e magazine
Infographic: Đại biểu quốc hội lên tiếng về những xì căng đan dậy sóng của Bộ GD&ĐT

02/11/2018 09:17

Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền chất vấn trách nhiệm người đứng đầu của Bộ GD&ĐT khi thường xuyên nêu quan điểm kiên quyết sửa sai, nhưng tiếp tục sai.

Tin nên đọc

Năm 2018, ngành Giáo dục vướng phải bê bối lớn liên quan kỳ thi THPT quốc gia. Hàng trăm bài thi bị can thiệp sửa điểm, nâng điểm. Chỉ tính Hà Giang, 330 bài thi được nâng điểm, có thí sinh được tăng đến 29,95 tổng điểm. Sự việc khiến dư luận phẫn nộ, lên án, nhất là khi một số cán bộ của ngành giáo dục (cán bộ sở GD&ĐT) liên quan tiêu cực

Nếu như ở Hà Giang, điểm thi thực tế của thí sinh đã được trả lại, thì ở Hoà Bình và Sơn La, với thủ đoạn sửa điểm tinh vi hơn, Bộ Công an và Bộ GD&ĐT chưa đưa ra kết luận cuối cùng. Điều đó đồng nghĩa thí sinh chưa được trả lại điểm gốc.

Việc trả lại điểm thi thực tế cho thí sinh các tỉnh Sơn La, Hòa Bình và xử lý thích đáng những cá nhân sai phạm, thí sinh có liên quan, cũng là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục.

Mới đây nhất, ngày 29/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Thông tư Ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp hệ chính quy, để lấy ý kiến đến ngày 26/11. Dự thảo quy định nhiều nội dung, trong đó có đề xuất kỷ luật khiển trách nếu sinh viên vi phạm lần một, cảnh cáo nếu vi phạm lần hai, đình chỉ có thời hạn trong lần ba và buộc thôi học nếu tái diễn lần bốn...(bán dâm)

Thứ trưởng Giáo dục Nguyễn Thị Nghĩa sau đó cho biết, quy định về xử lý kỷ luật sinh viên liên quan đến hoạt động mại dâm trong dự thảo là bị lỗi soạn thảo, chưa cập nhật bản phù hợp nhất.

Trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngay sau đó gỡ dự thảo.

Không chỉ vậy, tháng 11/2016, sự kiện “điều giáo viên đi tiếp khách” xảy ra trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh khiến dư luận xôn xao bàn tán suốt thời gian dài. Cụ thể, vào đầu tháng 11/2016, một số giáo viên tham gia phục vụ lễ tân cho Liên hoan Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh phản ánh, “sau liên hoan còn phải đi cùng quan khách tới một nhà hàng ở TX. Hồng Lĩnh ăn uống, tiếp bia rượu và hát hò”.

Cụ thể, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư diễn ra từ ngày 12/8 - 14/8, UBND thị xã Hồng Lĩnh điều động 44 cán bộ viên chức, trong đó có 20 giáo viên. Liên hoan Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh huy động 21 giáo viên tham gia. Đáng chú ý, 21 nữ giáo viên được điều phục vụ liên hoan dân ca ví dặm do UBND thị xã chỉ định tên tuổi rõ trong văn bản hành chính. Một số giáo viên cho rằng việc bị điều đi tiếp khách là sai mục đích công việc của mình, ảnh hưởng cuộc sống cá nhân.

Và trong kỳ họp quốc hội, các Đại biểu quốc hội (ĐBQH) đã chất vấn Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ với rất nhiều nội dung "nóng". Hãy cùng Pháp luật Plus điểm qua một vài dòng thông tin:

Infographic: Đại biểu quốc hội lên tiếng về những

Hà Thư - Tuấn Hậu