Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 31 °C
Đà Nẵng 37 °C
Yên Bái 35 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 31°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 37°C
  • Yên Bái Hà Nội 35°C

Kỳ 1: Tín ngưỡng thờ Mẫu: "Gạn đục khơi trong" để giữ gìn bản sắc tín ngưỡng gốc của người Việt

Nhà nước và Pháp luật
07/10/2017 09:00
Trà My - Lưu Huệ - Phạm Trang
aa
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu văn hóa, tín ngưỡng thờ Mẫu bắt nguồn từ việc thờ cúng các nữ thần và là tín ngưỡng gốc của dân tộc Việt. Tục thờ Mẫu được cho là có sức sống dai dẳng và sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Ngay cả sau này, khi Phật giáo và Nho giáo đã trở nên cường thịnh, Đạo Mẫu vẫn được thực hành rộng rãi. Thậm chí, tín ngưỡng thờ Mẫu còn góp phần “bản địa hóa” các tôn giáo ngoại lai.


Tin nên đọc

Từ tục thờ Nữ thần đến thờ Mẫu

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam xuất phát từ tục thờ Nữ thần xa xưa của người Việt cổ.

Chưa ai thống kê được một cách chính xác và đầy đủ các Nữ thần được nhân dân tôn vinh và thờ phụng. Chỉ biết rằng, việc thờ phụng này đã có từ rất lâu đời và phổ biến ở nhiều nơi trên lãnh thổ nước ta.

Từ các vị Nữ thần tạo lập nên vũ trụ như Nữ thần Mặt Trời - Nữ thần Mặt Trăng, bà Nữ Oa,... tới các biểu tượng đất nước: Mẹ Âu Cơ của Lạc Việt, Mẹ Quê hương,... Thậm chí, nguồn sống của người Việt cũng là Mẹ Lúa, Mẹ Mía, Mẹ Lửa,... Đặc biệt, những người phụ nữ có công với nước, với làng xã cũng được tôn vinh thành các Nữ thần: Nữ tướng Hai Bà Trưng, Thái hậu Dương Vân Nga, Nguyên phi Ỷ Lan, Nữ tướng

Trong sách cổ “Hội chân biên” in năm 1847 đời Thiệu Trị do Thanh Hòa Tử tập hợp, trong 27 vị thần tiên có nguồn gốc thuần Việt thì đã có 17 là tiên nữ.

Cuốn “Các nữ thần Việt nam” đã tập hợp và giới thiệu bước đầu 75 vị Nữ thần tiêu biểu của nước ta.

Sách “Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam”, trong số 1000 di tích được giới thiệu thì đã có 250 di tích thờ cúng các Nữ thần và danh nhân nữ. Riêng xung quanh quần thể di tích Phủ Dầy thờ Mẫu Liễu Hạnh, người ta cũng tìm thấy hơn 20 miếu thờ các Nữ thần.

Bùi Thị Xuân,...

Có những vị Nữ thần bước ra từ lịch sử, tuy nhiên không ít trường hợp là kết quả của sự thêu dệt hoang đường, phi thực. Dù là với hình thức thức nào, tất cả họ đều phản ánh một thực tế hiển nhiên, đó là vai trò và vị trí hết sức to lớn của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Đến thế kỷ thứ XV-XVI, những yếu tố bản địa đó trong việc thờ phụng Nữ thần - Mẫu thần tiếp xúc với đạo giáo Trung Quốc, tiếp nhận một số đặc điểm và hình thành nên đạo Mẫu Tam phủ - Tứ phủ.

Mẫu có quyền năng sáng tạo vũ trụ duy nhất, nhưng lại hóa thân thành Tam vị, Tứ vị Thánh Mẫu cai quản các miền khác nhau của vũ trụ: Thiên Phủ (miền trời), Địa Phủ (miền đất), Thoải Phủ (Thủy Phủ - miền sông biển), Nhạc Phủ (miền rừng núi). Đứng đầu mỗi Phủ là một vị Thánh Mẫu tương ứng với: Mẫu Thượng Thiên - cai quản Thiên Phủ; Mẫu Địa (địa Tiên Thánh Mẫu) - cai quản Địa Phủ; Mẫu Thoải - cai quản Thoải Phủ và Mẫu Thượng Ngàn - cai quản Nhạc Phủ. Các Mẫu cai quản các miền vũ trụ có nhiều truyền thuyết, huyền thoại khác nhau.

Tín ngưỡng thờ Mẫu bắt nguồn từ việc thờ cúng các nữ thần. 
Tín ngưỡng thờ Mẫu bắt nguồn từ việc thờ cúng các nữ thần.

Vào khoảng thế kỷ XVI, vừa là nhu cầu phát triển nội tại của thứ tín ngưỡng thờ Mẫu có từ trước, vừa là khát vọng của quần chúng nhân dân, tín ngưỡng thờ Mẫu bản địa Việt Nam đã thờ thêm một “Mẫu” mang

Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh: “Sự xuất hiện của Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã làm cho tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ nâng lên một trình độ cao hơn và toàn diện hơn. Trong điện thần thờ Mẫu Tứ phủ, Mẫu Thượng Thiên đã bị lu mờ bên cạnh Mẫu Liễu Hạnh. Phải chăng Mẫu Thượng Thiên vì ở quá xa trên tận trời cao nên không gắn với nhu cầu thực tế, cuộc sống hàng ngày của người dân nên bị lãng quên. Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện đã kéo theo những thần linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ gần với đời thường, với trần gian”.

tính phổ biến đó là Mẫu Liễu Hạnh. Quan niệm dân gian thường coi Bà là hóa thân, thậm chí đồng nhất với Mẫu Thượng Thiên (vì bà là con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế) và có lúc là Mẫu Địa nên đa số trong các điện thờ hiện nay chỉ có Tam Tòa Thánh Mẫu. Trong đó tượng Mẫu Liễu Hạnh được đặt ở giữa và hai bên là Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải.

Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện ở thế kỷ XVI, nhưng cho đến nay chưa có tài liệu chính xác để khẳng định Tứ phủ có từ bao giờ. Cũng có thể từ Tam phủ chuyển sang Tứ phủ là sự thể hiện tư duy trong dân gian, từ Tam phủ lên Tứ phủ cho đầy đủ về vũ trụ.

Bảo thủ để giữ gìn tín ngưỡng thờ Mẫu thuần Việt

Trong số những tín ngưỡng bản địa, tục thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ được cho là có sức sống dai dẳng và sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới đời sống tinh thần của người Việt. Ngay cả vào thời ký Phật giáo, Nho giáo trở nên cường thịnh, tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn được đông đảo dân chúng thực hành thường xuyên. Không chỉ góp phần “bản địa hóa” tôn giáo ngoại lai (Phật giáo), tín ngưỡng thờ Mẫu còn như một sự kháng cự “ngầm” với công cụ cai trị của kẻ cầm quyền phong kiến phương Bắc (Nho giáo).

Điều này thể hiện rõ nhất qua sự xuất hiện của điện thờ Mẫu trong các ngôi chùa ở Bắc Bộ. Từ vài trăm năm nay, tục thờ Mẫu không chỉ được thực hành ở những đền (phủ hay điện) mà còn ở trong các khuôn viên chùa thờ Phật. Hầu như các ngôi chùa ở khắp làng quê Việt Nam, do sự chi phối mạnh mẽ của tín ngưỡng thờ Mẫu dân gian, thông qua mối quan hệ mật thiết với đạo Phật mà thường có kiến trúc theo kiểu “Tiền Phật, hậu Mẫu”. Dường như việc thờ Mẫu là một bảo đảm chắc chắn cho sự tồn tại của ngôi chùa, khiến đạo Phật có chỗ dựa vững chắc trong đời sống tâm linh ở cộng đồng người Việt.

Tín ngưỡng thờ Mẫu phản ánh vai trò và vị trí hết sức to lớn của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
Tín ngưỡng thờ Mẫu phản ánh vai trò và vị trí hết sức to lớn của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Dưới sự đô hộ hàng ngàn năm của phong kiến Phương Bắc, Nho giáo được xem như công cụ cai trị, đồng hóa của giới cầm quyền. Tuy nhiên, dưới chế độ phong kiến Bắc thuộc hà khắc, sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của tín ngưỡng thờ Mẫu bản địa - nơi người phụ nữ được tôn thờ - như là một thách thức với hệ tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” của Nho giáo.

Tín ngưỡng thờ Mẫu là nơi mà ở đó người phụ nữ gửi gắm những ước vọng giải thoát của mình khỏi những thành kiến, trói buộc của xã hội Nho giáo phong kiến. Dân gian có câu: “Thứ nhất ngồi đồng, thứ nhì lấy chồng làm quan”. Trở thành bà lớn là ước muốn xa xỉ của người phụ nữ trong xã hội cũ nhưng vẫn chưa thể lớn hơn giấc mộng được ngồi chiếu đồng. Những người đàn bà vốn chỉ quẩn quanh trong nhà, với ruộng đồng, bếp núc, chưa khi nào có tiếng nói trong gia đình, xã hội, nhưng khi ngồi trên chiếu hầu lại có xác phàm, hồn tiên với một quyền năng vô cùng huyền bí. Trong một xã hội chịu sự chi phối của lời răn Khổng Mạnh, kìm kẹp nữ giới thì tính nữ quyền trong đạo Mẫu chính là sự đối kháng rõ rệt nhất.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, hiếm có một tôn giáo, tín ngưỡng bản địa nào lại tiềm tàng sức tự biến đổi thích ứng với sự thay đổi của xã hội như tín ngưỡng thờ Mẫu. Đã từng có rất nhiều tranh cãi xoay quanh tín ngưỡng này, thậm chí đồng nhất tín ngưỡng này với các hoạt động mê tín dị đoan. Ở bài viết sau, Pháp luật Việt Nam xin gửi tới bạn đọc hành trình gai góc của tín ngưỡng thờ Mẫu trên “con đường di sản”.

bài liên quan
TP.HCM sắp diễn ra Lễ hội Bánh mì lần 2 năm 2024

TP.HCM sắp diễn ra Lễ hội Bánh mì lần 2 năm 2024

Ngày 23/4, Hiệp hội Du lịch và Sở Du lịch TP.HCM đã phối hợp tổ chức công bố Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 2 năm 2024 với chủ đề "Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực thế giới".
Hà Tĩnh: Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hà Tĩnh: Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 21/4, UBND xã Xuân Liên (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) tổ chức lễ đón bằng công nhận Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa

Tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa

Sáng 17/4, tiếp tục chương trình làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Khẳng định dự án Luật đủ điều kiện trình QH tại Kỳ họp thứ 7 tới, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ kỳ vọng dự án Luật khi được thông qua sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa.
Gần 1.000 người tham gia Liên hoan nghệ thuật quần chúng khu vực TP.HCM

Gần 1.000 người tham gia Liên hoan nghệ thuật quần chúng khu vực TP.HCM

Với chủ đề "80 năm vang mãi bản hùng ca", Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần 10 năm 2024 khu vực 1 - TP.HCM có 927 cán bộ, diễn viên đến từ 24 đoàn nghệ thuật quần chúng tranh tài.
Sắp diễn ra Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc miền núi tỉnh Bình Ðịnh lần thứ XII

Sắp diễn ra Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc miền núi tỉnh Bình Ðịnh lần thứ XII

Ngày hội với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc miền núi tỉnh Bình Định - Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển” sẽ diễn ra từ ngày 6 – 8/6, tại thị trấn Vân Canh (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định).
Về Cần Thơ tham gia Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lớn nhất miền Tây

Về Cần Thơ tham gia Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lớn nhất miền Tây

Sáng 2/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ tổ chức họp báo cung cấp thông tin về Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 11 năm 2024, dự kiến tổ chức tại quảng trường quận Bình Thủy từ ngày 17 đến 21/4.
Mới nhất
Đọc nhiều
Năm 2024 nguồn cung gạo toàn cầu giảm và cơ hội cho Việt Nam

Năm 2024 nguồn cung gạo toàn cầu giảm và cơ hội cho Việt Nam

Đây là nội dung được Bộ Công thương nêu rõ tại Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, Quý I năm 2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Nghệ An: Khởi tố 2 anh em ruột với hành vi "trộm cắp tài sản"

Nghệ An: Khởi tố 2 anh em ruột với hành vi "trộm cắp tài sản"

Tuấn đã đưa chìa khóa, bàn bạc với em trai là Nguyễn Tư Dũng, lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý tài sản của bị hại đối tượng đã điều khiển xe ô tô lên huyện Thanh Chương cất giấu.
Hà Giang: Liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm do tắm suối

Hà Giang: Liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm do tắm suối

Do thời tiết nắng nóng, nhiều trẻ em vùng cao rủ nhau ra suối tắm dẫn đến nhiều vụ đuối nước thương tâm.
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.