Hà Nội 23 °C
TP Hồ Chí Minh 35 °C
Hải Phòng 25 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 23°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 35°C
  • Hải Phòng Hà Nội 25°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Phải thu hồi hết tài sản của quan tham

Pháp luật hình sự
08/08/2017 06:29
Thái Sơn (thực hiện)
aa
Việc thu hồi tài sản của quan tham 10 năm qua đã gợi lên nhiều vấn đề đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải sớm có những chính sách, biện pháp để điều chỉnh.


GS-TS Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế ASEAN, nhận xét những diễn biến trong phòng chống tham nhũng gần đây khiến người dân cả nước phấn khởi, song đối chiếu việc thu hồi tài sản 10 năm qua đã gợi lên nhiều vấn đề đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải sớm có những chính sách, biện pháp để điều chỉnh.

 GS-TS Lê Hồng Hạnh - Ảnh: Hoàng Trang
GS-TS Lê Hồng Hạnh - Ảnh: Hoàng Trang

Theo GS-TS Lê Hồng Hạnh, tổng kết 10 năm thực thi luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) từ năm 2006 - 2016 cho thấy thiệt hại do các vụ án, vụ việc tham nhũng được phát hiện gần 60.000 tỉ đồng và trên 400 ha đất. Tuy nhiên, tỷ lệ thu hồi cho nhà nước chỉ khoảng gần 5.000 tỉ đồng và hơn 200 ha đất. Với mức thu hồi thấp như vậy và kéo dài trong suốt 10 năm thì chúng ta gần như đang gửi thông điệp: “Cứ tham nhũng đi vì các người cũng giữ cho mình đến xấp xỉ 90% tài sản tham nhũng được”.

“Chúng ta đang xử lý nhiều đại án tham nhũng, hết nghị quyết này đến nghị quyết khác được thông qua song vẫn liên tiếp có “biệt phủ ở Yên Bái”, có “tẩu tán nhân sự” ở Thanh Hóa, có “phố quan” ở Lào Cai, và nhiều vụ tham nhũng lớn vẫn liên tục xuất hiện trên báo chí. Gần như những người có cơ hội tham nhũng khá nhờn như vi rút nhờn kháng sinh rồi”, GS-TS Lê Hồng Hạnh nói.

Thực tế vừa qua cho thấy, nhiều vụ án tham nhũng khi bị phát hiện bắt giữ thì nhiều tài sản tham nhũng đã bị tẩu tán không có khả năng thu hồi, ông nhìn nhận như thế nào về việc này?

Nếu nói chân thành, là bi quan. Bi quan vì liệu với kết quả như thế này thì PCTN có thực sự mang lại những gì mà chúng ta kỳ vọng không, hay cuối cùng chúng ta cũng chỉ có thể làm được việc “cho thôi chức”, “cách chức nguyên này, nguyên nọ”. Muốn chống tham nhũng hiệu quả thì phải làm cho những người đã tham nhũng phải “nôn ra” hết, nôn sạch những thứ đã ăn bẩn của dân, của nhà nước, của doanh nghiệp và bản thân phải chịu tù tội. Còn những người đang muốn tham nhũng để “hy sinh đời bố, củng cố đời con, đời cháu” thì không còn dám làm điều đó.

Chúng ta phát hiện một quan chức đang giàu lên một cách bất thường, dạng như Giám đốc Sở TN-MT Yên Bái thì có thể áp dụng biện pháp tạm giữ, phong tỏa, truy nguyên tức là truy xuất về nguồn gốc của tài sản đó, giữ đó cho đến khi có bản án rồi thì tịch thu nó

Nguyên nhân việc thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả thấp nằm ở đâu, thưa ông?Thẩm phán có dám truy tài sản của bí thư, chủ tịch?

Theo tôi, có khá nhiều nguyên nhân. Một là, sự minh bạch về tài sản. Tài sản các quan chức không được minh bạch từ khi được bổ nhiệm. Nếu minh bạch được từ đầu thì dễ dàng đối chiếu để xác định sự giàu lên bất minh của họ, từ đó thu hồi tài sản tham nhũng. Tôi sử dụng và nhấn mạnh thuật ngữ minh bạch mà không sử dụng thuật ngữ công khai. Cách công khai tài sản, cách thực hiện quy trình công khai tài sản như hiện nay không mang lại hiệu quả. Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Yên Bái, chủ sở hữu “biệt phủ” ở Yên Bái chẳng đã công khai và làm đúng quy trình đó thôi. Minh bạch tài sản đòi hỏi anh không chỉ kê tài sản mà phải chứng minh được nguồn tài sản đó từ đâu chứ không phải đến lúc bị điều tra mới khai là “thừa kế của bố mẹ” hay do “em kết nghĩa tặng”, “do nuôi gà”, “làm chổi đót”... mà có.

Hai là, trong số gần 90% tài sản tham nhũng chưa thu hồi được này có một bộ phận được sử dụng để nuôi “bộ phận không nhỏ” các quan chức từ T.Ư đến địa phương. Chưa truy nguyên được đường đi của phần tài sản không nhỏ này thì làm sao thu hồi được. Đã đến lúc, tài nguyên đất nước, ngân sách nhà nước, dự án phát triển quốc gia, địa phương cần được giao cho các doanh nghiệp thông qua những cuộc đấu thầu minh bạch theo các tiêu chí trong các hiệp định WTO, FTA mà VN đã ký.

Thứ ba, vẫn là điều mà Công ước quốc tế về PCTN yêu cầu là VN cần phải đảm bảo cho tư pháp độc lập. Tư pháp có độc lập thì việc xét xử các vụ án tham nhũng mới thoát khỏi những chi phối tiêu cực. Thử hình dung, một thẩm phán huyện, tỉnh ở nước ta có đủ can đảm để truy nguyên tài sản của bí thư, chủ tịch, của giám đốc công an tỉnh, của bí thư, chủ tịch, trưởng công an huyện khi các vị này có dính đến tham nhũng.

Cuối cùng, chúng ta quá bị lệ thuộc vào nguyên tắc thu hồi phải có bản án của tòa án. Chờ khi tòa án xử xong, nếu qua cả ba giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm hay tái thẩm đã mất hàng năm trời thì những kẻ tham nhũng đủ thời gian, đủ thủ đoạn để tẩu tán tài sản. Như đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng nói “tẩu tán nhân sự” còn thực hiện được thì tẩu tán tài sản có khó khăn gì mà không thực hiện được.

Cơ chế đặc biệt nào để thu hồi tài sản tham nhũng ?

Hiện nay chúng ta đang gấp rút sửa đổi luật PCTN để khắc phục những hạn chế nói chung trong PCTN, từ góc độ là nhà nghiên cứu có quan tâm nhiều đến các chính sách pháp luật về PCTN, ông có những đề xuất gì?

Một là, cần nội luật hóa tối đa các quy định của Công ước quốc tế về PCTN nếu như các cơ quan thi thành pháp luật của VN chưa quen với việc áp dụng trực tiếp các công ước quốc tế. Hai là, các quy định pháp luật phải hướng đến việc truy nguyên nguồn gốc tài sản bất minh của bất cứ quan chức nào khi có những dấu hiệu giàu có bất thường. Ví dụ, con một lãnh đạo nào đó chưa tốt nghiệp đại học, chưa đi làm đã xài những siêu xe trị giá đến vài chục tỉ, sở hữu nhiều chung cư cao cấp thì e là có vấn đề về thu nhập từ bố, mẹ. Các cơ quan PCTN cần truy nguyên thu nhập của người bố, người mẹ, thậm chí cả những người thân khác. Cuối cùng là các quy định về PCTN cần phải được gắn với các quy định, các yêu cầu về minh bạch tài sản, coi đây là giải pháp vừa phòng tham nhũng, vừa thuận lợi hóa cho quá trình chứng minh tài sản, xác định sự giàu lên bất thường của những người nắm quyền lực, nắm tài sản, tài nguyên của đất nước, tức là thuận lợi hóa cho quá trình xử lý những kẻ đã tham nhũng.

Trong bối cảnh chống tham nhũng đang rất nóng hiện nay, để chờ hoàn thiện thể chế vốn phải theo một quy trình lâu dài và sẽ khó đáp ứng được yêu cầu. Liệu chúng ta có thể áp dụng những cơ chế đặc biệt nào đó?

Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng rất nhiều biện pháp thu hồi tham nhũng hiệu quả theo thủ tục tiền tư pháp, tức trước khi tòa án xét xử, nhất là các biện pháp phong tỏa, tạm giữ, truy nguyên tài sản tham nhũng. Đây là những giải pháp mà VN hoàn toàn có thể áp dụng. Chẳng hạn, chúng ta phát hiện một quan chức đang giàu lên một cách bất thường, dạng như Giám đốc Sở TN-MT Yên Bái thì có thể áp dụng biện pháp tạm giữ, phong tỏa, truy nguyên tức là truy xuất về nguồn gốc của tài sản đó, giữ đó cho đến khi có bản án rồi thì tịch thu nó. Các giải pháp này được quy định rõ trong Công ước quốc tế về PCTN mà VN là thành viên.

Đối với các biện pháp trên, quan chức nào đó nếu không giải trình được nguồn gốc tài sản thì tòa án sẽ phong tỏa và buộc chứng minh tài sản đó được hình thành từ những nguồn gốc nào, nếu anh không chứng minh được sẽ bị khép vào hành vi làm giàu bất chính và bị điều tra về tham nhũng. Khi có bản án, tài sản của anh sẽ bị tịch thu hoặc để đảm bảo việc thi hành bản án sau này.

Kể cả như vậy thì việc thực hiện sẽ không dễ thưa ông, chẳng hạn trường hợp Trịnh Xuân Thanh mới đây ra đầu thú, nhưng nhiều tài sản khác đã bị chuyển nhượng thì việc truy liệu có ra?

Trong PCTN, đừng nghĩ viên đá được ném xuống ao bèo rồi thì thôi vì có thấy dấu vết gì nữa đâu. Với chống tham nhũng thì phải lặn tìm cho ra viên đá đó. Việc Trịnh Xuân Thanh đã bán một số bất động sản, chẳng hạn biệt thự ở Tam Đảo thì phải làm rõ việc chuyển nhượng này, giá trị ra sao. Nếu không tạm giữ được chỗ này cũng phải làm rõ những tài sản khác của ông ta hoặc người thân để kết luận tài sản này là di biến từ biệt thự ở Tam Đảo.

Di biến về tài sản tại VN quả thật là vấn đề phức tạp nhưng đây là đòi hỏi mà pháp luật phải hoàn thiện. Trong đó phải tính toán đến việc quy định các giao dịch về tài sản có giá trị lớn phải thông qua tài khoản, đồng thời cho phép các cơ quan thực hiện nhiệm vụ truy nguyên tài sản yêu cầu các ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức, cơ quan khác cung cấp số liệu về các giao dịch có dính đến tài sản tham nhũng. Các tổ chức này không được lấy lý do bí mật thông tin khách hàng hoặc thông tin nhạy cảm liên quan đến lãnh đạo để từ chối. Đây cũng là quy định của Công ước quốc tế về PCTN.

bài liên quan
Thu hồi, tiêu hủy lô sữa tắm Bath Gel - MM Professional

Thu hồi, tiêu hủy lô sữa tắm Bath Gel - MM Professional

Bộ Y tế đã ban hành quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu thủ lô sản phẩm sữa tắm Bath Gel - MM Professional (chai 35ml).
Những trường hợp bị thu hồi Giấy phép lái xe bắt đầu từ ngày 1/6

Những trường hợp bị thu hồi Giấy phép lái xe bắt đầu từ ngày 1/6

Thông tư mới đã sửa đổi, bổ sung trường hợp bị thu hồi giấy phép lái xe. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2024.
TP HCM: Nguyên nhân nào khiến chậm trễ đấu giá gỗ thu hồi sau giải toả

TP HCM: Nguyên nhân nào khiến chậm trễ đấu giá gỗ thu hồi sau giải toả

Ít đơn vị tham gia thẩm định, chưa có quy định cụ thể… là nguyên nhân khiến gỗ được thu hồi từ công tác đốn đốn hạ, giải tỏa cây xanh chậm trễ thanh lý, đấu giá.
Luật Đất đai 2024: Quy định các nguyên tắc, điều kiện cưỡng chế khi thực hiện quyết định thu hồi đất

Luật Đất đai 2024: Quy định các nguyên tắc, điều kiện cưỡng chế khi thực hiện quyết định thu hồi đất

Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải bảo đảm các nguyên tắc, điều kiện được quy định rõ tại Điều 89 của Luật Đất đai 2024.
Hà Nội sẽ thu hồi 1,27ha đất phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hoàn Kiếm

Hà Nội sẽ thu hồi 1,27ha đất phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hoàn Kiếm

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 1146/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Hoàn Kiếm.
Những con số "khủng" về phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát

Những con số "khủng" về phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát

Trong số 86 bị cáo trong vụ án này, có 13 bị cáo bị truy tố ở mức hình phạt cao nhất là tử hình. Trong đó, Trương Mỹ Lan bị truy tố 3 tội danh là “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tố chức tín dụng”, “Tham ô tài sản”, “Đưa hối lộ”. Một số bị cáo bị truy tố hai tội danh.
Mới nhất
Đọc nhiều
Hà Nội công bố đề minh họa 3 môn thi lớp 10

Hà Nội công bố đề minh họa 3 môn thi lớp 10

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội mới công bố đề minh họa 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2024-2025.
Kỳ nghỉ lễ, cả nước tiêu thụ điện tăng tới 37,2% so với cùng kỳ

Kỳ nghỉ lễ, cả nước tiêu thụ điện tăng tới 37,2% so với cùng kỳ

Trong kỳ nghỉ lễ vừa qua, từ 27/4 đến hết ngày 1/5/2024, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ nhân dân cả nước.
Đã có 6,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam

Đã có 6,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt. Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất của Việt Nam.
Tin bài khác
Bắt đối tượng chuyên phá Contenner trộm cắp tài sản

Bắt đối tượng chuyên phá Contenner trộm cắp tài sản

Tại cơ quan công an, Linh khai do cần tiền tiêu xài cá nhân nên đã sử dụng xe máy đi từ thị xã Hoàng Mai ra thị xã Nghi Sơn để tìm kiếm trộm cắp tài sản...
Bắt hai đối tượng xây nhà trên đất nông nghiệp khi bị cưỡng chế còn chống đối lực lượng chức năng

Bắt hai đối tượng xây nhà trên đất nông nghiệp khi bị cưỡng chế còn chống đối lực lượng chức năng

Công an TP Hà Nội cho biết Công an huyện Phú Xuyên vừa khởi tố 2 đối tượng gây rối tại UBND xã Minh Tân (Phú Xuyên).
Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng giả danh Công an lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng giả danh Công an lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Xuất thân từ một người làm nghề sửa chữa điện máy, Nguyễn Văn Quang đã giả danh thành Công an để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác với số tiền hơn 240 triệu đồng.
Thủ tướng yêu cầu điều tra, làm rõ vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai khiến 6 chết

Thủ tướng yêu cầu điều tra, làm rõ vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai khiến 6 chết

Tối 1/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 42/CĐ-TTg về vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Nghệ An: Bắt người đàn ông tàn tật điều hành web khiêu dâm hơn 1 triệu thành viên

Nghệ An: Bắt người đàn ông tàn tật điều hành web khiêu dâm hơn 1 triệu thành viên

Dù mang nhiều bệnh lý nặng, di chuyển khó khăn song Nguyễn Đức Vinh vẫn điều hành web truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet với hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu.
Nghệ An: Khởi tố 2 anh em ruột với hành vi "trộm cắp tài sản"

Nghệ An: Khởi tố 2 anh em ruột với hành vi "trộm cắp tài sản"

Tuấn đã đưa chìa khóa, bàn bạc với em trai là Nguyễn Tư Dũng, lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý tài sản của bị hại đối tượng đã điều khiển xe ô tô lên huyện Thanh Chương cất giấu.
Điều tra, làm rõ vụ việc một thi thể nữ giới trong căn hộ cao cấp

Điều tra, làm rõ vụ việc một thi thể nữ giới trong căn hộ cao cấp

Thi thể một người phụ nữ được phát hiện trong trạng thái "chết khô" trên chiếc ghế sofa trong một căn hộ chung cư cao cấp thuộc phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Phòng Cảnh sát giao thông CATP Hà Nội đã triển khai Phương án bảo đảm TTATGT trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2024.
Quảng Ninh: 24 trường hợp phạm nhân được trao Quyết định giảm án dịp 30/4 và 1/5

Quảng Ninh: 24 trường hợp phạm nhân được trao Quyết định giảm án dịp 30/4 và 1/5

Theo quyết định, có 24 trường hợp phạm nhân được trao Quyết định giảm án; trong đó có 11 phạm nhân được giảm hết thời hạn chấp hành án phạt tù.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án thuộc Ban chỉ đạo Trung ương

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án thuộc Ban chỉ đạo Trung ương

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu công an các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án trọng điểm thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi chỉ đạo, vụ án dư luận xã hội quan tâm.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.