dẫn nước tại các vùng nông thôn, không phải là điều lạ. Ảnh Văn Nhất.

Theo thống kê trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2021, mỗi ngày có khoảng 917 tấn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh, trong đó tỷ lệ được thu gom và xử lý cũng mới đạt 89,2% và 93%.

Toàn tỉnh hiện đã bố trí được 1.387 điểm tập kết, thành lập 162 công ty, tổ hợp tác xã, tổ vệ sinh môi trường chuyên trách… nhưng vẫn còn phát sinh điểm tồn lưu rác thải.

Không khó để bắt gặp những túi bỉm xuất hiện trên các xe thu gom rác, bởi đây là một loại rác thải khá phổ biến. Chị M - một công nhân vệ sinh môi trường cho biết những loại tã giấy, bỉm thường được người dân cuộn tròn rồi bỏ vào túi bóng và vứt chung vào túi rác của gia đình.

Không khó để bắt gặp những túi bỉm xuất hiện trên các xe thu gom rác, bởi đây là một loại rác thải khá phổ biến. Chị M - một công nhân vệ sinh môi trường cho biết những loại tã giấy, bỉm thường được người dân cuộn tròn rồi bỏ vào túi bóng và vứt chung vào túi rác của gia đình.

Vô tư vứt rác thải ra môi trường là vậy nhưng ít ai biết rằng, thời gian để mọi thứ phân huỷ sẽ mất đến hàng trăm năm. Và chắc hẳn, ai cũng biết, hạn chế dùng đồ nhựa, túi nilon bởi thời gian phân huỷ lâu thì bỉm – thứ thông dụng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, có cấu tạo tưởng chừng như đơn giản từ bông và vải lại có thời gian phân huỷ từ 500 – 800 năm. Trong khi đó, thời gian phân huỷ của giầy da từ 25-40 năm, lon thiếc từ 80-100 năm…

Năm 2020, Công ty An Phát Holding - một đơn vị chuyên về sản phẩm và nguyên vật liệu nhựa sinh học phân hủy cũng đưa ra số liệu về thời gian phân hủy của bỉm, tã lót có thời gian từ 250 - 500 năm.

Các nhãn hiệu bỉm, tã giấy có nguồn gốc đa dạng từ cả nước ngoài lẫn Việt Nam.

Một túi rác thải sinh hoạt, bên trong có các nhãn hiệu bỉm, tã giấy có nguồn gốc đa dạng từ nước ngoài (Nhật Bản), lẫn Việt Nam.

Dù ở nông thôn hay thành thị, bỉm là món đồ dùng không thể thiếu của trẻ sơ sinh, đồng hành cùng các bà mẹ trong suốt hành trình nuôi dạy con từ lúc sinh ra đến khoảng 2-5 tuổi hay trước khi các bé có thể tự đi vệ sinh. Không chỉ trẻ em, bỉm dùng cho người già cũng được sử dụng phổ biến, đặc biệt là những trường hợp bị ốm đau, bệnh tật, không thể tự đi vệ sinh được hoặc bị mất ý thức.

Tuy nhiên, theo số liệu về dân số Việt Nam trong năm 2021 thì đã có 1.545.374 trẻ được sinh ra. Chỉ cần làm một thống kê nhỏ thôi về số bỉm thải ra môi trường, nhiều người cũng giật mình vì lượng rác thải khổng lồ từ việc sử dụng bỉm mỗi ngày. Điều ngạc nhiên, ngân sách mua sắm bỉm hàng tháng của các gia đình có trẻ nhỏ đứng trong "top" ngân sách sau học phí, tiền sữa và thực phẩm.

Người dân hầu như đều có thói quen đưa bỉm đã qua sử dụng, bỏ chung vào rác thải sinh hoạt của gia đình. Vậy, đã bao giờ họ quan tâm đến các vật liệu sản xuất bỉm dùng một lần để sử dụng đúng cách và vứt bỏ chúng an toàn chưa?

Câu trả lời chắc chắn là chưa?

Anh thong tin

Trông bề ngoài có vẻ cấu tạo khá đơn giản nhưng không, khi "mổ xẻ" một chiếc bỉm ra chúng ta sẽ thấy, bỉm dùng một lần được tạo thành bởi nhiều vật liệu và hợp chất khác nhau. Trong đó, lớp ngoài cùng được làm bằng màng polyethylen, lớp bên trong được làm từ polypropylene - những hợp chất hữu cơ tổng hợp rất bền, là nguyên nhân chính khiến cho bỉm lại có thời gian phân hủy lâu như vậy.

Thử hỏi, để sản xuất ra số lượng bỉm lớn như vậy, sẽ phải tốn bao nhiêu tấn bột giấy và nhựa, đã phải chặt bao nhiêu cây xanh để làm nguyên liệu hay đã có bao nhiêu điện, nước, hóa chất tẩy rửa… được nhà máy sử dụng trong quy trình sản xuất chỉ để các bé sử dụng trong một đêm. Đó còn chưa kể đến lượng nước xả thải của nhà máy được đổ ra sông, ra biển.

Ở Việt Nam, rác thải từ bỉm, tã giấy chiếm môt lượng khá lớn

Ở Việt Nam, rác thải từ bỉm, tã giấy chiếm môt lượng khá lớn.

“Qua một ngày, một đêm hay chỉ sau một giấc ngủ, hàng triệu chiếc bỉm được bỏ vào thùng rác, như vậy, số lượng bỉm bẩn thải ra môi trường sẽ là bao nhiêu?” – câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc.

Ít ai biết rằng, sự tồn tại của bỉm qua sử dụng trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản oxy đi qua đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng. Nếu bỉm bẩn bị vứt xuống ao, hồ, sông ngòi sẽ làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) cho biết, hiện nay tại Hà Nội, bình quân mỗi ngày phát sinh khoảng hơn 6.000 tấn rác thải sinh hoạt.

Việc sử dụng ồ ạt các loại sản phẩm dùng một lần như bỉm trong đời sống hằng ngày là tác nhân chính khiến tình trạng ô nhiễm đất và nước trở nên trầm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, đời sống của con người.

NAA

NS

Không thể phủ nhận sự tiện ích của bỉm khi vừa tiện cha mẹ, lợi cho bé nhưng lại có “tuổi thọ” phân huỷ trong môi trường tự nhiên khiến ai cũng “sốc” khi biết điều này.

PV Pháp luật Plus đã có cuộc khảo sát tại các siêu thị, cửa hàng bán bỉm trên địa bàn TP Hà Nội nhận thấy, trên thị trường hiện nay có khá nhiều nhãn hàng thiết kế đa dạng ở trong và ngoài nước để các phụ huynh thoải mái lựa chọn.

Khảo sát một vòng quanh các hội nhóm trên Facebook, các tài khoản đều bình luận khẳng định bỉm là lựa chọn tối ưu của các bà mẹ chăm con toàn thời gian và dùng bỉm rất sạch sẽ, khô thoáng, tiết kiệm thời gian…

Tại các công viên hoặc khu vui chơi trong siêu thị, trung tâm thương mại, điều dễ nhận thấy là cảnh các em bé chạy loăng quăng với cái mông phồng to vì mang bỉm.

Một số sản phẩm tã bỉm phổ biến tại Việt Nam, được các bà mẹ tin dùng.

Một số sản phẩm tã bỉm phổ biến tại Việt Nam, được các bà mẹ tin dùng.

Dùng bỉm cho con – “cuộc sống bỉm sữa” của các mẹ trở nên nhàn nhã hơn rất nhiều. Chị Phạm Thảo (Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội) khẳng định sự tiện lợi của bỉm: “Sử dụng bỉm có rất nhiều lợi ích, con trai mình sẽ không bị dính chất bẩn khi vệ sinh nên quần áo lúc nào cũng sạch sẽ, 4-5h mới thay bỉm một lần nên không phải thay quần áo nhiều lần đồng nghĩa với việc không phải giặt giũ".

Sau khi tháo bỉm bẩn, chị Thảo cuộn tròn rồi bỏ vào túi bóng buộc kỹ, vứt chung vào túi rác của gia đình.

Cho rằng, bỉm là phát minh vĩ đại của loài người, là sự đột phá trong việc chăm sóc trẻ, nhất là hiện nay, bỉm rất đa dạng về chủng loại, mức giá, chất lượng tốt nên đối với chị Phạm Thị Hải Anh (Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội), bỉm là chân ái, giảm 90% sự cực nhọc vất vả của người chăm sóc trong hành trình nuôi dạy con cái.

Nhận thấy nhiều lợi ích của việc sử dụng bỉm cho trẻ, nhất là bỉm Mijuku đang dùng thì cũng như nhiều bà mẹ khác, chị Hải Anh không có hoạt động xử lý nào trước khi thải bỉm bẩn ra môi trường. Theo đó, chị Hải Anh bỏ vào thùng rác thải sinh hoạt của gia đình và sau đó đưa đi vứt ở thùng rác trước ngõ.

Cũng như các bà mẹ nuôi con nhỏ khác, chị Trần Thị Nhung (phường Phúc La, quận Hà Đông) lo lắng nếu không dùng bỉm cho cháu Nguyễn Tường Vy (SN 2020) thì sẽ dùng phương pháp nào thay thế.

Chị Nhung cho biết: “Mỗi ngày, tôi thay 4 cái bỉm cho con và mỗi tháng tốn khoảng trên dưới 1 triệu đồng mua bỉm. Để tiết kiệm tiền, tôi vẫn tiếp tục dùng bỉm cho bé thêm một thời gian nữa hoặc đến khi bé được 2 tuổi, sau đó tập dần cho bé gọi mỗi khi đi vệ sinh”.

Một chiếc bỉm đã qua sử dung lẫn trong túi rác thải sinh hoạt.

Một chiếc bỉm đã qua sử dung lẫn trong túi rác thải sinh hoạt.

PV tiếp tục cuộc khảo sát tại các bệnh viện chuyên về sản, nhi tại Hà Nội, những bà mẹ tại đây đánh giá cao những hữu ích khi dùng bỉm cho trẻ. Tuy nhiên, khi PV hỏi tác hại và thời gian phân huỷ của bỉm ngoài môi trường thì phụ huynh nào cũng khẳng định KHÔNG BIẾT.

Chị Hà (Hà Đông) cho biết, mấy năm dùng bỉm cho con, sau khi sử dụng, chị thường bỏ vào túi rác của gia đình rồi đưa ra xe rác trước nhà. Vì quá tiện lợi nên gia đình chị luôn mua sẵn bỉm để trong nhà cho con dùng. Về thời gian phân huỷ hoàn toàn của bỉm, chị Hà chưa nghe bao giờ và tỏ vẻ bất ngờ. Tuy nhiên, vì sự tiện lợi mà bỉm mang lại nên bắt buộc chị vẫn phải dùng cho con.

Cũng như chị Hà, chị H. (quận Nam Từ Liêm) bất ngờ khi biết thông tin bỉm mất tới 500 năm mới phân huỷ được trong môi trường tự nhiên. Dù vậy, chị vẫn phải dùng bỉm cho trẻ, tuy không thường xuyên, với số lượng nhưng vẫn không thể bỏ hẳn. Chị H. dùng bỉm cho con từ lúc sinh ra đến nay là 2 tuổi, trong thời gian đó, cứ 3-4h chị thay bỉm cho con một lần. Nói về việc xử lý bỉm sau khi sử dụng, chị H. cho biết, nếu cháu đi nhẹ, chị sẽ cho vào túi rác sinh hoạt của gia đình, còn đi nặng thì chị buộc riêng và đưa ra bỏ ở thùng rác.

Hiện nay, dù bỉm được coi là loại rác thải khó phân hủy và có thể gây tác động lớn tới môi trường, nhưng việc thu gom chúng lại không có gì khác biệt so với các loại rác hữu cơ khác.

Hiện nay, dù bỉm được coi là loại rác thải khó phân hủy và có thể gây tác động lớn tới môi trường, nhưng việc thu gom chúng lại không có gì khác biệt so với các loại rác hữu cơ khác.

Cô Nguyễn Thị Dung – Giáo viên một trường mầm non tại quận Thanh Xuân cho biết, chị và các giáo viên khác đều không tin thời gian phân huỷ của bỉm lại lâu như vậy. “Mấy năm qua, tôi luôn phải sử dụng bỉm cho trẻ, loại nào cháu cũng mặc được. Nhiều khi chưa kịp mua bỉm, tôi thấy cực kỳ bất tiện, mất thời gian. Vì vậy, dùng bỉm - tôi có thêm cánh tay nối dài để chăm lo cho con” – chị Dung bày tỏ.

Ở Việt Nam và trên thế giới, sau khi sử dụng, hầu hết các bà mẹ đều không xử lý bỉm bẩn trước khi thải ra môi trường. Đặc biệt là với những mẹ có con nhỏ thì điều đáng chú ý nhất chính là những chiếc bỉm giấy bẩn chưa qua xử lý.

Có lẽ việc kêu gọi các bà mẹ trẻ không dùng bỉm cho con là vô ích, chỉ mong sao các mẹ cân nhắc chỉ sử dụng bỉm cho con vào ban đêm hoặc khi đi ra ngoài, còn ban ngày hãy tập cho bé có thói quen kêu khi cần hoặc đi vệ sinh theo giờ. Mặt khác, phụ huynh nên bắt đầu việc chấm dứt mặc bỉm cho con khi bé 1 tuổi.

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin.

bài liên quan
Kỳ 4 - Sự nguy hiểm của BỈM khi thải ra môi trường: Động thái “chần chừ” của doanh nghiệp

Kỳ 4 - Sự nguy hiểm của BỈM khi thải ra môi trường: Động thái “chần chừ” của doanh nghiệp

Sau gần hai tháng Pháp luật Plus liên hệ làm việc với một số nhà sản xuất nhưng chỉ nhận được là sự “chần chừ”, khước từ làm việc...
Mới nhất
Đọc nhiều
Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá xăng RON95 tăng 530 đồng/lít, giá bán là 24.810 đồng/lít, giá dầu diesel được điều chỉnh giảm 320 đồng/lít, giá bán là 20.690 đồng/lít.
Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Chiều ngày 27/03/2024, Đại tá Phạm Hải Đăng – Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT đã chủ trì hội nghị Giao ban Cơ quan CSĐT Quý I năm 2024.
Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Ngày 02/04 tới đây sẽ diễn ra Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc với sự quy tụ của hơn 1000 chiến binh toàn quốc.
Tin bài khác
Hà Nội: Tạm giữ 26 đối tượng mang hung khí đánh nhau gây mất an ninh trật tự

Hà Nội: Tạm giữ 26 đối tượng mang hung khí đánh nhau gây mất an ninh trật tự

Lực lượng chức năng vừa tạm giữ hình sự 26 đối tượng mang hung khí đuổi đánh nhau, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn quận Hà Đông (Hà Nội).
Triệt phá ổ nhóm tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy liên tỉnh

Triệt phá ổ nhóm tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy liên tỉnh

Một đường dây tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy vừa bị lực lượng chức năng Công an tỉnh Bình Thuận triệt phá, bắt giữ 5 đối tượng.
Khởi tố vụ án mua bán trái phép hóa đơn 730 tỉ đồng tại Hà Nam

Khởi tố vụ án mua bán trái phép hóa đơn 730 tỉ đồng tại Hà Nam

Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Hà Nam đã khởi tố vụ án “In, mua bán trái phép hóa đơn” và “Trốn thuế” xảy ra từ năm 2022 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Xác minh làm rõ vụ việc nữ sinh lớp 7 bị người đàn ông hành hung tại Hải Dương

Xác minh làm rõ vụ việc nữ sinh lớp 7 bị người đàn ông hành hung tại Hải Dương

Một nữ sinh học lớp 7 bị một người đàn ông hành hung, tát liên tục, sự việc được quay lại và đưa lên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc.
Hà Nội: Khởi tố các đối tượng giấu ma túy trong hộp mỹ phẩm mang đi bán

Hà Nội: Khởi tố các đối tượng giấu ma túy trong hộp mỹ phẩm mang đi bán

Tại cơ quan Công an, Huynh và Duy khai nhận đã bán ma túy cùng nhau, các đối tượng giấu ma túy trong hộp mỹ phẩm rồi đem bán.
Cảnh sát 141 bắt giữ 17 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự

Cảnh sát 141 bắt giữ 17 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự

Trong tuần qua, các tổ công tác 141 đã kịp thời ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, phát hiện 16 vụ việc có dấu hiệu vi phạm, bắt giữ 17 đối tượng.
Bắt giữ khẩn cấp hai đối tượng tàng trữ nhiều hàng nóng, thực hiện hàng loạt vụ cướp tài sản

Bắt giữ khẩn cấp hai đối tượng tàng trữ nhiều hàng nóng, thực hiện hàng loạt vụ cướp tài sản

Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Nai vừa phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu bắt khẩn cấp 2 đối tượng gây ra hàng loạt vụ cướp tài sản.
Thanh Hoá: Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng

Thanh Hoá: Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng

Lực lượng chức năng vừa bắt giữ 2 đối tượng Phạm Hải Đăng và Nguyễn Đăng Tài để điều tra về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng.
Nhập lậu bò từ Lào về Việt Nam, một đối tượng bị bắt giữ

Nhập lậu bò từ Lào về Việt Nam, một đối tượng bị bắt giữ

Nguyễn Hùng Sơn bị lực lượng chức năng bắt giữ khi đang vận chuyển 17 con bò không có giấy tờ theo quy định từ Lào sang Việt Nam qua Cửa khẩu Nậm Cắn (Kỳ Sơn - Nghệ An).
Đồng Nai: Khởi tố 1 nhóm đối tượng mua bán, vận chuyển 16kg ma tuý

Đồng Nai: Khởi tố 1 nhóm đối tượng mua bán, vận chuyển 16kg ma tuý

Ngày 22/3, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết vừa ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với 3 đối tượng để làm rõ về hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY