Các vi phạm được UBND tỉnh Hà Giang nêu trong kết luận thanh tra, đồng thời chỉ ra hướng giải quyết, trách nhiệm của các bên khi để sai phạm xảy ra.



Tồn tại, hạn chế của dự án

Tại kết luận thanh tra của UBND tỉnh Hà Giang vừa qua nêu rõ, trong quá trình vận hành nhà máy thủy điện Việt Long 1 (hay còn gọi là nhà máy thủy điện Thác Thúy), Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Việt Long (Công ty Việt Long) đã chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng, góp phần nâng cao ngân sách địa phương. Thêm vào đó công ty cũng chấp hành tốt công tác an toàn lao động tại nhà máy, tạo việc làm cho 11 lao động địa phương.

Bên cạnh những mặt đã đạt được, kết luận thanh tra cũng nếu ra những tồn tại, hạn chế của Công ty Việt Long. Cụ thể, Công ty đã quản lý đất đai chưa chặt chẽ, để một phần diện tích (427,8 m3) tại thửa 312, tờ bản đồ địa chính số 16, tỷ lệ 1/5000 thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) bị người dân lấn chiếm làm chuồng Trâu và trồng cây hàng năm khác.

DJI_0829

Nhà máy thủy điện Thác Thúy.

Đơn vị cũng chưa cung cấp một lần toàn bộ thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn của năm trước về Tổng cục Khí tượng Thủy văn và Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh nơi có công trình định kỳ trước ngày 31 tháng 3 hằng năm.

Thêm vào đó, tem kiểm định đơn vị chưa thực hiện dán lên thiết bị máy móc được kiểm định mà thực hiện kẹp vào sổ sách, biên bản kiểm định. Thực hiện kê khai đăng ký an toàn đập chậm so với quy định. Năm 2020, 2021 Công ty lập và xác nhận Phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp của công trình chưa đúng quy định (thẩm quyền phê duyệt của UBND thị trấn Việt Quang).

Công ty chưa thường xuyên tổ chức khám sức khỏe định cho người lao động làm việc tại nhà máy; không cung cấp hồ sơ và báo cáo chi tiết lợi nhuận sau thuế từng năm của Nhà máy thủy điện Việt Long 1 cho Đoàn thanh tra. Chưa nghiêm túc chấp hành công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước, không thực hiện báo cáo khắc phục tại kết luận, báo cáo mà các cơ quan đã chỉ ra đối với nhà máy thủy điện Việt Long 1.

Công ty còn vi phạm vì hằng quý, hằng năm, nhà đầu tư báo cáo không thường xuyên về đăng ký đầu tư trên địa bàn tỉnh về tình hình thực hiện dự án đầu tư. Vi phạm quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 15 Nghị định 122/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư.

Công ty Việt Long  khai thác sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy 2,45MW không có giấy phép theo quy định. Vi phạm quy định tại điểm d, khoản 7, Điều 9, Nghị định 36/2020/NĐ-CP, ngày 24/3/2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

Chủ đầu tư cũng thay đổi địa chỉ trụ sở trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần ngày 15/12/2021 mà không làm thủ tục cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động điện lực trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày thay đổi tên, địa chỉ trụ sở. Vi phạm quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 5 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, ngày 17/10/2013 (được sửa đổi bổ sung tại khoản 8, Điều 2 của Nghị định số 17/2022/NĐ-CP, ngày 31/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nỗ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí).

Nguyên nhân và trách nhiệm khi để xảy ra  sai phạm

Ngoài ra năm 2019, Công ty Việt Long không lập phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đập, hồ chứa thủy điện được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Vi phạm tại điểm c, khoản 3, Điều 17, Nghị định 134/2013/NĐ-CP, ngày 17/10/2013 (được sửa đổi bổ sung tại Khoản 21, Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ- CP, ngày 31/01/2022 của Chính phủ sửa đổi,

Kết luận thanh tra chỉ rõ, để xảy ra sai phạm nguyên nhân trước hết thuộc về Công ty Việt Long. Theo đó, do thời gian qua ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 hạn chế việc đi lại của người dân nên việc triển khai các hồ sơ cấp giấy phép còn chậm, chưa thực hiện được.

DJI_0830

Ngoài khai thác thủy điện, Thác Thúy còn được chính quyền địa phương chú trọng khai thác du lịch.

Văn bản quy phạm pháp luật nhiều nên việc nghiên cứu và thực hiện còn thiếu sót. Việc thay đổi trụ sở công ty, thay đổi cán bộ phụ trách, việc vận chuyển, lưu trữ hồ sơ của công ty chưa đảm bảo dẫn đến việc không cung cấp được một số hồ sơ phục vụ Đoàn Thanh tra.

Công ty phải chịu trách nhiệm chính khi để xảy ra các hạn chế, sai phạm về đầu tư, quá trình vận hành, khai thác dự án, khai thác sử dụng nước mặt, tuân thủ giấy phép hoạt động điện lực; chưa chấp hành nghiêm túc các quyết định thanh tra, kiểm tra của cơ quan quan quản lý nhà nước. Chưa kịp thời giải quyết dứt điểm các tồn tại về đất đai, tài nguyên nước; không cung cấp đầy đủ hồ sơ cho Đoàn Thanh tra.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước, việc để xảy ra những tồn tại sai phạm là do chưa chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thường xuyên, chưa quyết liệt giải quyết xử lý sau thanh tra, kiểm tra đối với công ty; Chưa thực hiện giám sát chặt chẽ hoạt động của nhà máy tại địa phương.

Để xảy ra các sai phạm nêu trên, trách nhiệm một phần thuộc về Phòng chuyên môn phụ trách lĩnh vực thuộc các sở, ngành: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư; UBND huyện Bắc Quang.

Liên quan đến những sai phạm trên, UBND tỉnh Hà Giang đã giao cho Thanh tra tỉnh này có trách nhiệm đôn đốc Chủ đầu tư thực hiện các nội dung có trong kết luận và báo cáo về UBND tỉnh này trước ngày 30/5/2023.

Có thể bạn quan tâm

Gửi bình luận