Hà Nội 32 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 30 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 33 °C
  • Hà Nội Hà Nội 32°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 30°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 33°C

Những trò chơi thú vị vừa giải trí, thượng võ, vừa khuyến khích sức sống

Văn hóa
10/02/2016 09:00
Hà Bắc
aa
Những trò chơi trong những ngày Tết của người Việt xưa mang nhiều ý nghĩa lành mạnh, là món giải trí giải lao của nông dân, khuyến khích tinh thần thượng võ...


Nó không có tính cách mua cười một cách thô bỉ như những trò chơi leo cột mỡ, liếm chảo… mà thực dân Pháp tổ chức vào thời Pháp thuộc sau này.

Hát tuồng, đấu vật, đánh phết

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Người nông dân ngày xưa về mặt giải trí ít ỏi, có thể nói thiếu hẳn. Nếu không có những ngày hội hè đình đám, trong đó có những cuộc vui như bơi chải, đánh vật, hát tuồng, chèo… thì người nông dân đầu tắt mặt tối suốt năm, cơ hồ không biết xem gì.

Cho nên có những người ở nông thôn nghe nói mở hội thi dù xa đến 5, 10 cây số cũng cứ lăn lội đi xem bằng được. Các trò chơi trong những ngày Tết, ngày xuân và ngày đình đám chính là để giải quyết một phần nào sự thèm khát giải trí của nông dân.

Cũng vì vậy có nhiều địa phương trong dịp Tết hoặc ngày hội, dân làng rước cả phường ả đào, hay phường chèo, phường bội về diễn cho mọi người xem, dưới danh nghĩa “cúng thần”.

Ngày xưa các ả đào có những điệu hát Cửa đình, Vọng hương chính là những điệu chúc tụng thần trong dịp xuân Tết. Ở Thanh Hóa, làng Xuân Phả còn truyền lại một lối múa bao hàm tính chất ca vũ và kịch. Đây là loại tuồng khá xưa và khá đặc biệt của Việt Nam.

Trong đó diễn viên toàn đóng những vai người nước ngoài. Có lẽ đó là lối múa hát cổ nhờ nhu cầu của nhân dân mà còn tồn tại đến tận những năm 1960.

Ở làng Thượng (Hà Tĩnh) mỗi năm đến lúc vào đám ngày xuân người ta lại diễn tấn tuồng “Triệu Tử Long phò A Đẩu quá giang” rút trong tuồng Tam quốc.

Đặc biệt là người ta chỉ diễn có mỗi một đoạn đó, lại diễn ngay giữa ban ngày và hơn nữa là người ta dùng sông thật, thuyền thật làm sân khấu.

Diễn viên phải chen vào giữa đám khán giả đông nghìn nghịt mà làm điệu bộ và hát… Hầu hết những đình đám hội hè ngày xuân không đâu thiếu món đấu vật.

Nhất là hội ở Vĩnh Yên thì trò vui chính bao giờ cũng là những cuộc thi vật và hình như thiếu vật thì không thành hội, cũng như ở Bắc Ninh đã có hội là phải có cây đu và có cuộc hát của trai thanh gái lịch.

Có lẽ từ đời cổ môn vật là môn được khuyến khích nhất. Người ta nói vật là môn hàng đầu hàng võ. Muốn thành một võ sĩ trước hết phải giỏi vật. Vật luyện cho người ta nhiều đức tính: can đảm, liều lĩnh, nhanh trí, nhất là khỏe.

Những trò chơi trong những ngày Tết của người Việt Nam xưa mang nhiều ý nghĩa lành mạnh, là món giải trí giải lao của nông dân, khuyến khích tinh thần thượng võ, khuyến khích sự tháo vát nhanh nhẹn…

Nó không có tính cách mua cười một cách thô bỉ như những trò chơi leo cột mỡ, liếm chảo… mà thực dân Pháp tổ chức vào thời Pháp thuộc sau này. Hà Bắc Ngoài vật ra còn có môn “quyền” ngày trước khá phổ biến, đó là “đấu roi”.

Nó là trò chơi tay đôi, mỗi người một gậy dài, đầu gậy có quấn giẻ tẩm vôi trắng. Vôi đó sẽ đánh dấu vào mình đối phương để trọng tài xem đó, quyết định hơn thua.

Chơi tập thể thì có những món “vật cù” tương tự như bóng rổ ngày nay. Người ta chia ra hai phe. Ai nấy không quản bùn lầy nhớp nhúa tranh cướp nhau quả cầu bằng gốc tre sơn để ném lên rổ của phe đối phương treo trên một ngọn tre cao vút.

Món “đánh phết” ở làng Phù Đổng (Bắc Ninh), ở làng Hiền Quan (Phú Thọ) tương tự như khúc côn cầu ngày nay. Họ cũng chia làm hai phe: mỗi phe cầm gậy tre, đằng đầu có uốn cong để gạt quả cầu bằng gốc tre vào lỗ do đối phương canh giữ.

Ngoài ra người ta còn tổ chức kéo co, chạy thi, bắn nỏ, bắn bia bằng súng kíp… Ở những làng gần sông hồ có thờ thủy thần thì thường có tổ chức bơi trải.

Cờ người, nấu cơm thi, đuổi chim quốc

Thuật về trò chơi ngày Tết ở cung đình đời Lý Trần, sách An Nam chí lược chép: “… Mồng ba, vua ngự vác Đại hưng xem thái tử và các nội thị đá cầu, kẻ nào đá liên tiếp không rơi là thắng.

Quả cầu tròn làm bằng gấm bằng nắm tay trẻ con, xung quanh quấn lụa đến vài chục lần… Các công hầu thi đánh cầu bằng tay trên ngựa…”.

Không ngờ món đá cầu lúc đó rất thịnh hành trong quý tộc và có lẽ cả trong nhân dân. Người ta kể chuyện đời Lê có một ông quan “đá cầu chúc thọ” chúa Trịnh với lời hứa mỗi một quả là một năm thọ.

Ông ta đứng trên thuyền đá đến mấy trăm quả vẫn chưa mỏi chân. Món “đánh cầu bằng tay trên ngựa” cũng là một trò chơi đặc biệt của vua chúa quý tộc khá phổ biến ở các nơi phương đông ngày xưa.

Họ cũng chia làm hai phe, đều cưỡi ngựa cầm trượng đưa đẩy quả cầu, làm sao cho nó lọt vào cửa của đối phương là thắng. Trái với món vật đòi hỏi người dự phải có sức khỏe, món cờ lại đòi hỏi người dự có nhiều trí lực.

Tuy vậy, cờ là món được nhân dân ưa chuộng vì trong nhân dân không thiếu gì người biết đánh cờ, hiểu được nước hay của cờ. Hơn nữa, trong cuộc cờ ngày xuân người ta khéo dùng những cô gái đẹp trang sức mỹ miều làm quân cờ khiến cho khán giả cơ hồ đứng trước một cuộc biểu diễn linh động.

Trong những trò chơi phổ biến nhất ở nông thôn miền Bắc ngày xưa chúng ta phải nói đến món thổi cơm thi hay thổi xôi thi. Có hai lối thi: thi tập thể và thi cá nhân.

Thi tập thể thường gồm nhiều món thi khác như ở làng Thị Cấm (Hà Đông). Thí sinh trước tiên phải dự cuộc thi chạy để múc nước ở giếng hay cướp lấy lọ nước múc sẵn.

Thứ hai là thi kéo lửa bằng nòng tre và giang. Thứ ba là thi giã thóc rang gạo. Cuối cùng mới thi nấu cơm bằng thứ nước, thứ lửa và thứ gạo, kết quả của những cuộc thi trước để lại.

Thi cá nhân thì có cuộc mở riêng cho nam, có cuộc mở cho nữ như hội làng Chuông (Hà Đông). Ở đây, người ta đặt ra nhiều điều kiện dự thi khá oái oăm như nấu cơm trên mặt nước, như ăn mía lấy bã làm củi… khiến chúng ta ngày nay nghe nói cứ tưởng đó là chuyện tưởng tượng.

Ngoài ra còn có những cuộc thi dệt vải, thi dọn cỗ… để cho các chị em biểu diễn sự mềm mại khéo léo, nhẫn nại và nhanh nhẹn. Cũng một phần nào do ý nghĩa khuyến khích tháo vát nhanh nhẹn nên chi làng Tích Sơn (Hưng Hóa), làng Yên Đổ (Hà Nam), người ta có tổ chức cuộc thi đuổi lợn, đuổi chim quốc trong ngày Tết.

Làng Tích Sơn vào quãng mồng hai Tết, sau khi được loan báo, người làng ai nấy đổ xô ra đồng. Ở đây ban tổ chức đã thả sẵn một con lợn để mọi người đuổi bắt. Còn làng quê của thi sĩ Nguyễn Khuyến thì trong kì xuân thủ, người ta có tục săn chim quốc.

Lễ ngắm trâu đoán mùa màng

Mỗi năm vào ngày lập xuân, triều đình phong kiến ngày xưa có cử hành một lễ gọi là lễ nghênh xuân, nghĩa là đón chúa Xuân. Thì ra chúa Xuân trong tín ngưỡng thần thoại của người Việt không phải có vẻ phong tĩnh lãng mạn như ở câu thơ của một thi sĩ ngày trước: “Tin xuân đến ngọn cây đào/ Bảo cho hoa biết ra chào chúa Xuân”.

Mà đây là một người dắt một con trâu, một Mang thần, tức là thần Câu mang, có ý nghĩa là ông thần trông nom về mùa màng của nhân dân. Một cái lễ tầm thường ấy mà đối với nông dân ngày xưa cũng khá quan trọng. Họ hàng trông đợi xem tượng Mang thần để đoán biết mùa màng sẽ như thế nào.

Dầu sao trong đó ta cũng thấy nó bao hàm ý nghĩa khuyến khích sản xuất. Nó biểu lộ cái ao ước; cái lo lắng của nhân dân một nước nông nghiệp lạc hậu, tuy chưa tin hẳn vào sức mình nhưng vẫn cùng chung niềm hi vọng, niềm tin tưởng trong sản xuất.

Hồi gần đây có một số ít làng còn giữ tục rước “nõn nường” trong những hội hè tháng Giêng. Nõn nường là những khúc gỗ đẽo hình sinh thực khí của nam và nữ. Sau cuộc rước, người ta tranh cướp nhau những của quý đó tin rằng sẽ may mắn, sẽ chửa đẻ hay nuôi tằm tốt tay…

Quanh đám rước có nhiều cái với chúng ta bây giờ có thể cho là lạ tai lạ mắt, nhưng thực ra cũng không có gì lạ. “Nõn nường" là vật tượng trưng cho sự sinh sản.

Người đời cổ đã đưa sinh thực khí, cơ quan sinh sản cụ thể nhất, để tôn thờ và cầu nguyện cho được mắn, được sinh sôi nảy nở, nói chung là cầu cho sự sinh sản được tăng bội.

Có lẽ cũng do lòng tín ngưỡng đại loại như kiểu nói trên, người ta tiến lên tin rằng mỗi một ngày đầu năm có chiếu ứng đến sức sinh sản của một giống vật.

Chẳng hạn như ngày mồng Một là ngày của gà, ngày mồng Hai là ngày của chó, ngày mồng Ba của lợn, mồng Bốn của dê, mồng Năm của trâu, mồng Sáu: ngựa, mồng Bảy: người, và mồng Tám: lúa…

Có lẽ hồi xưa, mỗi ngày người ta cầu nguyện cho sức sinh sản của một giống vật, nhưng làm như thế thì nhàm quá. Người ta mới nghĩ đến chuyện cầu nguyện cho trâu và người.

Vì thế mà mồng Năm chúng ta có Tết trâu và các súc vật khác. Ngày mồng Bảy mới chính thức là Tết người, nghĩa là mong ước cho người luôn được sinh sôi nảy nở, hữu sinh hữu dưỡng…

Tết người có lẽ về sau mới chuyển thành lễ khai hạ, nghĩa là ăn mừng nói chung.

bài liên quan
Vào cửa tự do tại đại nhạc hội chào hè Charm Fantasea 2024

Vào cửa tự do tại đại nhạc hội chào hè Charm Fantasea 2024

Từ 27/4 - 1/5/2024, siêu lễ hội Charm Fantasea tại Charm Resort Hồ Tràm là một trong những sự kiện lớn được đông đảo du khách mong chờ trong dịp lễ 30/4 sắp tới.
Hà Tĩnh: Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hà Tĩnh: Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 21/4, UBND xã Xuân Liên (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) tổ chức lễ đón bằng công nhận Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Khai hội du lịch Cửa Lò 2024: Khát vọng tỏa sáng

Khai hội du lịch Cửa Lò 2024: Khát vọng tỏa sáng

Tối 18/4, hàng vạn du khách thập phương đổ về Quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An) để theo dõi chương trình khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024.
Cần Thơ: Tưng bừng khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ

Cần Thơ: Tưng bừng khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ

Tối 17/4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 đã được khai mạc tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.
Cần Thơ: Sẵn sàng khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

Cần Thơ: Sẵn sàng khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

Hôm nay, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 với chủ đề “Đậm đà hương vị phương Nam” chính thức bắt đầu diễn ra tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.
TP.HCM tổ chức nhiều sự kiện kích cầu du lịch

TP.HCM tổ chức nhiều sự kiện kích cầu du lịch

Trong quý II/2024, TP.HCM sẽ tổ chức nhiều hoạt động đón đầu xu hướng và các chương trình kích cầu du lịch.
Mới nhất
Đọc nhiều
INFOGRAPHICS - Các gói hỗ trợ về thuế năm 2024 mà bạn cần biết

INFOGRAPHICS - Các gói hỗ trợ về thuế năm 2024 mà bạn cần biết

Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền cũng như ban hành theo thẩm quyền các giải pháp gia hạn, miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất...
Vì sao Công ty CP Tổng thầu Cơ khí và Xây dựng Đông Bắc bị chấm dứt hợp đồng?

Vì sao Công ty CP Tổng thầu Cơ khí và Xây dựng Đông Bắc bị chấm dứt hợp đồng?

Công ty CP Than Vàng Danh - Vinacomin đã quyết định chấm dứt hợp đồng thi công đối với Công ty CP Tổng thầu Cơ khí và Xây dựng Đông Bắc.
Hàng nghìn người nhập viện mỗi năm do hút thuốc lá điện tử

Hàng nghìn người nhập viện mỗi năm do hút thuốc lá điện tử

Chỉ tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.