Hà Nội 36 °C
TP Hồ Chí Minh 36 °C
Hải Phòng 31 °C
Đà Nẵng 34 °C
Yên Bái 40 °C
  • Hà Nội Hà Nội 36°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 36°C
  • Hải Phòng Hà Nội 31°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 34°C
  • Yên Bái Hà Nội 40°C

Những thủ đoạn mới của hành vi buôn bán người: Chiêu thức tinh vi, đường dây khép kín

Pháp luật hình sự
23/08/2018 07:16
Lam Hạnh
aa
Ngoài việc bị cưỡng bức tình dục, họ còn phải lao động nặng nhọc, nếu tìm cách bỏ trốn thì bị đánh đập thậm tệ.


Tin nên đọc

Theo báo cáo của Cục phòng chống ma túy và tội phạm (PCMT&TP), bộ đội biên phòng (BĐBP), đáng chú ý là việc hình thành nhiều đường dây, băng ổ nhóm mua bán người sử dụng công nghệ cao, internet, tính chất tội phạm ngày càng nghiêm trọng, với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt và có tính liên kết chặt chẽ với các tổ chức tội phạm trong và ngoài nước, đan xen với các loại tội phạm khác như ma túy, cờ bạc, lừa đảo, mại dâm...

Những thủ đoạn mới của hành vi buôn bán người: Chiêu thức tinh vi, đường dây khép kín

Đường dây khép kín

Thượng tá Nguyễn Văn Mận-Trưởng phòng Phòng chống mua bán người, Cục PCMT&TP, BĐBP cho biết: “Đối tượng phạm tội chủ yếu là bọn lưu manh chuyên nghiệp, có tiền án, tiền sự về mua bán người, cấu kết với các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới tạo thành đường dây khép kín để lôi kéo, lừa gạt đưa nạn nhân ra nước ngoài bán.

Đối tượng phạm tội là người nước ngoài ngày càng gia tăng. Lợi dụng chính sách mở cửa của Việt Nam, các đối tượng vào thăm thân, du lịch, liên kết làm ăn kinh tế để lừa phụ nữ, trẻ em dưới dạng đưa đi làm việc ở nước ngoài, cho nhận con nuôi, kết hôn rồi đưa ra nước ngoài bán.

Nhiều người đã từng là nạn nhân bị bán sang Trung Quốc làm gái mại dâm hoặc lấy chồng bất hợp pháp, sau đó quay về Việt Nam thăm thân lại cấu kết với các đối tượng khác để lừa các nạn nhân bán sang Trung Quốc (kể cả người thân trong gia đình)”.

Thực tế qua các vụ án mua bán phụ nữ, trẻ em bị phát giác mà nạn nhân may mắn tự trốn thoát hoặc được lực lượng chức năng giải cứu cho thấy, ở xứ người, họ bị cưỡng ép bóc lột tình dục cho những người chồng hờ bản xứ hoặc khách làng chơi tại các cơ sở kinh doanh mại dâm.

Ngoài việc bị cưỡng bức tình dục, họ còn phải lao động nặng nhọc, nếu tìm cách bỏ trốn thì bị đánh đập thậm tệ. Phần lớn vụ việc mua bán phụ nữ, trẻ em chỉ được phát giác sau khi nạn nhân trốn thoát hoặc được giải cứu, mà tỷ lệ số nạn nhân may mắn này rất nhỏ so với con số thực tế.

Khoảng 500 nạn nhân/năm

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020, trong những năm qua, Bộ Tư lệnh BĐBP đã ký Biên bản hợp tác phòng, chống tội phạm, chú trọng hợp tác quốc tế phòng, chống mua bán người xuyên quốc gia với 3 nước Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Hàng năm, lực lượng BĐBP Việt Nam phối hợp với lực lượng đấu tranh phòng, chống mua bán người 3 nước tiếp giáp đấu tranh, xử lý trên 10 chuyên án, vụ án mua bán người.

Các đơn vị BĐBP đã tổ chức hội đàm 231 lần; quan hệ gián tiếp, trao đổi, thông báo tình hình 538 lần với 616 thư. Thực tế cho thấy, công tác điều tra gặp rất nhiều trở ngại do người bị bán đang ở nước ngoài nên các điều tra viên không thể trực tiếp gặp gỡ, lấy lời khai.

Đó là chưa kể, nhiều nạn nhân bị khống chế hoặc không có tiền chuộc, địa chỉ bị mua bán không rõ ràng nên việc giải cứu gặp nhiều khó khăn, trong khi, để đưa các đối tượng liên quan đến hoạt động mua bán người ra ánh sáng pháp luật, cơ quan chức năng phải xác định được nạn nhân cụ thể.

Đây chính là lý do dẫn đến việc phát hiện, bắt giữ đối tượng phạm tội và giải cứu nạn nhân tại miền núi, vùng sâu, vùng xa thường chiếm tỷ lệ thấp so với các nạn nhân bị mua bán trót lọt.

Ví dụ, tại địa bàn tỉnh Yên Bái, trong năm 2016, có trên 230 phụ nữ được xác định là đã xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc, trong đó, có hàng chục trường hợp vượt biên giới sang xứ người với mục đích lấy chồng hoặc bị lừa bán.

Tuy nhiên, trong thời gian này, mới chỉ có 4 vụ, 10 đối tượng có hành vi mua bán phụ nữ, trẻ em trên địa bàn tỉnh bị phát hiện, điều tra, số còn lại vẫn nằm trong diện “án chìm”.

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, mỗi năm có khoảng 500 nạn nhân bị mua bán được các cơ quan chức năng tiếp nhận từ các nước láng giềng.

Hầu hết số nạn nhân này đều là phụ nữ có độ tuổi từ 18 đến dưới 40 và trẻ em gái, tập trung ở một số địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Từ năm 2016 đến nay, BĐBP đã chủ động xác lập đấu tranh thành công 27 chuyên án; bắt giữ, xử lý 167 vụ với 125 đối tượng, trong đó khởi tố và bàn giao Cơ quan Cảnh sát điều tra các tỉnh 53 vụ với 81 đối tượng; tổng số 430 nạn nhân, trong đó giải cứu 206 nạn nhân, tiếp nhận 110 nạn nhân, tự trở về 114 nạn nhân.

Éo le phận đời những nạn nhân

Chị Đào Thu Th (SN 1991, ở Thanh Xuân, Hà Nội) - một nạn nhân bị bán sang Trung Quốc sau khi được giải cứu đã chia sẻ, mỗi ngày bị đánh đập bị bắt phải bán dâm, quan hệ với 15 đến 20 khách. Nếu không chịu tiếp khách thì sẽ bị bỏ đói hoặc sẽ bị đánh đập.

Có nạn nhân về được đến Việt Nam đã trình báo về rất nhiều trường hợp bị đánh đến chết do không chịu bán dâm. Hầu hết chị em bị lừa bán đều bị ép buộc làm việc vất vả, lao động nặng nhọc, có người bị ép tiêm thuốc ngừa thai vĩnh viễn… sức khỏe giảm sút, ít có khả năng lao động bình thường, không còn khả năng sinh con. Nhiều người mắc các bệnh xã hội.

Tuy nhiên, dù may mắn thoát được địa ngục bên xứ người, khi trở về Việt Nam các nạn nhân của những kẻ buôn bán người lại phải đối mặt với tình cảnh hết sức bi đát. Đó là sự kỳ thị từ chính những người thân, họ hàng, bạn bè.

Khi trở về, không còn ruộng để canh tác, không còn gia đình (chồng đi lấy vợ khác, gia đình chồng hắt hủi, đất ở đã bị bố mẹ chia hết cho các anh em).

Có người trở về không lấy được chồng, sống nương nhờ anh em, hàng xóm. Không có việc làm, không vốn kinh doanh sản xuất.

Rất nhiều trong số đó đã quay trở lại hành nghề bán dâm ngay tại Việt Nam. Có những trường hợp khi về mang theo con nhỏ, nên kinh tế gia đình càng thêm khó khăn, phải làm thuê, nhưng cũng không đủ trang trải cuộc sống.

Hiện nay, có một nghịch lý là các nạn nhân mặc dù bị lừa, bị bắt ép, dọa dẫm nhưng lại mang một tâm lý không muốn về quê hương bởi sự kỳ thị của mọi người là nỗi ám ảnh khủng khiếp hơn cả những đọa đày ở trong động mại dâm.

Tuy nhiên, do không nắm được quy định, thiếu hiểu biết nên phần lớn nạn nhân bất hợp tác với cơ quan điều tra. Chính vì sự bất hợp tác này nên cơ quan điều tra rất khó khăn trong việc truy xét, làm rõ vụ việc.

Thậm chí, theo một thống kê của các tổ chức phòng chống buôn bán người, đa phần nạn nhân sau khi được giải cứu đều rất ít hợp tác với cơ quan công an, bởi họ sợ bị lộ ra việc từng bị ép, bắt đi bán dâm.

Thêm vào đó, trong nhiều vụ việc, các đối tượng thường lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nạn nhân để thoát tội. Nhiều vụ án mua bán phụ nữ, trẻ em khi được hỏi, nạn nhân đều răm rắp trả lời theo lời khai có sẵn đó là cả bên bán và bên mua đều tự nguyện.

Có trường hợp tự nhận mình đã quá lứa, lỡ thì, không bà con thân thích hoặc bị chồng và thân nhân ruồng bỏ nên giờ muốn được đưa đi kiếm chồng ở nước ngoài và đồng ý trả cho người dẫn đi một khoản tiền. Dư luận vẫn còn nhớ việc 14 cô gái Việt Nam bị đưa sang Thái Lan để “đẻ thuê”.

Các cô được cho ăn uống và nhận khoảng 5.000 USD cho mỗi lần sinh đẻ (được trả trước 1.000 USD sau khi có bầu ba bốn tháng và số còn lại sẽ được chuyển cho gia đình ở nhà sau khi sinh xong).

Có cô còn khẳng định mình biết chứ không bị lừa, và tự nguyện ký vào hợp đồng “đẻ thuê”. Trong những trường hợp đó rất khó cho cơ quan công an có thể điều tra, mở rộng truy xét.

Hoàn thiện chính sách pháp luật về phòng chống mua bán người

Đây là một trong những nội dung được đặc biệt quan tâm tại Hội thảo về công tác thực hiện chương trình hành động quốc gia về phòng chống mua bán người (2016 - 2018) và thảo luận về BLHS sửa đổi diễn ra chiều qua (30/7) tại Hà Nội do Tổ chức di cư quốc tế tổ chức.

Theo Trung tá Phạm Mai Hiên - Phó Trưởng Phòng 9 Tổng cục Cảnh sát, tình hình tội phạm mua bán người tại Việt Nam trong giai đoạn 2005-2018 tuy có giảm về số vụ, số đối tượng, số nạn nhân, nhưng vẫn diễn biến phức tạp.

Vì vậy, bên cạnh những nỗ lực về tập trung nguồn lực thực hiện các biện pháp phòng chống mua bán người, đấu tranh trấn áp tội phạm mua bán người, kịp thời hỗ trợ nạn nhân... thì việc hoàn thiện chính sách pháp luật về phòng chống mua bán người là rất quan trọng.

Xuân Hoa

bài liên quan
Nghệ An: Mang tiền án vẫn đi vận chuyển 1 bánh heroin và 1.600 viên ma túy

Nghệ An: Mang tiền án vẫn đi vận chuyển 1 bánh heroin và 1.600 viên ma túy

Ngày 25/4, thông tin từ Công an tỉnh Nghệ An cho biết, Công an huyện Nghĩa Đàn đang tạm giữ hình sự đối tượng Lê Văn Hồng (SN 1979), trú xã Tri Lễ, huyện Quế Phong về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
Khởi tố hai "nữ quái" mua ma túy về bán để kiếm lời

Khởi tố hai "nữ quái" mua ma túy về bán để kiếm lời

Hai đối tượng Vi Hoàng Như và Trần Thị Hương Lan vừa bị Công an quận Tây Hồ ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra về tội Mua bán trái phép chất ma túy.
Thanh Hóa: Bắt giữ nhóm đối tượng tổ chức, sử dụng ma túy tại quán Karaoke Galaxy

Thanh Hóa: Bắt giữ nhóm đối tượng tổ chức, sử dụng ma túy tại quán Karaoke Galaxy

Trước đó, ngày 15/02, Đội CSĐTTP về Ma túy Công an huyện Hậu Lộc tiến hành kiểm tra quán Karaoke Galaxy đã phát hiện, bắt quả tang đối với nhóm đối tượng
Triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý đá được nguỵ trang hết sức tinh vi

Triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý đá được nguỵ trang hết sức tinh vi

Lực lượng chức năng Công an TP Đà Nẵng vừa triệt phá thành công ổ nhóm mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý được nguỵ trang hết sức tinh vi.
Triệt phá đường dây vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia, thu giữ hơn 180 bánh Heroin

Triệt phá đường dây vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia, thu giữ hơn 180 bánh Heroin

Lực lượng chức năng Công an TP. HCM vừa phát hiện, triệt phá thành công đường dây vận chuyển trái phép 184 bánh ma túy từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Đài Loan, Trung Quốc.
Mới nhất
Đọc nhiều
Bài 2: Luật sư phân tích việc Chủ tịch UBND Tủa Chùa ký văn bản "giơ cao đánh khẽ" cho hành vi vi phạm

Bài 2: Luật sư phân tích việc Chủ tịch UBND Tủa Chùa ký văn bản "giơ cao đánh khẽ" cho hành vi vi phạm

Liên quan đến việc ông Lường Tuấn Anh - Chủ tịch UBND huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên ký Quyết định “Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả” thay vì phải ra Quyết định “Xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC)” đối với ông Chang A Cháng.
Hoàn thiện cơ chế thu hồi tài sản bị thất thoát không qua thủ tục kết tội

Hoàn thiện cơ chế thu hồi tài sản bị thất thoát không qua thủ tục kết tội

Đây là vấn đề được nhiều đại biểu đề cập tại Hội thảo khoa học góp ý hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu các tuyên bố bảo lưu của Việt Nam khi ký kết, phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC)
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung tìm kiếm người mất tích do chìm thuyền tại Quảng Ninh

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung tìm kiếm người mất tích do chìm thuyền tại Quảng Ninh

Ngày 25/4, Văn phòng Chính phủ cho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Tin bài khác
Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Phòng Cảnh sát giao thông CATP Hà Nội đã triển khai Phương án bảo đảm TTATGT trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2024.
Quảng Ninh: 24 trường hợp phạm nhân được trao Quyết định giảm án dịp 30/4 và 1/5

Quảng Ninh: 24 trường hợp phạm nhân được trao Quyết định giảm án dịp 30/4 và 1/5

Theo quyết định, có 24 trường hợp phạm nhân được trao Quyết định giảm án; trong đó có 11 phạm nhân được giảm hết thời hạn chấp hành án phạt tù.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án thuộc Ban chỉ đạo Trung ương

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án thuộc Ban chỉ đạo Trung ương

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu công an các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án trọng điểm thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi chỉ đạo, vụ án dư luận xã hội quan tâm.
TP.HCM: Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng hàng nghìn tỷ đồng

TP.HCM: Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng hàng nghìn tỷ đồng

Ngày 24/4, Công an TP.HCM cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 4 vừa triệt phá nhóm đối tượng “núp bóng” dịch vụ cầm đồ, tư vấn tài chính “cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.
Triệt phá đường dây cá cược bóng đá qua mạng quy mô lớn tại TP.HCM

Triệt phá đường dây cá cược bóng đá qua mạng quy mô lớn tại TP.HCM

Ngày 24/4, thông tin từ Công an TP.HCM cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt 8 bị can về hành vi “Tổ chức đánh bạc” và 4 bị can về hành vi “Đánh bạc”. Các quyết định và lệnh bắt đã được Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố phê chuẩn.
Thanh Hóa: Bắt 4 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy để “mừng” tiệc cưới

Thanh Hóa: Bắt 4 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy để “mừng” tiệc cưới

Ngày 23/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Hà Trung đã Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 đối tượng về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy…
Quảng Ninh: Bắt giữ cặp vợ chồng buôn bán pháo nổ số lượng lớn

Quảng Ninh: Bắt giữ cặp vợ chồng buôn bán pháo nổ số lượng lớn

Lực lượng Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh vừa bắt giữ cặp vợ chồng có hành vi buôn bán pháo hoa nổ số lượng lớn.
Khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Theo thống kê của Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban chỉ đạo 138/CP), trong quý I/2024, lực lượng chức năng đã phát hiện, khởi tố mới 20 vụ/40 đối tượng (tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2023) mua bán người.
Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Từ tháng 1/2023 đến khi bị phát hiện, bắt giữ, cơ quan Công an xác định tổng số tiền cá cược mà đường dây này thực hiện khoảng 50 tỷ đồng.
Hà Nội: Công an triệu tập hơn 50 đối tượng mang "hàng nóng" gây rối trật tự công cộng

Hà Nội: Công an triệu tập hơn 50 đối tượng mang "hàng nóng" gây rối trật tự công cộng

Một nhóm 52 đối tượng vừa bị lực lượng chức năng Công an huyện Đông Anh, Hà Nội triệu tập để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng trên địa bàn.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.