Xem xét thành lập cơ quan thanh tra tại các Tổng cục và Cục
Điểm mới đáng chú ý là Tổng cục, Cục thuộc Bộ được thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành.
Chính phủ ra công điện "nóng", tuyệt đối không để thiếu hụt nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 8 văn bản quy phạm pháp luật trong tháng 10/2022
Sáng nay 14/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã thông qua Luật Thanh tra (sửa đổi) với 459/471 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 92,17% tổng số đại biểu Quốc hội).

Tổng cục, Cục thuộc Bộ được thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành. (Hình minh họa)
Một trong những điểm mới của Luật là cho phép thành lập thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.Chính phủ sẽ xem xét, quyết định việc thành lập cơ quan thanh tra tại các Tổng cục, Cục.
Luật Thanh tra (sửa đổi) có 118 điều, quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023.
Với Luật Thanh tra (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, điểm mới đáng chú ý là Tổng cục, Cục thuộc Bộ được thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành.
Theo quy định của Luật, Thanh tra Tổng cục, Cục được thành lập trong 3 trường hợp: theo quy định của luật; theo quy định của điều ước quốctế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tại Tổng cục, Cục thuộc Bộ có phạm vi đối tượng quản lý Nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp, quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của Chính phủ.
Căn cứ quy định của Luật và yêu cầu thực tiễn, Chính phủ sẽ xem xét, quyết định việc thành lập cơ quan thanh tra tại các Tổng cục, Cục cụ thể. Việc thành lập thanh tra Tổng cục, Cục không được làm tăng số lượng đầu mối đơn vị trực thuộc và biên chế của Tổng cục, Cục thuộc Bộ.
Gửi bình luận