Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 32 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 32°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Ngày Xuân, xem trai làng Triều Khúc (Hà Nội) múa điệu trống bồng

Nhà nước và Pháp luật
07/02/2019 12:40
aa
Một điệu múa cổ vô cùng độc đáo của đất Thăng Long xưa, trở thành niềm tự hào và đam mê của nhiều thế hệ trai làng Triều Khúc, huyện Thanh Trì (Hà Nội), đó là điệu múa trống bồng.


Những ngày Xuân sang, dịp lễ Tết, hội làng hay tại các sự kiện văn hóa lớn của Hà Nội, người dân nô nức đón xem các chàng trai lả lướt múa điệu trống bồng trong sự phấn kích, tràn đầy vui tươi.

Nói là độc đáo ở chỗ, người múa là các chàng trai hóa trang giả gái, má phấn môi son, mặc áo tứ thân, đầu chít khăn mỏ quạ trông rất đáng yêu. Điệu múa cũng hồn nhiên, phóng khoáng không kém, người múa lả lướt theo điệu nhạc, chân khua duyên dáng, đặc biệt ánh mắt phải lúng liếng.

Các chàng trai lả lướt múa điệu trống bồng. Ảnh Thanh Tùng/TTXVN.
Các chàng trai lả lướt múa điệu trống bồng. Ảnh Thanh Tùng/TTXVN.

Khi múa, hai người lúc giáp mặt, khi giáp lưng và miệng luôn cười tủm tỉm. Ngay cả tên gọi điệu múa theo cách gọi gốc cũng toát lên sự hồn hậu, đáng yêu - “con đĩ đánh bồng”, sau này mọi người gọi chệch thành múa trống bồng. Sở dĩ điệu múa có tên khác lạ bởi thời xưa, các cụ yêu quý gọi con trai, con gái nên gọi theo cách trìu mến là “thằng cu”, “con đĩ” và điệu múa mới có tên như vậy.

Xem múa trống bồng, người ta cảm nhận sự vui tươi, hạnh phúc từ vũ điệu, thần thái của các chàng trai giả gái mang lại. Sự phấn khích từ người múa lan tỏa đến người xem mà không nhiều điệu múa tạo được hiệu ứng này.

Người dân Triều Khúc không nhớ điệu múa đánh bồng có từ khi nào, chỉ biết khi các cụ sinh ra đã thấy dân làng vui múa trong các dịp hội hè. Cứ đời này sang đời khác, múa trống bồng gắn bó với đời sống tinh thần của người dân làng Triều Khúc và trở thành nghi thức không thể thiếu trong những ngày hội làng.

Gốc gác của điệu múa trống bồng là một nghi thức của hội làng Triều Khúc (diễn ra từ ngày 9 - 12 tháng Giêng hàng năm) nhằm tưởng nhớ công lao của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng có công đánh đuổi giặc phương Bắc.

Để khích lệ tướng sĩ và cũng là để giải trí cho nghĩa quân, ngài đã cho binh lính đóng giả làm gái, ăn mặc sặc sỡ và đeo trống múa bồng để múa. Sau này, dân làng Triều Khúc tổ chức lễ hội tưởng nhớ công lao của ngài và trong lễ rước Thành hoàng Phùng Hưng có nghi thức múa trống bồng.

Thủa xưa, múa trống bồng chỉ có một đôi nam tượng trưng cho mặt trời, khi múa sẽ di chuyển ngược kim đồng hồ xung quanh ban nhạc công sáu người tượng trưng cho quả đất. Bởi quan niệm của người xưa mặt trời tròn, quả đất vuông nên khi múa người ta sẽ di chuyển xung quanh tạo vòng tròn tương tự mặt trời, sáu nhạc công đứng ở bốn góc tại đình tạo thành hình vuông.

Điệu múa này mang quan niệm nhân sinh quan rất rõ, có sự giao hòa giữa trời và đất theo quy luật tự nhiên. Sau này, mọi người mới tăng lên bốn hoặc sáu đôi hoặc tối đa là mười đôi múa để tạo sự rộn rã, sinh động.

Thời gian cứ trôi, mãi đến những năm từ thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước, múa trống bồng bị mai một do thời kỳ chiến tranh, tất cả đều dồn sức cho kháng chiến, Lễ hội không được tổ chức.

Vào những năm thập niên 80, khi cuộc sống vật chất và tinh thần dần cải thiện, các bậc cao niên trong làng trăn trở với điệu múa truyền thống của tiền nhân nên đã cất công khôi phục. Một trong những người có công đầu trong việc phục dựng và vận động mọi người gìn giữ múa trống bồng là ông Đỗ Đình Hồng, một cao niên trong làng.

Vào một chiều se lạnh, trong căn nhà của mình, ông Triệu Đình Hồng say sưa kể với khách về nét đẹp của điệu múa trống bồng, những đam mê của ông trong việc khôi phục và phát huy điệu múa cổ.

“Cả đời tôi đam mê với múa bồng, niềm đam mê đó xuất phát từ đáy lòng mình. Ngoài thời gian lo công việc riêng, cứ rảnh lúc nào tôi lại dồn công sức để giữ gìn điệu múa này, vận động, truyền dạy cho các cháu trong làng” - ông Triệu Đình Hồng giãi bày tâm tư.

Thủa đó, ông Triệu Đình Hồng vẫn còn nhớ điệu múa trống bồng, ông thường múa với người anh của mình là nghệ nhân Triệu Đình Vạn và một người khác là cụ Bùi Văn Tốt. Ông Hồng bàn với hai cụ khôi phục lại điệu múa cổ để gìn giữ vốn quý của cha ông, sưu tầm, nhớ lại từng động tác của điệu múa trống bồng, trang phục cho người múa. Thời gian đầu, ông gặp không ít khó khăn, đi từng nhà vận động thanh niên tham gia nhưng thủa đó nhiều người vẫn giữ định kiến múa hát thường dành cho phái nữ.

Cần mẫn vận động, mưa dầm thấm lâu, dần dần nhiều trai làng Triều Khúc đã bị hấp dẫn bởi điệu múa và theo học ông. Năm này qua năm khác truyền dạy, đến nay số nam thanh niên tham gia múa thường xuyên lên tới vài chục người, nhiệt tình tham gia múa ở hội làng. Câu lạc bộ múa bồng Triều Khúc từ đó cũng ra đời với người chủ nhiệm không ai khác là ông Triệu Đình Hồng.

Không chỉ giới hạn ở hội làng, ông Hồng và các trai làng Triều Khúc thường xuyên đi biểu diễn ở các hoạt động văn hóa của huyện, thành phố, thậm chí được nhiều tỉnh, thành khác mời đi biểu diễn. Quần áo, trống phách, tư trang, đồ trang điểm chỉ một tay ông Hồng phụ trách, từ là lượt, giặt rũ, phơi phóng vì phụ nữ không tham gia trong câu lạc bộ này.

Từ năm 2010 đến nay, cứ hai năm một lần ông Triệu Đình Hồng vào Trường Trung học cơ sở Tân Triều dạy múa cho các cháu học sinh nam, lứa tuổi từ lớp 7 đến lớn 9, mỗi khóa từ 18 - 20 cháu.

Để vận động các cháu theo học cũng không dễ, ông luôn tìm cách động viên, khuyến khích. Sau mỗi khóa học, ông đều có giấy chứng nhận cho các cháu, thậm chí ông còn thường xuyên lấy kinh phí riêng làm quà khuyến khích các cháu.

Dù nguồn kinh phí được hỗ trợ cho hoạt động của câu lạc bộ từ phía địa phương hầu như không có, nhưng nhiều năm qua Câu lạc bộ múa bồng Triều Khúc vẫn duy trì tốt nhờ tình yêu, sự đam mê của ông Triệu Đình Hồng và người dân làng Triều Khúc.

Điều ông mong mỏi nhất hiện nay là múa bồng làng Triều Khúc được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia để điệu múa này có thêm động lực phát triển bền vững.

bài liên quan
Hà Nội: Mổ đẻ thành công cho bé gái nghi bị xâm hại tình dục ở xã Tam Hiệp

Hà Nội: Mổ đẻ thành công cho bé gái nghi bị xâm hại tình dục ở xã Tam Hiệp

17h30 ngày 17/4/2024 tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bé gái tên Đ.T.N.L 12 tuổi ngụ tại Thanh Trì, Hà Nội đã sinh hạ thành công một bé trai nặng 3kg bằng phương pháp mổ đẻ. Cháu L sinh con vì nghi bị xâm hại tình dục từ năm 2023, nhưng cho đến nay hung thủ vẫn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Mới nhất
Đọc nhiều
Nghệ An: Gặp mặt chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nghệ An: Gặp mặt chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hơn 100 đại biểu đại diện chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến của tỉnh Nghệ An tham gia Chiến dịch về tham dự.
Sôi động Cuộc thi Tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Sôi động Cuộc thi Tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

English Challenge là Cuộc thi tiếng Anh dành cho sinh viên và học sinh đam mê tiếng Anh, là nơi để sinh viên tỏa sáng tài năng và tăng cường sự kết nối.
Lợi trước mắt, thiệt lâu dài… khi rút BHXH một lần

Lợi trước mắt, thiệt lâu dài… khi rút BHXH một lần

Chỉ vì giải quyết khó khăn trước mắt mà không ít người lao động đã rút BHXH một lần, nhưng khi về già mới thấy được khó khăn, thiệt đủ đường.
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.