Hà Nội 29 °C
TP Hồ Chí Minh 32 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 34 °C
Yên Bái 33 °C
  • Hà Nội Hà Nội 29°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 32°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 34°C
  • Yên Bái Hà Nội 33°C

Nhiều Luật đang cản trở tự chủ đại học

Sức khỏe - đời sống
18/11/2018 08:30
Thuỳ Linh
aa
Chủ tịch Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay, Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công, Luật Viên chức… chưa phù hợp với nội dung Chính phủ cho phép trường tự chủ.


Tin nên đọc

Nhìn lại lộ trình tự chủ của 23 trường đại học sau 3 năm thực hiện thí điểm Nghị quyết 77/NQ-CP, tại tọa đàm “Tự chủ đại học - Nhìn từ chính sách, pháp luật” do Báo Đại biểu nhân dân tổ chức ngày 16/11, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nguyễn Văn Phúc cho hay:

Sau hơn 3 năm thực hiện, những kết quả bước đầu đã rất tích cực, nội dung của thí điểm cho 23 trường của Nghị quyết 77/NQ-CP hiện nay đang được thể chế hóa trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, mà Quốc hội dự kiến thông qua vào kỳ họp lần này.

Nội dung Nghị quyết 77/NQ-CP thí điểm trên 3 mặt: tự chủ về chuyên môn, nhân sự tổ chức và tài chính, tài sản.

Về chuyên môn, các trường mở rộng tự chủ vấn đề liên quan đến đào tạo, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học.

Sau kết quả hơn 3 năm, các chương trình đào tạo phát triển mới, chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến, chương trình liên kết với nước ngoài... các trường đã chú trọng về chất lượng, quy mô đào tạo đã được điều chỉnh hợp lý, phần lớn các trường đã được kiểm định.

Với quy mô lớp học, các trường cũng đã điều chỉnh giảm để đổi mới phương pháp đào tạo, nâng cao về chất lượng.

Nghiên cứu khoa học cũng có kết quả tích cực, đặc biệt là công bố quốc tế. Khi tự chủ, các trường đã chủ động trong hoạt động nghiên cứu khoa học, sử dụng đội ngũ của mình, có cơ chế khuyến khích thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế đã tăng mạnh trong các trường tự chủ.

Nhiều Luật đang cản trở tự chủ đại học

Về tự chủ tổ chức nhân sự, bộ máy, sau khi tự chủ, các trường đã tiến hành rà soát sắp xếp lại bộ máy, hoàn thiện mô hình quản trị, phần lớn các trường tự chủ đã thành lập hội đồng trường, củng cố tổ chức bộ máy bên trong cho hiệu quả. Các trường đã ban hành rất nhiều quy định nội bộ để hoàn thành tổ chức.

Những vấn đề tuyển dụng, sử dụng, trả thu nhập gắn với kết quả công việc tạo động lực bên trong đã có sự thay đổi.

Về tài chính, tài sản, các trường phải tự chủ chi thường xuyên 100%, đồng thời chi đầu tư cũng phải tự chủ với các dự án dở dang tiếp tục, nhưng bù lại các trường được tăng học phí để bù đắp.

Lúc đầu các trường cũng lo ngại về tăng học phí, nhưng đến nay tăng học phí đi liền với chất lượng, các trường cũng thu hút được người học và tự chủ tài chính tốt.

Việc tự chủ tài chính cũng giúp cho các trường có nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo, thúc đẩy nghiên cứu khoa học.

Điều quan trọng nữa là các trường cũng dành nguồn lớn để bổ sung vào quỹ học bổng, phần lớn các trường tự chủ, học bổng đã tăng nhiều dành cho các đối tượng chính sách.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, các trường cũng gặp rất nhiều vướng mắc và khó khăn.

Chia sẻ về một số khó khăn gặp phải trong quá trình triển khai tự chủ, Phó giáo sư Lê Minh Thắng, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Bách khoa Hà Nội thông tin:

Một trong vướng mắc lớn đó là hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước chưa được đồng bộ, điều này không chỉ trường Đại học Bách Khoa mà các trường đại học khác cũng nhận thấy và đã được tổng kết trong một số báo cáo về quá trình tự chủ trước đây.

Ví dụ như Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Viên chức… chưa phù hợp với nội dung Chính phủ cho phép trường tự chủ.

Vì vậy một số nội dung trường được phép tự chủ nhưng trên thực tế không thực hiện được, ví dụ như việc liên kết sử dụng tài sản của nhà trường liên kết, liên doanh để phát triển đào tạo khoa học công nghệ.

Các nguồn từ ngân sách Nhà nước như khoa học vẫn phải quyết toán theo Luật Ngân sách Nhà nước rất phức tạp, gây ra khó khăn trong quá trình thực hiện, không thể đẩy nhanh hơn được.

Ngoài ra, đối với quy định về Hội đồng trường trong Luật Giáo dục năm 2012 còn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, chưa phù hợp cho nên làm cho vai trò của Hội đồng trường trong việc quản trị nhà trường chưa được như kỳ vọng, mong muốn.

Vướng mắc thứ hai là nguồn ngân sách nhà trường sau tự chủ chủ yếu dựa vào học phí, việc này ảnh hưởng đến việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học cơ sở vật chất của nhà trường.

Đặc biệt, đối với trường kỹ thuật và công nghệ như trường Đại học Bách khoa Hà Nội thì việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học và cơ sở vật chất những trang thiết bị hiện đại, đắt tiền, không thể dựa vào học phí.

Trong 2 năm đầu tự chủ, nguồn thu chủ yếu là học phí nên việc nghiên cứu khoa học và cơ sở vật chất của Nhà trường còn hạn chế.

“Đối với chính sách miễn giảm thuế dịch vụ, chúng tôi nhận thấy còn chậm triển khai, chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay chưa được triển khai.

Ngoài ra, quá trình tự chủ cũng gặp phải một số khó khăn trong bối cảnh hiện nay của giáo dục đại học là sự phát triển mạnh mẽ của các trường đại học ngoài công lập, cũng như các trường đại học trong khu vực tạo ra sự cạnh tranh giữa các trường đại học.

Đối với các trường đại học ngoài công lập thì những đầu tư về lương, cơ sở vật chất ban đầu cho cán bộ rất tốt, điều này ảnh hưởng đến sự thu hút cán bộ giỏi của trường.

Một vấn đề nữa là sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng ảnh hưởng đến quá trình tự chủ của nhà trường. Mặc dù nhà trường rất cố gắng nhưng hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến vấn đề nghiên cứu phát triển.

Chính vì vậy, nguồn đầu tư từ doanh nghiệp tức vào nhà trường chưa được mạnh và chưa được mong muốn”, Phó giáo sư Lê Minh Thắng nhấn mạnh.

Hay với trường Đại học Mở Hà Nội - một trong những đơn vị đầu tiên từ những năm 90 của thế kỷ trước, ngay từ khi mới bắt đầu thành lập đã được Nhà nước giao cho tự chủ về chi thường xuyên thì “áp lực và khó khăn của nhà trường, phải tự cân đối, tự tìm, tự huy động nguồn vốn, nguồn lực cho nhà trường ổn định để có thể phát triển.

Và một bài toán đặt ra cho nhà trường tại thời điểm đó là nguồn lực chưa thật sự tốt, chưa thật sự mạnh mà vẫn phải đảm bảo các mục tiêu, sứ mệnh cũng như điều kiện đảm bảo chất lượng”, Phó giáo sư Nguyễn Thị Nhung, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Mở Hà Nội nói.

Nhiều Luật đang cản trở tự chủ đại học
Phó giáo sư Nguyễn Thị Nhung, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Mở Hà Nội (Ảnh: Thùy Linh)

Như vậy, có thể thấy, sau 3 năm triển khai Nghị quyết 77/NQ-CP cho thấy những trường được thí điểm tự chủ còn vướng quá nhiều rào cản như Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ từng nêu;

Trong đó chính sách, pháp luật về tự chủ chưa đồng bộ, bất cập; cơ chế quản lý theo chế độ Bộ chủ quản không còn phù hợp; thiếu quy định và định nghĩa cụ thể về tự chủ và quyền của các trường đại học trong việc xác định quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường… đang là rào cản lớn nhất.

Chính vì vậy, nhiều nội dung đẩy mạnh tự chủ đại học đã được đưa ra trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Nói rõ hơn về điều này, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho hay, các quyết định tự chủ là quyết định của Thủ tướng Chính phủ ký riêng cho từng trường.

Nghị quyết của Chính phủ về mặt pháp lý dưới các Nghị định và Luật khác, hơn nữa chi phối vào các trường đại học về mặt pháp lý không chỉ có Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục mà còn có nhiều Luật khác như Luật Công chức viên chức, Luật Ngân sách nhà nước... khi những Luật này có những yếu tố cản trở đối với tự chủ đại học sẽ dẫn tới khó khăn cho các trường đại học.

Như vậy, việc thể chế hóa trong văn bản cao nhất của giáo dục đại học rất cần thiết, tạo hành lang pháp lý vững chắc, lâu dài cho các trường đại học thực hiện việc tự chủ của mình.

“Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học lần này cũng chưa sửa đổi hết được vì có các Luật chuyên ngành khác, sau này khi sửa đổi các Luật khác cũng phải có sửa đổi tương ứng để giúp cơ sở giáo dục đại học tự chủ.

Lần này, 3 nội dung lớn của tự chủ về chuyên môn, học thuật; tổ chức, nhân sự; tài chính, tài sản đều đưa vào trong dự thảo lần này, tạo điều kiện cho các trường khi thực hiện”, Thứ trưởng Phúc nhấn mạnh.

Hơn nữa, không chỉ với cơ sở giáo dục đại học công lập, nội dung tự chủ được mở rộng các cơ sở giáo dục đại học tư thục, đặc biệt là nội dung liên quan đến vấn đề chuyên môn học thuật, như mở ngành, liên kết đào tạo, hợp tác quốc tế... Các cơ sở giáo dục đại học công lập và tư thục bình đẳng như nhau, chỉ căn cứ trên vấn đề bảo đảm chất lượng.

“Đây là những nội dung mới, phù hợp với xu thế phát triển, để tạo sự cạnh tranh bình đẳng, năng động và hướng tới chất lượng cao hơn, hiệu quả tốt hơn của toàn bộ hệ thống giáo dục đại học”, Thứ trưởng Phúc chỉ rõ.

bài liên quan
Quảng Nam: Khởi tố 3 cựu Trưởng phòng Giáo dục về tội “nhận hối lộ”

Quảng Nam: Khởi tố 3 cựu Trưởng phòng Giáo dục về tội “nhận hối lộ”

Theo điều tra, từ năm 2019 - 2020, Phòng Giáo dục và đào tạo các huyện Nam Giang, Tây Giang, Bắc Trà My được giao làm chủ đầu tư các gói thầu mua sắm trang thiết bị giáo dục.
CSGT TP.HCM sẽ gửi danh sách học sinh, sinh viên vi phạm về trường

CSGT TP.HCM sẽ gửi danh sách học sinh, sinh viên vi phạm về trường

CSGT TP.HCM sẽ phối hợp Sở GD&ĐT lập danh sách học sinh, sinh viên vi phạm luật giao thông gửi về trường để đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh trong từng học kỳ và năm học.
Hoa Nắng - Tôn vinh tiếng Việt, tiếng Mẹ thân thương

Hoa Nắng - Tôn vinh tiếng Việt, tiếng Mẹ thân thương

Sau 3 tuần tập luyện miệt mài, các em học sinh các khối lớp THSC và THPT, các “diễn viên nghiệp dư không chuyên” của Trường liên cấp Quốc Tế Việt Úc - Mỹ Đình - Hà Nội đã mang đến những tiết mục văn nghệ - âm nhạc - kịch nói vô cùng ấn tượng và đặc sắc, với những câu chuyện lịch sử - văn học được kể lại giàu tính nhân văn và những bài học giàu ý nghĩa, khơi gợi lòng tự hào, tình yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam.
Mới nhất
Đọc nhiều
Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm

Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Theo đó, thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là
Không thể chậm trễ việc phân loại rác thải

Không thể chậm trễ việc phân loại rác thải

Bảo vệ môi trường là việc không còn được phép, không còn thời gian chần chừ, khi mà ước tính năm 2023, cả nước phát sinh 24,5 triệu tấn rác thải.
Cơ hội nghề luật trong kỷ nguyên công nghệ số vẫn còn rất lớn

Cơ hội nghề luật trong kỷ nguyên công nghệ số vẫn còn rất lớn

Trong kỷ nguyên công nghệ số và thời đại pháp quyền, Thẩm phán cao cấp Chu Thành Quang, Phó Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội cho rằng, cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên luật là rất lớn.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.