Hà Nội 29 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 29°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

Khai mạc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX nhiệm kỳ 2022-2027

Tôn giáo - Dân tộc
28/11/2022 07:15
Hồng Minh
aa
Trong hai ngày 28-29/11, phiên chính thức Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX nhiệm kỳ 2022-2027 diễn ra tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt - Xô.


Pano chào mừng Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX trước trụ sở Trung ương GHPGVN - chùa Quán Sứ, Hà Nội. Nguồn ảnh: phatgiao.org.vn

Pano chào mừng Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX trước trụ sở Trung ương GHPGVN - chùa Quán Sứ, Hà Nội. Nguồn ảnh: phatgiao.org.vn

Theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), sau 5 năm hoạt động, Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự tổ chức Đại hội sẽ tổng kết, đánh giá thành tựu Phật sự nhiệm kỳ VIII (2017-2022), đồng thời hoạch định đề ra phương hướng hoạt động Phật sự, nhiệm vụ chiến lược phát triển Giáo hội trong 5 năm tiếp theo của nhiệm kỳ IX (2022-2027).

Đại hội lần thứ IX của GHPGVN có nhiệm vụ cử hành nghi thức suy tôn Đức Pháp chủ và Hội đồng Chứng minh; suy cử Chủ tịch và Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ (2022-2027); nghi thức tấn phong giáo phẩm tại Đại hội; thực hiện nghi thức tuyên dương khen thưởng của Giáo hội và Nhà nước trao tặng các tập thể Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự và cá nhân chư tôn đức Tăng Ni, cư sĩ Phật tử thành viên Giáo hội.

Và một trong những nội dung quan trọng của Đại hội kỳ này là tiến hành tu chỉnh Hiến chương GHPGVN lần thứ 7 - cơ sở pháp lý cao nhất cho mọi hoạt động của GHPGVN.

Trước thềm Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, trả lời phỏng vấn truyền thông, Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Thư ký Ban Chỉ đạo, Trưởng ban Nội dung Đại hội đã cho biết, mục đích của lần tu chỉnh Hiến chương lần này để Hiến chương thực sự phù hợp với các quy định trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và pháp luật Nhà nước liên quan, cũng như phù hợp với thực tiễn trong công tác điều hành Phật sự trong giai đoạn hiện nay.

Bản dự thảo Hiến chương tu chỉnh lần này gồm 14 chương và 86 điều, nhiều hơn Hiến chương GHPGVN hiện hành 1 chương và 15 điều.

Ban Thường trực Hội đồng Trị sự và Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự trực tiếp chỉ đạo Ban soạn thảo tu chỉnh Hiến chương từ rất sớm bắt tay vào công việc nghiên cứu, xin ý kiến góp ý rộng rãi của các Ban, Viện Trung ương; Ban Trị sự GHPGVN các cấp; Tăng Ni, Phật tử; các nhà nghiên cứu, chuyên môn về pháp luật, về quản lý nhà nước về tôn giáo từ đầu năm 2021.

Bản dự thảo Hiến chương GHPGVN lần này đã qua 3 lần xin ý kiến đóng góp và tiếp thu ý kiến góp ý của đông đảo chư tôn đức Tăng Ni và các chuyên gia, nhà nghiên cứu.

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, Hiến chương tu chỉnh lần này tập trung vào cơ cấu hệ thống tổ chức các cấp hành chính Giáo hội. Sửa đổi bổ sung cấp hành chính cơ sở. Sau khi tu chỉnh, Hiến chương GHPGVN sẽ có 4 cấp hành chính: GHPGVN cấp Trung ương (bao gồm: Hội đồng Chứng minh và các cơ quan của Hội đồng Chứng minh; Hội đồng Trị sự và các cơ quan của Hội đồng Trị sự); GHPGVN cấp tỉnh, thành phố (bao gồm: Ban Chứng minh; Ban Trị sự và các cơ quan của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố); GHPGVN cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (bao gồm: Ban Chứng minh; Ban Trị sự và các cơ quan của Ban Trị sự GHPGVN quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương); GHPGVN cấp cơ sở: Ban Quản trị cơ sở tự viện. Hiến chương tu chỉnh đã dành riêng một chương mới quy định về GHPGVN cấp cơ sở (Chương VIII).

Đặc biệt, Hiến chương tu chỉnh cũng có quy định cụ thể về tài sản của tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tài sản của Tăng Ni.

hoi-nghi-dai-bieu-thong-nhat-phat-giao-viet-nam-dien-ra-tu-ngay-4-den-7111981-tai-hoi-truong-chua-quan-su-73-quan-su-ha-noi-anh-tu-lieu-phat-giao-vn-1589

Hội nghị Đại biểu Thống nhất Phật giáo Việt Nam diễn ra từ ngày 4 đến 7/11/1981, tại hội trường chùa Quán Sứ, 73 Quán Sứ, Hà Nội. Ảnh tư liệu Phật giáo Việt Nam.

Nhìn lại các kỳ đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc

Từ ngày thành lập đến nay, GHPGVN đã trải qua 8 kỳ đại hội. Trải qua các kỳ đại hội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, là động lực cho sự phát triển của đất nước, tạo khối đại đoàn kết toàn dân.

Hội nghị Đại biểu Thống nhất Phật giáo Việt Nam diễn ra từ ngày 4 đến 7/11/1981, tại hội trường chùa Quán Sứ, 73 Quán Sứ, Hà Nội, hội tụ 165 đại biểu của 9 tổ chức, hệ phái. Hội nghị đã thông qua đường hướng hành đạo là “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, thông qua Hiến chương GHPGVN gồm: Lời nói đầu, 11 chương và 46 điều. Hội nghị lịch sử này được xem là Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ I, nhiệm kỳ 1981-1987 của GHPGVN.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ II, nhiệm kỳ 1987-1992 diễn ra các ngày 28, 29/10/1987 tại Hà Nội; thành phần 200 đại biểu. Về tổ chức Phật giáo địa phương, GHPGVN có 29 tỉnh, thành hội Phật giáo trong cả nước.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 1992-1997 diễn ra trong các ngày 3, 4/11/1992 tại Hà Nội. Thành phần 250 đại biểu. Về hệ thống hành chính, có 40 tỉnh, thành hội Phật giáo trong cả nước.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IV, nhiệm kỳ 1997-2002 diễn ra vào các ngày 22, 23/11/1997, tại Hà Nội với 300 đại biểu. Nhân sự Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự được tăng lên, số lượng thành viên mỗi ban, ngành cũng tăng lên là 30 vị. Về hệ thống tổ chức địa phương có 49 tỉnh, thành hội Phật giáo trong cả nước. Hệ thống Trường Trung cấp Phật học tại các tỉnh, thành phố tăng lên 25 trường.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ V, nhiệm kỳ 2002-2007 diễn ra vào các ngày 4 và 5/12/2002, tại Hà Nội với thành phần hơn 500 đại biểu. Nhiệm kỳ 5 của Giáo hội, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer được thành lập. Đây là cơ sở chuyên đào tạo Tăng tài cho Phật giáo Nam tông tại TP Cần Thơ. Về hệ thống tổ chức Phật giáo địa phương, GHPGVN có 52 tỉnh, thành hội Phật giáo trong cả nước.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI, nhiệm kỳ 2007-2012 diễn ra từ ngày 11 đến 14/12/2007, tại Hà Nội với thành phần tham dự hơn 800 đại biểu. Lần đầu tiên, Đạo kỳ và Đạo ca được đưa vào Hiến chương GHPGVN; thêm quy định về Ban Đại diện Phật giáo cấp quận, huyện; tăng số lượng thành viên Hội đồng Chứng minh (98 thành viên) và Ủy viên Hội đồng Trị sự (147 ủy viên chính thức, 48 ủy viên dự khuyết)… Nhiệm kỳ 6 GHPGVN cũng là nhiệm kỳ Giáo hội có nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực hoạt động. Hệ thống hành chính Giáo hội có 58 tỉnh, thành hội Phật giáo trên toàn quốc được thành lập và hoạt động ổn định, hiệu quả.

Các hoạt động quốc tế nổi bật như Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc (Vesak) năm 2008; Hội nghị Ni giới Thế giới lần thứ XI năm 2010… được GHPGVN đăng cai và tổ chức thành công, khẳng định vị thế của GHPGVN trong cộng đồng quốc tế, đồng thời giới thiệu hình ảnh đất nước Việt Nam thân thiện và cởi mở đến với bạn bè quốc tế.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII (2012-2017) diễn ra từ ngày 21-24/11/2012 tại Hà Nội, có hơn 900 đại biểu tham dự. Giáo hội thành lập 13 ban ngành thuộc Hội đồng Trị sự; 63 tỉnh thành hội Phật giáo cả nước và tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc lần thứ 2, năm 2014, tại Việt Nam.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII (2017-2022) diễn ra từ ngày 19-22/11/2022, tại Hà Nội, gồm 1.111 đại biểu tham dự. Giáo hội đã tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc lần thứ 3, năm 2019, tại chùa Tam Chúc, Hà Nam.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX (2022-2027) diễn ra từ ngày 26-29/11/2022 tại Hà Nội, dự kiến có 1091 đại biểu tham dự. Chủ đề của Đại hội: Kỷ cương - Trách nhiệm - Đoàn kết - Phát triển.

bài liên quan
EVNHANOI đảm bảo điện phục vụ Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX

EVNHANOI đảm bảo điện phục vụ Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX

Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã lên các phương án với mục tiêu cấp điện an toàn, liên tục, ổn định và đảm bảo chất lượng điện năng phục vụ Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX
Mới nhất
Đọc nhiều
TP.HCM: Cơ sở chăm sóc da 3 lần bị xử phạt vì “lấn sân” phẫu thuật thẩm mỹ

TP.HCM: Cơ sở chăm sóc da 3 lần bị xử phạt vì “lấn sân” phẫu thuật thẩm mỹ

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết, đơn vị vừa phát hiện một hộ kinh doanh về chăm sóc da trên địa bàn Quận 7 ba lần bị xử phạt do lấn sân sang phẫu thuật thẩm mỹ, liên tục đổi địa bàn hoạt động.
Nghề dệt thổ cẩm bằng khung cửi của người Thái ở Tây Bắc

Nghề dệt thổ cẩm bằng khung cửi của người Thái ở Tây Bắc

Tây Bắc là một vùng đất xinh đẹp, thơ mộng với những bản làng dân tộc thiểu số mang đậm bản sắc văn hóa.
Khởi động mùa du lịch biển, lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh

Khởi động mùa du lịch biển, lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh

Thông tin được đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 4/2024 do UBND tỉnh Nghệ An tổ chức.
Tin bài khác
Ngày hội văn hóa dân tộc Mông - Mùa hoa lê huyện Bảo Lạc sẽ diễn ra từ ngày 9/3

Ngày hội văn hóa dân tộc Mông - Mùa hoa lê huyện Bảo Lạc sẽ diễn ra từ ngày 9/3

Ngày hội văn hóa dân tộc Mông - Mùa hoa lê năm 2024 sẽ được tổ chức tại huyện Bảo Lạc, Cao Bằng trong 2 ngày 9/3 và 10/3.
Hơn 2.000 người tham gia nghe giảng pháp tại chùa Long Hưng

Hơn 2.000 người tham gia nghe giảng pháp tại chùa Long Hưng

Ngày 25/2, hội làng chùa Long Hưng diễn ra buổi pháp thoại với chủ đề “Thân khoẻ, tâm an và trí tuệ sáng” của Thượng tọa Thích Tuệ Hải với hàng nghìn người tham dự.
Người Mông tại Lâm Đồng khai hội đầu Xuân

Người Mông tại Lâm Đồng khai hội đầu Xuân

Lễ hội được cộng đồng người H'Mông và các dân tộc anh em Tày, Nùng tại thôn 10C diễn ra vào dịp Tết đến, Xuân về và duy trì 20 năm nay
Đại Đức Thích Đạo Lạc trao quà Tết cho bà con hộ nghèo, cận nghèo

Đại Đức Thích Đạo Lạc trao quà Tết cho bà con hộ nghèo, cận nghèo

Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Đại đức Thích Đạo Lạc – trụ trì chùa Khai Nguyên phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, là nguời con quê hương Trung Nguyên ( Yên Lạc- Vĩnh Phúc) với tấm lòng từ bi của mình, Đại đức đã luôn hướng về quê hương cũng như khắp các vùng miền khác với tinh thần tương thân tương ái, phát huy đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “lá lành đùm lá rách”, góp phần an sinh xã hội.
Mùa vàng quanh đỉnh Ngọc Linh

Mùa vàng quanh đỉnh Ngọc Linh

Thời gian từ cuối tháng 9 đến giữ tháng 10 là những cánh đồng quanh đỉnh núi Ngọc Linh thuộc huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) vàng rực mùa lúa chín.
Kon Tum: Người Mường đón Tết Độc lập trên vùng đất Tây Nguyên

Kon Tum: Người Mường đón Tết Độc lập trên vùng đất Tây Nguyên

Trong những ngày này, không khí Tết Độc lập ngập tràn khắp các thôn ngõ, những lá cờ Tổ quốc được treo ngay ngắn, trang nghiêm.
Gia Lai: Khai mạc Ngày hội du lịch huyện KBang

Gia Lai: Khai mạc Ngày hội du lịch huyện KBang

KBang là huyện phía Đông của tỉnh Gia Lai, nơi đây có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời; nằm trong quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo.
Làm theo lời Bác: Đồn biên phòng Đồn Hồ Le, hướng những điều tốt đẹp đến nơi biên cương

Làm theo lời Bác: Đồn biên phòng Đồn Hồ Le, hướng những điều tốt đẹp đến nơi biên cương

Việc học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy bằng những việc làm cụ thể để nhân rộng, trở thành việc làm thường xuyên của chiến sỹ trong đơn vị.
Lễ cầu mưa trên đỉnh núi Chư Tao Yang

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi Chư Tao Yang

Vừa đọc lời khấn, ông Siu Phơ vừa lấy gạo trong tô vãi ra chiếu cúng để mời thần Núi, thần Sông, thần Gỗ, thần Đá và các thần…cùng về dự lễ.
Rộn ràng nghi lễ cúng rừng của người Jrai

Rộn ràng nghi lễ cúng rừng của người Jrai

Đồng bào người Jrai ở huyện Ia Grai tổ chức lễ cúng rừng với mong ước một năm bình an, may mắn, giáo dục cho con cháu chung tay bảo vệ rừng.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.