Hải Dương: Hàng loạt bệnh viện xả thải "bức tử" môi trường
Mỗi ngày, khoảng 500 m3 nước thải y tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương và Bệnh viện Phụ sản tỉnh Hải Dương xả ra môi trường mà chưa được xử lý đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân xung quanh.
Gia đình sản phụ tử vong gửi đơn phản ánh lên Bộ Y tế
“Thần y” với bài thuốc gia truyền gây tê, nối xương hiệu nghiệm
Bộ Y tế: Đề xuất sinh toàn con gái sẽ được thưởng tiền
Công an quận Ba Đình “để mắt” tới nhiều đối tượng trộm cắp bệnh viện
Siết chặt an ninh tại các bệnh viện
![]() |
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương (Ảnh: An Bình) |
Qua tìm hiểu của Phapluatplus, hiện nay toàn bộ nước thải sinh hoạt, nước thải từ hai bệnh viện này đều được thu gom vào bể chứa ngầm với dung tích 25 m3. Trong khi đó lượng nước thải lên tới 500m3/ngày.
Mỗi ngày đều đặn hai lần, sáng từ 6h30 tới 10h, chiều từ 13h đến 16h, hai máy bơm công suất 40-45 m3/giờ thay nhau hút nguồn nước thải tổng hợp này lên đường ống nối với hệ thống bể chứa tại trạm xử lý cách nhà máy chừng 500 mét.
Theo nguyên lý, tại đây, nước thải sẽ được xử lý bằng hóa chất trước khi bơm tiếp vào tuyến đường ống gang dài 3 km đổ ra sông Sặt.
Tuy nhiên, theo điều tra của Phapluatplus thì nước thải từ bể chứa xả ra không hề được xử lý hóa chất, chỉ tự lắng lọc rồi tự chảy tràn ra môi trường.
Về vấn đề này, Sở Tài nguyên và môi trường Hải Dương đã ban hành văn bản số 1069/STNMT-CCBVMT, văn bản này nêu:" Toàn bộ nước thải của hai bệnh viện phát sinh khoảng 500m3/ngày chưa xử lý đảm bảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT gây ô nhiễm môi trường".
![]() |
Nước thải đen ngòm từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương chảy ra khắp nơi (Ảnh: An Bình) |
Tình trạng ô nhiễm ở bệnh viện Đa khoa và Bệnh viện Phụ sản Hải Dương đã diễn ra từ nhiều năm về trước. Năm 2008, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã ký kết với đơn vị thi công hạng mục công trình “Trạm xử lý nước thải” để khắc phục tình trạng trên. Tuy nhiên, đến nay công trình này vẫn chưa được nghiệm thu.
Trao đổi với phóng viên PhapluatPlus về vấn đề này, ông Phạm Văn Huấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương thẳng thắn thừa nhận: “Hệ thống xử lý nước thải được xây dựng từ năm 2007, tuy nhiên đến năm 2012 vẫn chưa được nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình này được. Hiện tại hàng ngày, lượng nước thải của bệnh viện phải xử lý đến 500m3, trong khi cả hệ thống xử lý nước thải cũ và mới đều không sử dụng được”.
Trong khi nước thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương vẫn chưa thể xử lý kịp, vậy mà phải "cõng" thêm 100m3 nước thải từ Bệnh viện Phụ sản nằm kế bên bơm sang.
Ông Nguyễn Xuân Huy, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hải Dương cho biết: “Hiện tại bệnh viện chưa có hệ thống nước thải riêng. Toàn bộ nước thải từ bệnh viện vẫn được xử lý theo cách thu gom từ các bể phốt, thu vào bể chứa nước to sau đó “bơm” sang hệ thống xử lý nước thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. Bệnh viện cũng đã báo cáo với Sở Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xây dựng bệnh viện mới, khi đó sẽ xây dựng hệ thống xử lý nước thải riêng”.
Phapluatplus sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc những tình tiết mới nhất xung quanh vụ việc này.
Gửi bình luận