Hà Nội 33 °C
TP Hồ Chí Minh 37 °C
Hải Phòng 30 °C
Đà Nẵng 32 °C
Yên Bái 33 °C
  • Hà Nội Hà Nội 33°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 37°C
  • Hải Phòng Hà Nội 30°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 32°C
  • Yên Bái Hà Nội 33°C

Việt Nam sẽ có tăng trưởng đứng thứ 5 trên thế giới trong năm 2020?

Thương trường
31/07/2020 07:52
Hà Dung
aa
Ngân hàng Thế giới (WB) trong Báo cáo Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam có tiêu đề “Trạng thái bình thường mới ở Việt Nam sẽ ra sao? Tác động kinh tế của Covid-19” được công bố ngày 30/7 khẳng định kinh tế Việt Nam, dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19 nhưng vẫn chịu đựng tốt và sẽ phục hồi.


Anh172.

Chuyên gia kinh tế trưởng của WB Jacques Morisset (giữa) trình bày Báo cáo.

rong phát biểu khai mạc buổi công bố báo cáo, bà Stefanie Stallmeister - Quyền giám đốc quốc gia của WB tại Việt Nam – đánh giá, dù có vị trí nằm gần trung tâm nguồn gốc của đại dịch và với dân số tương đối lớn, Việt Nam đã chiến thắng số mệnh với tỷ lệ lây nhiễm cộng đồng hạn chế và số ca tử vong do Covid-19 bằng 0 kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng từ đầu năm 2020.

Trình bày báo cáo, Chuyên gia kinh tế trưởng của WB Jacques Morisset cho biết, kinh tế Việt Nam dù chịu ảnh hưởng của Covid-19 trong nửa đầu năm 2020 nhưng vẫn giữ được viễn cảnh tích cực trước mắt và trong trung hạn.

Theo dự báo của WB, trong trường hợp tình hình thế giới được từng bước cải thiện, các hoạt động kinh tế sẽ phục hồi vào nửa cuối của năm 2020 khiến cho nền kinh tế sẽ đạt tăng trưởng khoảng 2,8% cho cả năm nay và 6,8% trong năm 2021. Nếu tình hình bên ngoài kém thuận lợi hơn, nền kinh tế sẽ tăng trưởng khoảng 1,5% trong năm 2020 và 4,5% trong năm 2021.

Theo WB, thách thức lớn của Việt Nam là phải tìm ra những động lực tăng trưởng mới để củng cố quá trình hồi phục. WB cho rằng, động lực tăng trưởng truyền thống của quốc gia – sức cầu từ nước ngoài và tiêu dùng trong nước – khó có thể sớm quay lại như trước khủng hoảng vì vẫn còn nhiều yếu tố bất định cả trong nước và bên ngoài.

Dịch Covid-19 cũng làm gia tăng bất bình đẳng vì đại dịch lần này tác động đến doanh nghiệp và người dân theo nhiều mức độ khác nhau, chẳng hạn người lao động ở các ngành dịch vụ bị giảm thu nhập hơn nhiều so với nông dân.

“Để thích nghi với trạng thái bình thường mới, các nhà hoạch định chính sách cần tìm ra hướng đi mới để bù lại cho những động lực tăng trưởng truyền thống đang yếu đi, đồng thời quản lý được tình trạnh bất bình đẳng gia tăng”, bà Stefanie Stallmeister nói.

Tuy nhiên, bà Stallmeister cũng cho rằng, nhờ đi trước các nước trong việc xử lý khủng hoảng Covid-19, Việt Nam có được cơ hội đặc biệt để tăng hiện diện của mình trên kinh tế toàn cầu và trở thành quốc gia đi đầu trong thế giới công nghệ số của ngày mai.

WB tin tưởng rằng Việt Nam tiếp tục sẽ là một trong những nền kinh tế sôi động nhất trên thế giới. Kết quả dự báo trên cho thấy Việt Nam sẽ là quốc gia có tăng trưởng đứng thứ 5 trên thế giới trong năm 2020.

Báo cáo khuyến nghị 3 biện pháp bổ trợ nhau mà Chính phủ Việt Nam cần sớm thực hiện nhằm tránh bẫy kinh tế Covid-19 và có thể quay lại quỹ đạo tăng trưởng cao và bao trùm trước đó.

Biện pháp thứ nhất là cần cân nhắc và thận trọng từng bước gỡ bỏ hạn chế đi lại quốc tế, cân đối với những quan ngại về an toàn, do nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào khách và đầu tư nước ngoài.

Biện pháp thứ 2 là đẩy nhanh triển khai chương trình đầu tư công hiện hành nhằm tăng cầu trong nước.

Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả biện pháp này cần đảm bảo nguồn lực được điều chuyển đến những dự án đem lại tác động tích cực lớn nhất cho cả nền kinh tế và việc làm, đồng thời giảm thiểu được tổn thất tài chính và kỹ thuật trong quá trình triển khai.

Biện pháp thứ 3 là cần hỗ trợ có mục tiêu cho khu vực tư nhân, đặc biệt là những ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề nhất như du lịch, chế biến chế tạo cho xuất khẩu, thông qua hỗ trợ tài chính kết hợp với các chính sách khuyến khích thông minh.

WB nhận định, Việt Nam cũng có thể tận dụng được một số xu hướng toàn cầu, đang được đẩy nhanh bởi Covid-19, nhằm thúc đẩy nghị trình trong nước.

Chẳng hạn, trong hệ thống thương mại toàn cầu mới, Việt Nam có thể củng cố dấu ấn hiện nay của mình bằng cách gây dựng liên minh chiến lược với các quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 thấp, đồng thời đẩy mạnh nỗ lực xúc tiến thu hút các doanh nghiệp đang có kế hoạch đang dạng hóa chuỗi cung ứng.

Tương tự, dịch Covid-19 cũng đem lại cơ hội đặc thù để hướng tới nền kinh tế “không tiếp xúc” thông qua đẩy mạnh thanh toán công nghệ số, giáo dục trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa, chia sẻ dữ liệu số hóa và qua đó giúp đáng ứng nhu cầu đang tăng nhanh về dịch vụ có chất lượng của tầng lớp trung lưu trong nước.

bài liên quan
Quý I/2024, kinh tế Việt Nam có xu hướng phục hồi tích cực

Quý I/2024, kinh tế Việt Nam có xu hướng phục hồi tích cực

Theo báo cáo, tăng trưởng GDP quý I/2024 đạt 5,66%, cao hơn cùng kỳ từ 2020 và cao hơn kịch bản đề ra.
Cảnh báo nắng nóng tại nhiều địa phương, nền nhiệt có thể vượt ngưỡng 40 độ C

Cảnh báo nắng nóng tại nhiều địa phương, nền nhiệt có thể vượt ngưỡng 40 độ C

Nền nhiệt tại TP Hà Nội, Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và Nam Bộ trong những ngày tới có thể tăng cao đột biến, có nơi trên 40 độ C.
TP.HCM dự báo sản lượng điện tiêu thụ vào hai tháng tới lập kỷ lục

TP.HCM dự báo sản lượng điện tiêu thụ vào hai tháng tới lập kỷ lục

Lãnh đạo EVNHCMC nhận định, trong điều kiện El-Nino, nắng nóng kéo dài và nền nhiệt tiếp tục tăng cao như dự báo thì sản lượng điện tiêu thụ của thành phố sẽ tiếp tục tăng cao và lập kỷ lục mới trong tháng 4 và 5/2024.
Tháo gỡ khó khăn về vốn

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai diễn biến tích cực đầu năm 2024

Kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai diễn biến tích cực đầu năm 2024

Ngày 5/3, lãnh đạo Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Đồng Nai đã chủ trì hội nghị giao ban kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024.
Nhất quán mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Nhất quán mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương phải kiên định, nhất quán mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Mới nhất
Đọc nhiều
Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp có tân Tổng Biên tập

Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp có tân Tổng Biên tập

Nhà báo Nguyễn Linh Anh được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.
Lâm Đồng: Bắt nghi phạm giết người sau 2 giờ gây án

Lâm Đồng: Bắt nghi phạm giết người sau 2 giờ gây án

Ngày 16/4, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, Công an huyện Đơn Dương đã bắt giữ Nguyễn Thanh Hưng (ngụ thôn Nam Hiệp 1, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương) liên quan đến vụ án mạng xảy ra tại địa phương.
TP.HCM tổ chức nhiều sự kiện kích cầu du lịch

TP.HCM tổ chức nhiều sự kiện kích cầu du lịch

Trong quý II/2024, TP.HCM sẽ tổ chức nhiều hoạt động đón đầu xu hướng và các chương trình kích cầu du lịch.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
chuong trinh thien nguyen song yeu thuong suc manh tu long nhan ai

Chương trình thiện nguyện “Sống yêu thương”: Sức mạnh từ lòng nhân ái

Ngày 10/4, Ban Doanh nhân và Pháp luật - Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với các doanh nghiệp, doanh nhân, nhà hảo tâm đã tổ chức chương trình thiện nguyện “Sống yêu thương” - tới thăm và tặng quà Trung tâm Chăm sóc người khuyết tật Hà Nội (Thuỵ An, Ba Vì, Hà Nội) và 23 hộ gia đình đặc biệt khó khăn tại xã Vân Hoà, Ba Vì, Hà Nội. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 16 năm ra mắt ấn phẩm Doanh nhân và Pháp luật.Chương trình đầy ý nghĩa đã để lại nhiều cảm xúc, góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, “lá lành đùm lá rách” truyền thống của người dân Việt Nam .
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.
bo noi vu dong y hoan doi ngay lam viec dip 304 15 de nghi 5 ngay lien tuc

Bộ Nội vụ đồng ý hoán đổi ngày làm việc dịp 30/4, 1/5 để nghỉ 5 ngày liên tục

Bộ Nội vụ nhất trí với đề xuất hoán đổi ngày làm việc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để người lao động được nghỉ 5 ngày liên tiếp dịp lễ 30/4-1/5.
bao tang ha noi doi moi de thu hut khach du lich

Bảo tàng Hà Nội đổi mới để thu hút khách du lịch

Kho cơ sở của bảo tàng Hà Nội hiện đang lưu giữ hơn 70 nghìn tài liệu, hiện vật với nhiều loại hình và chất liệu khác nhau. Đây là những di sản văn hoá quý giá là tiềm năng nội lực để bảo tàng tổ chức các cuộc trưng bày, giới thiệu về lịch sự phát triển hàng nghìn năm của Thăng Long Hà Nội, thủ đô văn hiến. Hiện bảo tàng Hà Nội đã thực hiện xong phần nội dung trưng bày, thiết kế kỹ thuật. Hiện đang tiến hành tổ chức thi công trưng bày.