UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành Quyết định số 804 về kiện toàn Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin (ATTT) mạng trên địa bàn. Các thành viên Đội ứng cứu sự cố làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.



Triển khai hệ thống đảm bảo ATTT theo mô hình bảo vệ 4 lớp.

Triển khai hệ thống đảm bảo ATTT theo mô hình bảo vệ 4 lớp.

Theo đó, Đội ứng cứu sự cố gồm 49 cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin đến từ các sở, ngành, cơ quan, đơn vị và các huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh, ông Nguyễn Minh Quang - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông làm Đội trưởng; Phó Giám đốc Sở làm Đội phó thường trực.

Với nhiệm vụ, tổ chức, điều phối và hỗ trợ các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn trong công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng, máy tính; sẵn sàng ngăn chặn, xử lý và khắc phục kịp thời các sự cố mạng internet; tổ chức diễn tập, diễn tập thực chiến ứng cứu sự cố mạng, máy tính, ATTT mạng trên địa bàn.

Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực Đội ứng cứu sự cố, có trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động của đội và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về toàn bộ hoạt động của đội; kịp thời báo cáo, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Đội ứng cứu sự cố.

Đề cập đến phương án đối phó, ứng cứu ATTT mạng khi sự cố xảy ra, Đội trưởng Đội ứng cứu sự cố ATTT mạng tỉnh Bình Phước - ông Nguyễn Minh Quang - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chia sẻ, phải đặt ra được các tiêu chí để có thể nhanh chóng xác định được tính chất, mức độ nghiêm trọng của sự cố khi sự cố xảy ra.

Hàng năm, Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh đều tổ chức diễn tập thực chiến đảm bảo ATTT, ứng cứu sự cố cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, thành viên Đội ứng cứu sự cố của tỉnh.

Hàng năm, Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh đều tổ chức diễn tập thực chiến đảm bảo ATTT, ứng cứu sự cố cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, thành viên Đội ứng cứu sự cố của tỉnh.

Cụ thể, việc xây dựng phương án đối phó, ứng cứu sự cố cần đảm bảo các nội dung: Thứ nhất: Phương pháp, cách thức để xác định nhanh chóng, kịp thời nguyên nhân, nguồn gốc sự cố nhằm áp dụng phương án đối phó, ứng cứu, khắc phục sự cố phù hợp. Cụ thể: Sự cố do bị tấn công mạng; Sự cố do lỗi của hệ thống, thiết bị, phần mềm, hạ tầng kỹ thuật hoặc do lỗi đường điện, đường truyền, hosting...; Sự cố do lỗi của người quản trị, vận hành hệ thống; Sự cố liên quan đến các thảm họa tự nhiên như bão, lụt, động đất, hỏa hoạn, v.v…

Thứ hai: Các tình huống tấn công an toàn thông tin mạng. Cụ thể: Tình huống sự cố do bị tấn công mạng; Tình huống sự cố do lỗi của hệ thống, thiết bị, phần mềm, hạ tầng kỹ thuật;  Tình huống sự cố do lỗi của người quản trị, vận hành hệ thống; Tình huống sự cố liên quan đến các thảm họa tự nhiên như bão, lụt, động đất, hỏa hoạn v.v….

Thứ ba: Công tác tổ chức, điều hành, phối hợp giữa các lực lượng, giữa các tổ chức trong đối phó, ngăn chặn, ứng cứu, khắc phục sự cố.

Thứ tư: Phương án cụ thể về nhân lực, trang thiết bị, phần mềm, phương tiện, công cụ, và dự kiến kinh phí để thực hiện.

Có thể bạn quan tâm

Gửi bình luận