Hà Nội 25 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 25°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Chất lượng và tiến độ thẩm định văn bản quy phạm pháp luật được nâng cao

Pháp luật hình sự
25/05/2022 15:44
Vân Thanh
aa
Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.


Trong năm 2021, chất lượng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật được nâng cao; tiến độ được đẩy nhanh hơn nhiều so với trước, nhất là các văn bản phục vụ trực tiếp cho công tác phòng chống dịch và bảo đảm an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn, các điểm nghẽn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh.

AE8A1C4D-B7D3-4681-A8E7-989F1318B938.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh phát biểu tham luận tại Hội nghị.

Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh nhấn mạnh tại Hội nghị Hội nghị Công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2021 và Chỉ số cải cách hành chính năm 2021 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 25/5.

Các bộ, ngành đã quan tâm chỉ đạo công tác cải cách thể chế

Tham luận tại Hội nghị về những kết quả nổi bật của công tác cải cách thể chế trong năm 2021; phương hướng, nhiệm vụ cải cách thể chế trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh khẳng định, trong bộ chỉ số cải cách hành chính (CCHC) hàng năm thì chỉ số về cải cách thể chế luôn được xác định là nhóm chỉ số quan trọng nhất.

Điều này phù hợp với quan điểm của Đảng, Chính phủ, cụ thể là: xây dựng, hoàn thiện thể chế là một trong ba đột phá chiến lược để đất nước phát triển bền vững; nội dung này đã tiếp tục được nêu trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; đồng thời, được Chính phủ xác định một trong ba khâu trọng tâm thực hiện CCHC theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021- 2030.

Thời gian qua, nhất là bắt đầu nhiệm kỳ Chính phủ mới kỳ từ 2021, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về xây dựng và hoàn thiện thể chế, tổ chức nhiều phiên họp chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật. Nhiều Bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác này.

Qua việc chấm điểm cải cách thể chế trong bộ chỉ số CCHC và theo dõi, quản lý nhà nước, Bộ Tư pháp nhận thấy, các bộ, ngành, địa phương đã quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác cải cách thể chế. Minh chứng cho kết quả nêu trên là điểm đánh giá về lĩnh vực xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế đã có nhiều cải thiện về giá trị điểm số so với những năm trước đây. Qua thẩm định kết quả tự chấm điểm về cải cách thể chế, Bộ Tư pháp nhận thấy có nhiều bộ, ngành, địa phương đạt kết quả tốt như: Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải; các địa phương như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồng Tháp, Đà Nẵng...

Với những cố gắng, nỗ lực đó, trong năm 2021 các Bộ, ngành đã trình Chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 784 văn bản; ở cấp tỉnh, cấp huyện có 5510 văn bản đã được ban hành.

Chất lượng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật được nâng cao; tiến độ được đẩy nhanh hơn nhiều so với trước, nhất là các văn bản phục vụ trực tiếp cho công tác phòng chống dịch và bảo đảm an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn, các điểm nghẽn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Đặc biệt, Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật thuộc Bộ chỉ số Đổi mới sáng tạo của Việt Nam tăng 6 bậc.

Ngoài ra, công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật được các bộ, ngành, địa phương thực hiện tích cực, đã phát hiện, xử lý những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, gây khó khăn, vướng mắc cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, không phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch bệnh.

“Những kết quả công tác cải cách thể chế nêu trên không chỉ kịp thời cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, mà còn chung tay cùng hệ thống chính trị trong giải quyết các vấn đề phát sinh do dịch bệnh COVID-19, đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tham nhũng, cải cách tư pháp, đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”- Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh nhấn mạnh.

Kịp thời phản ứng với những vấn đề pháp lý đặt ra từ thực tiễn

Bên cạnh những kết quả đạt được, trên cơ sở kết quả thẩm định tự chấm điểm về công tác cải cách thể chế và qua công tác theo dõi quản lý nhà nước, Bộ Tư pháp thấy rằng vẫn còn một số vấn đề cần khắc phục.

Cụ thể là hệ thống pháp luật vẫn còn cồng kềnh, tính ổn định chưa cao; một số bộ, ngành vẫn chưa thực sự chủ động trong việc lập đề nghị xây dựng các dự án luật để trình, đề xuất vào Chương trình, dẫn tới tình trạng bổ sung vào Chương trình không đảm bảo thời hạn theo quy định, có một số dự án đến sát kỳ họp, phiên họp của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đề nghị bổ sung. Việc xây dựng văn bản quy định chi tiết để có hiệu lực đồng thời với văn bản được quy định chi tiết vẫn chưa được thực hiện triệt để, tính đến nay vẫn còn 17 văn bản chậm ban hành. Công tác phối hợp trong theo dõi thi hành pháp luật còn hạn chế….

“Đúc rút các bài học kinh nghiệm cho thấy, công tác cải cách thể chế cần phải bám sát với đường lối, chủ trương của Đảng, thực tiễn hơi thở của đời sống xã hội để pháp luật ngày càng hoàn thiện, khả thi, vừa đáp ứng yêu cầu quản lý, vừa thúc đẩy phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội.

Cùng với đó, ở bộ, ngành, địa phương nào mà lãnh đạo, nhất là người đứng đầu, quan tâm, trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, phổ biến pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật thì hiệu quả các công tác này được nâng lên rõ rệt và qua đó thúc đẩy kết quả cải cách hành chính nói chung của bộ, ngành, địa phương đó”- Thứ trưởng Tịnh cho biết.

Về phương hướng, nhiệm vụ thực hiện cải cách thể chế trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, hiện nay, Đảng và Nhà nước đang tập trung nguồn lực xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” và sẽ trình Ban Chấp hành Trung ương thông qua vào thời gian tới.

Trong bối cảnh chung đó, bám sát Văn kiện của Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng khóa XIII; các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác xây dựng pháp luật, cải cách tư pháp, phổ biến, giáo dục pháp luật, cải cách hành chính và hợp tác quốc tế về pháp luật; cùng với việc thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030, Bộ Tư pháp đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm, thực hiện tốt công tác cải cách thể chế, trong đó tập trung vào 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm.

Một là, tiếp tục đề xuất và thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ giải pháp để thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng trên các lĩnh vực. Chủ động, kịp thời phản ứng chính sách đối với những vấn đề pháp lý đặt ra từ thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương, trong đó có các giải pháp về thể chế để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ phục hồi, phát triển KTXH sau dịch COVID-19.

Hai là, thực hiện nghiêm Luật Ban hành Văn bản Quy phạm pháp luật (VBQPPL); Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật; các nghị quyết và nhiều văn bản chỉ đạo mới đây của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, nhất là 03 Nghị quyết phiên họp chuyên đề của Chính phủ về xây dựng pháp luật.

Trong đó, để nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật..., cần chú ý việc sớm tham vấn ý kiến chuyên gia, nhà khoa học và thực hiện truyền thông chính sách pháp luật trong quá trình soạn thảo VBQPPL, điều này sẽ bảo đảm quy định pháp luật được soạn thảo đồng bộ, khả thi, tạo sự đồng thuận trong xã hội để thi hành pháp luật hiệu quả, cũng như đáp ứng yêu cầu phòng, chống lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật nhằm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Ba là, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác rà soát, kiểm tra và xử lý VBQPPL. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động, thường xuyên thực hiện rà soát và xử lý hoặc đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật không còn phù hợp, chồng chéo hoặc chưa đầy đủ, gây vướng mắc, ách tắc, cản trở hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Việc chủ động vào cuộc từ sớm, từ xa của các bộ, ngành, địa phương trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế mới đáp ứng được yêu cầu mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo.

Bốn là, từng bước đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng nhà nước tạo dựng các điều kiện cần thiết để người dân, doanh nghiệp tiếp cận pháp luật; người dân, doanh nghiệp chủ động tìm hiểu, chấp hành, tuân thủ, làm theo quy định pháp luật để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình trong cuộc sống cũng như đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật theo định hướng chuyển đổi số trong công tác này. Tập trung truyền thông ngay từ khâu dự thảo chính sách pháp luật theo yêu cầu tại Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn trong xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027”.

Năm là, tăng cường công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp; tập trung theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong 3 lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2022 theo đúng Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 14/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Sáu là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật, công tác pháp chế. Quan tâm, ưu tiên bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.

bài liên quan
Đồng bộ cơ sở dữ liệu để xây dựng ứng dụng trợ lý ảo trong phổ biến, giáo dục pháp luật

Đồng bộ cơ sở dữ liệu để xây dựng ứng dụng trợ lý ảo trong phổ biến, giáo dục pháp luật

Chiều 2/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì buổi làm việc với Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) về báo cáo ứng dụng trợ lý ảo trong thông tin, PBGDPL và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024.
Chính phủ chỉ đạo triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng

Chính phủ chỉ đạo triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành rà soát, xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản, đảm bảo có hiệu lực thi hành Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) từ 01/7.
Tăng cường các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024

Tăng cường các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện yêu cầu tăng cường các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024.
Ngành Tư pháp phổ biến, quán triệt, triển khai Luật Đất đai năm 2024

Ngành Tư pháp phổ biến, quán triệt, triển khai Luật Đất đai năm 2024

Ngày 22/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Phổ biến, quán triệt, triển khai Luật Đất đai năm 2024 với hình thức trực tiếp và trực tuyến tại điểm cầu 63 tỉnh, thành phố. Đồng chí Lê Thành Long, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị. Các Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Nguyễn Khánh Ngọc, Đặng Hoàng Oanh, Trần Tiến Dũng và Mai Lương Khôi cùng dự.
Bộ Tư pháp đẩy mạnh truyền thông các hoạt động của ngành

Bộ Tư pháp đẩy mạnh truyền thông các hoạt động của ngành

Bộ Tư pháp tăng cường các giải pháp truyền thông về hoạt động của ngành, đồng thời đẩy mạnh công tác quản lý đối với cơ quan báo chí.
Đoàn thanh niên Bộ Tư pháp thăm và tặng quà cơ sở chức sắc, tôn giáo tại Hậu Giang

Đoàn thanh niên Bộ Tư pháp thăm và tặng quà cơ sở chức sắc, tôn giáo tại Hậu Giang

Đoàn công tác của Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp đã đến thăm và tặng quà cơ sở chức sắc, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Mới nhất
Đọc nhiều
Herbalife vinh dự nhận Giải thưởng Rồng Vàng 2024 - thuộc Top 50 Doanh Nghiệp FDI Tiêu Biểu tại Việt Nam

Herbalife vinh dự nhận Giải thưởng Rồng Vàng 2024 - thuộc Top 50 Doanh Nghiệp FDI Tiêu Biểu tại Việt Nam

Herbalife Việt Nam thuộc Top 50 Doanh Nghiệp FDI tiêu Biểu tại Việt Nam Hạng mục Thương Hiệu Phát Triển Biền Vững tại Giải thưởng Rồng Vàng 2024.
Xử phạt Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng nước DNP - Bắc Giang

Xử phạt Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng nước DNP - Bắc Giang

Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xử phạt vi phạm hành chính 30 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng nước DNP - Bắc Giang.
Cấm thầu 3 năm Công ty CP xây dựng và Tư vấn đầu tư Nhật Minh

Cấm thầu 3 năm Công ty CP xây dựng và Tư vấn đầu tư Nhật Minh

Cục đường bộ Việt Nam đã ban hành quyết định cấm thầu 3 năm đối với cá nhân ông Nguyễn Nguyên Ngọc và Công ty Cổ phần xây dựng và tư vấn đầu tư Nhật Minh.
Tin bài khác
Lâm Đồng: Bắt nghi phạm giết người sau 2 giờ gây án

Lâm Đồng: Bắt nghi phạm giết người sau 2 giờ gây án

Ngày 16/4, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, Công an huyện Đơn Dương đã bắt giữ Nguyễn Thanh Hưng (ngụ thôn Nam Hiệp 1, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương) liên quan đến vụ án mạng xảy ra tại địa phương.
Tạm giữ hình sự đối tượng hành hung tài xế, cướp taxi trong đêm

Tạm giữ hình sự đối tượng hành hung tài xế, cướp taxi trong đêm

Đối tượng hành hung, cướp taxi vừa bị lực lượng chức năng Công an TP Hà Nội tiến hành tạm giữ hình sự.
Hà Giang: Bắt khẩn cấp nam thanh niên lẻn vào đám hiếu trộm hơn 100 triệu đồng tiền phúng viếng

Hà Giang: Bắt khẩn cấp nam thanh niên lẻn vào đám hiếu trộm hơn 100 triệu đồng tiền phúng viếng

Qua đấu tranh khai thác, Tùng đã thừa nhận toàn bộ hành vi trộm cắp tài sản tại đám hiếu ở xã Việt Vinh, công an đã thu giữ hơn 100 triệu đồng và 3 chiếc điện thoại di động.
Tạm giữ hình sự đối tượng dùng dao chém vợ cũ và một người khác bị thương

Tạm giữ hình sự đối tượng dùng dao chém vợ cũ và một người khác bị thương

Công an quận Nam Từ Liêm đã tạm giữ đối tượng Nguyễn Xuân Trường (SN: 1991, HKTT: phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm) để điều tra, làm rõ hành vi dùng dao chém vợ cũ và 01 người khác bị thương.
Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý

Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý

Đối tượng cộm cán trên địa bàn TP Lai Châu vừa bị lực lượng chức năng khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.
Bắt hai đối tượng cướp giật tại cửa hàng điện thoại ở Vĩnh Phúc

Bắt hai đối tượng cướp giật tại cửa hàng điện thoại ở Vĩnh Phúc

Công an huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc vừa bắt được 2 thanh niên cướp điện thoại iPhone tại một cửa hàng di động trên địa bàn.
Hà Nội: Bắt giữ đối tượng mang theo súng quân dụng dạo phố

Hà Nội: Bắt giữ đối tượng mang theo súng quân dụng dạo phố

Tại cơ quan công an, bước đầu đối tượng khai đã lên mạng xã hội tìm cách đặt mua 01 khẩu súng, 02 viên đạn quân dụng với giá 10 triệu đồng để “phòng thân”.
Bắt 4 đối tượng bắt giữ người trái pháp luật

Bắt 4 đối tượng bắt giữ người trái pháp luật

Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận, do mâu thuẫn từ trước với anh G nên Trần Minh Hiếu đã rủ các đối tượng đi xe sang xã Hòa Lộc tìm anh G để giải quyết.
CSGT bắt giữ nghi phạm giết người đang trên đường lẩn trốn

CSGT bắt giữ nghi phạm giết người đang trên đường lẩn trốn

Một nghi phạm liên quan đến vụ giết người tại Nam Định đang trên đường bỏ trốn, khi đến địa phận TP Đà Nẵng thì bị lực lượng CSGT bắt giữ.
Công an truy tìm đối tượng chiếm đoạt xe ô tô của một doanh nghiệp

Công an truy tìm đối tượng chiếm đoạt xe ô tô của một doanh nghiệp

Được công ty giao quản lý và sử dụng chiếc ô tô nhãn hiệu Santafe màu đen, nhưng sau đó đối tượng tự ý nghỉ việc, nhưng không bàn giao lại ô tô cho phía công ty.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.