Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 32 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 34 °C
Yên Bái 34 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 32°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 34°C
  • Yên Bái Hà Nội 34°C

Tổng công ty Sông Hồng lỗ âm vốn, ai chịu trách nhiệm?

Thương trường
11/07/2017 08:18
Nghi Điền
aa
Tổng công ty Sông Hồng liên tục thua lỗ lớn trong giai đoạn nắm quyền của các ông Đặng Tiên Phong và ông Phạm Văn Nghĩa với chức vụ Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc.


 Bộ Tài chính cảnh báo khả năng mất vốn nhà nước ở Tổng công ty Sông Hồng. Ảnh: Hoa Liên.
Bộ Tài chính cảnh báo khả năng mất vốn nhà nước ở Tổng công ty Sông Hồng. Ảnh: Hoa Liên.

Nguy cơ mất vốn nhà nước

Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán công bố, Tổng công ty Sông Hồng (SHG) kết thúc năm 2016 với mức lỗ sau thuế 187 tỷ đồng – kết quả tồi tệ nhất kể từ khi cổ phần hóa, đẩy lỗ lũy kế lên 425,5 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu qua đó từ dương 126 tỷ đồng thời điểm đầu năm xuống âm 78,5 tỷ đồng.

Tình hình tại tổng công ty mà Bộ Xây dựng vẫn đang sở hữu 73,2% vốn bi đát đến mức Bộ Tài chính vừa qua phải phát đi cảnh báo về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp này.

Tổng công ty Sông Hồng là một trong những “đứa con” đầu tiên của Bộ Xây dựng, được thành lập vào tháng 8/1958 với tên gọi Công ty Kiến trúc Việt Trì. Tháng 8/2006, doanh nghiệp này được chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ - con và lấy tên là Tổng công ty Sông Hồng như hiện nay.

Cuối năm 2009, SHG cổ phần hóa thành công và được phép giao dịch trên sàn UpCOM từ tháng 4/2015. Tuy nhiên thị giá cổ phiếu SHG nhanh chóng rơi xuống dưới mệnh giá và hiện nay được giao dịch ngang với một...ly trà đá (khoảng 3.000 đồng), phản ánh quan điểm của thị trường đối với doanh nghiệp 60 năm tuổi này.

Kể từ khi được cổ phần hóa, SHG “ngập” trong thua lỗ, ngoại trừ các năm 2011,2014 lãi nhẹ vài trăm triệu đồng, SHG đều phải ghi nhận những kết quả kém khả quan trong các năm còn lại, trong đó đáng chú ý hai năm 2015-2016 lỗ sau thuế lần lượt 85 tỷ đồng và 187 tỷ đồng, cuốn bay vốn điều lệ của doanh nghiệp (270 tỷ đồng).

Bên cạnh tài sản ngắn hạn (1.373 tỷ đồng) thấp hơn nợ ngắn hạn (1.577 tỷ đồng), đe dọa khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, Công ty kiểm toán CPA Việt Nam còn phải liệt kê một dãy dài các ý kiến ngoại trừ. Đây cũng là lý do tại sao Bộ Tài chính cảnh báo về thực trạng của SHG và cho rằng có nguy cơ mất mất vốn nhà nước tại đây.

Theo SHG, đơn vị này trong năm 2016 tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, do công nợ kéo dài ảnh hưởng nặng nề đến tình hình tài chính chung. Nhiều khoản vay bị xếp vào nợ xấu nhóm 5 dẫn đến không thể tiếp cận vốn vay ngân hàng, việc phát hành các loại bảo lãnh để thực hiện công trình cũng rất khó khăn. Do vậy, các dự án mà Tổng công ty cũng như các đơn vị thành viên nhận thầu thi công đa số đều chậm tiến độ, uy tín của Sông Hồng giảm sút nặng nề.

Dấu hỏi trách nhiệm

Tổng tài sản hợp nhất của SHG tính tới cuối năm 2016 là 1.884 tỷ đồng, “teo” tới 42% so với cuối năm 2010 (3.234 tỷ đồng). Sự xuống dốc không phanh của đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng còn thể hiện qua doanh thu, khi chỉ tiêu này giảm mạnh từ 3.478 tỷ đồng năm 2011 về 1.337 tỷ đồng năm 2013 để rồi năm 2016 chỉ còn vỏn vẹn 693 tỷ đồng.

Khả năng quản trị yếu kém của ban lãnh đạo khiến tình hình tại SHG ngày một xấu hơn. Mặc dù nguồn lực hạn chế (vốn điều lệ 270 tỷ đồng), song SHG lại đầu tư rất dàn trải, với 28 công ty con, công ty liên kết cùng 10 đơn vị trực thuộc khác.

Phần lớn các khoản đầu tư trên đều kém hiệu quả, SHG đã phải tiến hành trích lập mất vốn tại 17 doanh nghiệp, có những nơi trích lập 100% như CTCP Sông Hồng Thăng Long, CTCP Sông Hồng Đà Nẵng, Công ty TNHH MTV Cơ giới và Xây dựng Sông Hồng hay CTCP Sông Hồng 6. “Quả đắng” lớn nhất phải kể tới khoản đầu tư 120 tỷ đồng coi như mất trắng vào CTCP Thép Sông Hồng, cái tên gắn liền với bê bối lừa đảo bị phát giác vào năm 2013.

Ngoài ra, SHG cũng không quản lý hiệu quả các khoản công nợ, không những không thể thu hồi mà còn để nợ xấu ngày càng gia tăng, với số dư các khoản phải thu ngắn và dài hạn tới cuối năm 2016 vượt mức 1.000 tỷ đồng, nợ xấu tăng từ 121 tỷ đồng lên 232 tỷ đồng, phần lớn là không thể thu hồi.

Gắn liền với sự đi xuống của SHG, không thể không nhắc tới trách nhiệm của ban lãnh đạo doanh nghiệp này, trong đó có nguyên Chủ tịch HĐQT ông Đặng Tiên Phong đã có thời gian dài nắm quyền tại đây.

Ông Đặng Tiên Phong nguyên là giảng viên trường ĐH Kiến trúc, năm 2004-2007 làm Phó GĐ rồi Giám đốc Chi nhánh SHG tại Hà Nội. Giai đoạn 2007-2008 làm Phó TGĐ SHG, trước khi thay thế ông Trịnh Xuân Thanh (người đang bị truy nã bởi những sai phạm tại Tổng công ty Xây lắp Dầu khí PVC) làm Tổng giám đốc SHG.

Từ năm 2013, ông Đặng Tiên Phong nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT, đại diện cho phần vốn của Bộ Xây dựng. Chức vụ tổng giám đốc được giao cho ông Phạm Văn Nghĩa, người cũng đã có thời gian dài công tác tại SHG với nhiều chức vụ khác nhau.

Dưới sự điều hành của các ông Đặng Tiên Phong và ông Phạm Văn Nghĩa, SHG đã phải ghi nhận những kết quả yếu kém như đã nêu ra.

Theo kết luận thanh tra toàn diện do Bộ Xây dựng tiến hành vào năm 2016, ban lãnh đạo Tcty Sông Hồng đã có nhiều vi phạm, trong đó tổ chức họp không có sự tham gia của Ban Kiểm soát, vi phạm Điều lệ công ty và Luật Doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó, Bộ Xây dựng đã triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra vào ngày 29/7 và miễn nhiệm một loạt các vị trí lãnh đạo tại SHG, trong đó có ông Đặng Tiên Phong và ông Phạm Văn Nghĩa (ông Nghĩa hiện vẫn là thành viên HĐQT), ngoài ra còn miễn nhiệm hai thành viên HĐQT khác là bà Phùng Minh Bằng và ông Nguyễn Văn Hiến.

Ánh sáng nơi cuối đường

Thay thế ông Đặng Tiên phong và ông Phạm Văn Nghĩa là các ông Trần Huyền Linh giữ chức Chủ tịch HĐQT và ông Lã Tuấn Hưng ở chức danh Tổng giám đốc. Cả hai ông đều là đại diện của Bộ Xây dựng tại SHG.

Cùng với việc thay đổi vị trí “đầu tàu” sau nhiều năm đình trệ của doanh nghiệp, ban lãnh đạo SHG đã vạch ra nhiều giải pháp mang tính cấp bách nhằm đưa Tổng công ty dần thoát khỏi khó khăn.

Trong đó tập trung thu hồi vốn, giải quyết dứt điểm những công trình còn tồn đọng vốn chưa thanh quyết toán được với chủ đầu tư, những dự án có nguy cơ chậm tiến độ, dừng hẳn những công trình mà chủ đầu tư không bố trí được vốn như cam kết. Giảm giá trị dở dang và hàng tổn kho. Đẩy nhanh công tác hoàn thiện hồ sơ thanh toán công trình để tạo dòng tiền phục vụ sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, đẩy mạnh tái cơ cấu danh mục đầu tư thông qua thoái vốn hoàn toàn khỏi các đơn vị yếu kém, đồng thời bổ sung vốn cho các thành viên đang cần vốn.

Để làm được điều này, SHG dự kiến phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn lên 450 tỷ đồng, nhằm xóa lỗ lũy kế và có nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cụ thể, trong tháng 6/2017, SHG dự kiến chuyển Trường trung cấp Kỹ thuật Nghiệp vụ Sông Hồng về trực thuộc Bộ Xây dựng (theo đó, vốn cổ phần của cổ đông nhà nước giảm hơn 65,2 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu giảm xuống dưới 50%), đồng thời phát hành riêng lẻ hơn 6,5 triệu cổ phiếu (giúp vốn điều lệ giữ nguyên 270 tỷ đồng). Sau đó, quý IV/2017 hoặc quý I/2018, SHG dự kiến phát hành riêng lẻ 18 triệu cổ phiếu để tăng vốn lên 450 tỷ đồng.

Mặc dù tình hình tài chính đang rất khó khăn, song SHG không phải là không có những điểm sáng hấp dẫn nhà đầu tư.

Thành viên của Bộ Xây dựng hiện đang nắm trong tay 5 dự án lớn ở Hà Nội với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, đáng chú ý là dự án khu nhà ở cán bộ Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia tại Xuân Đỉnh, Từ Liêm với quy mô 2,06 ha, tổng mức đầu tư 1.250 tỷ đồng, tổ hợp Sông Hồng Tower cũng tại Xuân Đỉnh, Từ Liêm có diện tích 1,38 ha, dự kiến xây dựng 98.590 m2 sàn thương mại hay dự án BT Thanh Trì với tổng mức đầu tư 1.800 tỷ đồng.

Ngoài ra, việc Bộ Xây dựng vừa qua đã có văn bản chỉ đạo SHG xây dựng phương án thoái vốn nhà nước về 0% tới cuối năm 2018 cũng là một “ánh sáng nơi cuối đường” của đơn vị này, giúp thương hiệu Sông Hồng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư.

Nguồn vốn tư nhân mạnh mẽ và tươi mới là chìa khóa duy nhất giúp SHG trụ lại được trước sự vươn lên không ngừng của những tên tuổi trong ngành xây dựng như Coteccons hay Hòa Bình Corp, trước khi nghĩ tới việc tìm lại được ánh hào quang trong quá khứ.

bài liên quan
Tổng Giám đốc SHG bị bắt: Công ty nợ ngàn tỷ, âm vốn chủ sở hữu

Tổng Giám đốc SHG bị bắt: Công ty nợ ngàn tỷ, âm vốn chủ sở hữu

Dù đang âm vốn chủ sở hữu lên đến 986 tỷ đồng và kết quả kinh doanh thua lỗ, Bộ Xây dựng vẫn thành công trong việc thoái vốn tại Tổng Công ty CP Sông Hồng và dự kiến thu về khoảng gần 139 tỷ đồng.
Lộ diện doanh nghiệp mua 49% vốn Tổng Công ty Sông Hồng với giá gần 139 tỷ đồng

Lộ diện doanh nghiệp mua 49% vốn Tổng Công ty Sông Hồng với giá gần 139 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Sông Hồng là nhà đầu tư tổ chức đã bỏ ra gần 139 tỷ đồng, để mua 13,23 cổ phiếu SHG.
Cần thực hiện theo quy trình giải quyết thủ tục hành chính

Cần thực hiện theo quy trình giải quyết thủ tục hành chính

UBND quận Kiến An đã có Quyết định số 2001/QĐ-UBND ngày 10/11/2022 “Về việc giải quyết khiếu nại của bà Phạm Thị Thòa” do ông là người đại diện ủy quyền trong việc nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
Quận Kiến An, TP.Hải Phòng: Cần xử lý trách nhiệm của Phó Giám đốc và viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai

Quận Kiến An, TP.Hải Phòng: Cần xử lý trách nhiệm của Phó Giám đốc và viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai

“Như vậy, trách nhiệm trên thuộc về ông Bùi Đức Tuyến – Phó Giám đốc và trách nhiệm chính thuộc bà Đào Thu Hương – Viên chức thụ lý hồ sơ Văn phòng ĐKĐĐ Kiến An”, Quyết định 2001 nêu.
Sẽ khởi tố cán bộ quản lý nhà nước trong vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội khiến 56 người thiệt mạng

Sẽ khởi tố cán bộ quản lý nhà nước trong vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội khiến 56 người thiệt mạng

Liên quan đến vụ cháy chung cư mini làm 56 người tử vong, cơ quan điều tra đã nhiều lần triệu tập các cán bộ liên quan đến làm việc.
Chào bán thành công cổ phần tại Tổng công ty Sông Hồng, Bộ Xây dựng thu về 139 tỷ đồng

Chào bán thành công cổ phần tại Tổng công ty Sông Hồng, Bộ Xây dựng thu về 139 tỷ đồng

Với việc chào bán thành công, Bộ Xây dựng thu về hơn 139 tỷ đồng và không còn là cổ đông của Tổng công ty Sông Hồng.
Mới nhất
Đọc nhiều
TP.HCM: Cơ sở chăm sóc da 3 lần bị xử phạt vì “lấn sân” phẫu thuật thẩm mỹ

TP.HCM: Cơ sở chăm sóc da 3 lần bị xử phạt vì “lấn sân” phẫu thuật thẩm mỹ

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết, đơn vị vừa phát hiện một hộ kinh doanh về chăm sóc da trên địa bàn Quận 7 ba lần bị xử phạt do lấn sân sang phẫu thuật thẩm mỹ, liên tục đổi địa bàn hoạt động.
Nghề dệt thổ cẩm bằng khung cửi của người Thái ở Tây Bắc

Nghề dệt thổ cẩm bằng khung cửi của người Thái ở Tây Bắc

Tây Bắc là một vùng đất xinh đẹp, thơ mộng với những bản làng dân tộc thiểu số mang đậm bản sắc văn hóa.
Khởi động mùa du lịch biển, lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh

Khởi động mùa du lịch biển, lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh

Thông tin được đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 4/2024 do UBND tỉnh Nghệ An tổ chức.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.