Hà Nội 27 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 27°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Kỳ 1: Sự cần thiết phải xây dựng cầu Như Nguyệt, tháo gỡ nút thắt, tăng tốc phát triển kinh tế

Thương trường
01/11/2021 09:57
Quang Vũ - Hải Đăng - Lê Hải
aa
Bao năm qua, nút thắt về giao thông tại cầu Như Nguyệt hướng Bắc Giang-Hà Nội và ngược lại đang là “điểm nghẽn” khiến kinh tế tỉnh Bắc Giang “chạy chậm lại”.


Lời tòa soạn

Nhiều năm qua, tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn đã được đầu tư xây dựng hoàn thành và đi vào hoạt động theo tiêu chuẩn đường ô tô cao tốc. Đáng chú ý, vận tốc thiết kế 100 km/h, quy mô bề rộng nền đường 33m, gồm 4 làn xe cơ giới, bảo đảm an ninh giao thông cũng như sự phát triển kinh tế mà tuyến cao tốc này đi qua.

Tuy nhiên, trên tuyến đường cao tốc này còn tồn tại hai nút thắt là cầu Như Nguyệt và cầu Xương Giang (Bắc Giang).

Đây là hai cây cầu cũ, không được nâng cấp đồng bộ với tuyến đường cao tốc, chính vì vậy nhiều năm qua tại khu vực này thường xuyên xảy ra ùn tắc, tai nạn giao thông, là điểm đen mới nổi của khu vực này, kéo theo sự chậm trễ trong lưu thông hàng hóa xuất khẩu từ các tỉnh/thành phố đi qua Bắc Giang đến Lạng Sơn sang cửa khẩu Trung Quốc. Chính vì vậy, giải quyết được bài toán nút thắt điểm nghẽn giao thông này sẽ là động lực để nền kinh tế tỉnh Bắc Giang phát triển.

Ùn tắc và tai nạn giao thông

Tỉnh Bắc Giang có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng Thủ đô Hà Nội, trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Những năm qua, tuyến đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn đã được đầu tư xây dựng, tạo nên hành lang kinh tế liên vận quốc tế quan trọng ở khu vực phía Đông Bắc của Tổ quốc, tuyến đường huyết mạch, ngắn nhất kết nối từ thủ đô Hà Nội đi cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn). Đây là tuyến đường bộ thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, đặc biệt là nông sản của Việt Nam. Tuyến cao tốc đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các tỉnh trong khu vực, trong đó có Bắc Giang.

Tuy nhiên, trên tuyến đường trên còn hai vị trí tại cầu Xương Giang và cầu Như Nguyệt đang bị thắt hẹp về quy mô, tạo thành các điểm nghẽn giao thông, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông, đặc biệt là môi trường đầu tư của tỉnh Bắc Giang.

1 (2)Cầu Như Nguyệt đang bị thắt hẹp về quy mô, tạo thành các điểm nghẽn giao thông, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông.

Với lưu lượng giao thông cao điểm có lúc lên tới 40.000 phương tiện/ngày đêm, trong đó nhiều xe tải container chở nông sản từ các tỉnh/thành phố lên biên giới Lạng Sơn - Trung Quốc đi trên tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn. Gọi là cao tốc, được thiết kế cho các xe chạy với vận tốc 100 km/giờ, nhưng mỗi lái xe đi đến khu vực cầu Như Nguyệt (Quang Châu, Việt Yên) đều phải giảm tốc với tốc độ từ 40 - 50km/h, hoặc thấp hơn nữa vì… sợ!!!

Ngày 13/12/2020, nếu ai từng đi qua khu vực cầu Như Nguyệt hướng Bắc Giang - Hà Nội sẽ không bao giờ quên cảnh tắc đường nhiều giờ đồng hồ, khiến bất cứ lái xe nào cũng phải tức giận cũng như chán nản. Vụ tai nạn giao thông (TNGT) diễn ra khoảng 10 sáng cùng ngày giữa 3 ô tô và 2 xe máy, nhưng phải đến đầu giờ chiều khu vực này giao thông mới thông suốt trở lại.

6 ngày sau, chiều ngày 19/12/2020, một vụ TNGT khác cũng xảy ra giữa hai ô tô Mercedes-Benz mang BKS 30G-665.XX lưu thông trên cao tốc hướng đi Hà Nội. Khi xe vừa qua cầu Như Nguyệt thì tông vào đuôi xe ô tô Mercedes-Benz đỏ mang số hiệu 29A-875.XX. Vụ việc cũng gây ách tắc giao thông trong nhiều giờ đồng hồ.

Đây chỉ là 2 trong số rất nhiều vụ việc điển hình trong tình hình TNGT tại khu vực cầu Như Nguyệt, chưa tính các vụ va chạm nhỏ được các nạn nhân tự giải quyết, không thông báo tới chính quyền địa phương, hay những vụ ùn tắc nhẹ do lưu lượng giao thông tham gia quá đông tại một thời điểm…

Ghi nhận thực tế của Phóng viên vào các khung giờ cao điểm hàng ngày, trên tuyến đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang đoạn cầu Như Nguyệt thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông.

Nguyên nhân gây ra việc thường xuyên ùn tắc này là do cầu Như Nguyệt chỉ có 2 làn đường, trong khi toàn tuyến cao tốc này là 4 làn. Mật độ giao thông tăng cao, các xe trọng tải lớn, xe đưa đón công nhân đi/về vào/ra các khu công nghiệp tăng đột biến nên dẫn tới tình trạng ùn ứ giao thông ở cả 2 hướng.

Nhiều khi tôi phải đi về sớm hơn 1 tiếng để tránh tắc đường buổi chiều, tình trạng ùn tắc diễn ra khá thường xuyên khiến tôi lái xe luôn có cảm giác bất an, lo lắng”, anh Nguyễn Thắng (Lạng Giang, Bắc Giang) tâm sự.

Ngày nắng thì không sao, chứ ngày mưa đường trơn trượt, làn đường nhỏ, tầm nhìn hạn hẹp, xe máy len lỏi không theo quy tắc nào cả. Anh chị em công nhân trên xe thì giục giã vì đến muộn họ sẽ bị trừ lương, là lái xe tôi gặp vô vàn áp lực. Nếu tỉnh Bắc Giang có vốn đầu tư mở rộng được cầu Như Nguyệt thật là dân được nhờ”, anh Vũ Văn Phương (Hiệp Hòa, Bắc Giang) lái xe đưa đón công nhân cho hay.

Được biết, nhằm phân luồng hiệu quả tải khu vực đầu cầu Như Nguyệt hướng Bắc Giang - Hà Nội, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bắc Giang luôn cử cán bộ chiến sĩ túc trực tùy theo tình hình giao thông thực tế. Không chỉ vậy, ngay khu vực đầu cầu có một lối lên của đường gom cao tốc, nhiều xe máy còn lưu thông ngược chiều, hoặc cá biệt có trường hợp ô tô cũng đi vào làn ngược chiều để đi vào đường gom, góp phần làm tình trạng giao thông khu vực này trở nên rối ren, tiềm ẩn nguy cơ TNGT.

1

Trao đổi với Pháp luật Plus, ông Đỗ Văn Huyền - Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Bắc Giang cho hay: “Trên tuyến đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn có hai cây cầu Như Nguyệt và Xương Giang chỉ rộng 15m với hai làn xe nên các phương tiện bắt buộc phải giảm tốc độ khi qua cầu, điều này gây nên tình trạng ùn ứ ở cả hai phía đầu cầu.

Để giải quyết vấn đề này, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bắc Giang phải thường xuyên cử lực lượng Cảnh sát giao thông có mặt, đặc biệt tăng cường quân số tham gia điều tiết, phân luồng giao thông vào hai khung giờ cao điểm, sáng từ 6 giờ đến 8 giờ, buổi chiều từ 16 giờ đến 19 giờ. Tuy nhiên đó chỉ là giải pháp trước mắt, giải pháp tình thế. Để giải quyết tình trạng này lâu dài, bền vững, Phòng CSGT tỉnh Bắc Giang đã từng đề xuất các cấp ngành tỉnh Bắc Giang đề xuất Chính phủ cho phép mở rộng hai cầu Xương Giang, Như Nguyệt theo đúng thiết kế cao tốc ban đầu với bề rộng 33m và 4 làn xe, theo đúng thiết kế”.

Giao thông càng phát triển, môi trường đầu tư rộng mở mới thu hút được các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư tại Bắc Giang nói chung, cũng như giữ chân các nhà đầu tư này ở lại tiếp tục đầu tư mở rộng kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động cũng như đóng góp ngân sách.

Theo các chuyên gia, “tắc nghẽn” giao thông đang là điểm nghẽn lớn nhất kìm hãm sự phát triển kinh tế của hầu hết các địa phương trên cả nước, không riêng gì Bắc Giang.

Giải pháp xóa ùn tắc và sự quyết đoán của Bắc Giang

Trước thực trạng nhức nhối này, Pháp luật Plus - Báo Pháp luật Việt Nam đã đăng tải nhiều bài viết liên quan, nêu rõ những khó khăn, bất cập khi cầu Như Nguyệt không được mở rộng, các vụ TNGT thường xuyên diễn ra, nhân dân chán nản mỗi khi ùn tắc xuất hiện.

Không chỉ vậy, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tại Nguyễn Văn Thể ngày 9/11/2020 tại nghị trường, Đại biểu Quốc hội Leo Thị Lịch (đoàn Bắc Giang) nhắc lại câu hỏi bà đặt cho Bộ trưởng từ đầu nhiệm kỳ về vấn đề đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang nhưng không phải là cao tốc!.

333

Đoạn Hà Nội - Bắc Ninh không có đường gom, xe máy phải đi chung với xe ô tô trên đường cao tốc, các cầu Như Nguyệt, cầu Xương Giang bị thắt nút cổ chai, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông rất lớn”, Đại biểu Leo Thị Lịch đưa ra ví dụ thực tiễn.

Theo Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã hứa giải quyết, nhưng qua giám sát, đến nay vẫn không có gì thay đổi.

Về 2 cây cầu lớn là cầu Như Nguyệt và cầu Xương Giang, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ông Nguyễn Văn Thể cho biết, 2 cây cầu này chỉ có 2 làn xe, trong khi đường có tới 4 làn xe. “Chúng tôi đang thu xếp vốn ODA của Nhật Bản để trong nhiệm kỳ tới sẽ đầu tư nâng cấp. Khi đủ các điều kiện thì sẽ công bố lại đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang”.

Untitled-2

Đến Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa 15 vừa diễn ra, Đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) tiếp tục gửi tới Quốc hội ý kiến kiến nghị, mong mỏi của cử tri tỉnh Bắc Giang về việc xây dựng, mở rộng hai cây cầu huyết mạch trên đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang đã kéo dài từ nhiệm kỳ trước.

"Hai cây cầu Xương Giang, Như Nguyệt bị thắt cổ chai nên thường xuyên xảy ra ùn tắc, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công trình và sự phát triển của địa phương. Nếu giao nhà đầu tư BOT hiện tại thì việc đầu tư mở rộng thêm hai cầu cũng không làm kéo dài thời gian thu phí, do lưu lượng xe đã vượt dự kiến rất lớn", Đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm cho biết.

Tuy nhiên, pháp luật quy định cụ thể trong trường hợp này đến nay chưa thực sự rõ ràng, do vậy chưa thể triển khai. Cử tri Bắc Giang mong muốn Chính phủ sớm nghiên cứu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, giải quyết vướng mắc trên.

www

Tắc nghẽn” giao thông đang là điểm nghẽn lớn nhất kìm hãm sự phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, nếu cứ chờ vào vốn Trung ương, hoặc nguồn vốn ODA sẽ phải “xếp hàng” rất lâu khiến nền kinh tế chậm một bước, chính vì vậy, tỉnh Bắc Giang đã kiến nghị đưa cầu Như Nguyệt ra khỏi danh mục dự án dùng vốn ODA, thay vào đó là cầu Cẩm Lý trên quốc lộ 37. UBND tỉnh Bắc Giang tự dùng ngân sách mở rộng cầu Như Nguyệt trên cao tốc Hà Nội - Bắc Giang.

Tháng 9/2021, căn cứ ý kiến các Bộ ủng hộ chủ trương với kiến nghị của UBND tỉnh Bắc Giang thực hiện mở rộng cầu Như Nguyệt bằng ngân sách của tỉnh, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã giao UBND tỉnh Bắc Giang báo cáo Bộ Giao thông vận tải triển khai các thủ tục nhằm đảm bảo an toàn giao thông để đầu tư công trình.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang làm việc, thống nhất với Bộ Giao thông vận tải để đưa dự án mở rộng cầu Xương Giang trên cao tốc Hà Nội - Bắc Giang và cầu Cẩm Lý trên quốc lộ vào danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn ODA Hàn Quốc giai đoạn 2023-2026.

Trước đó, giữa tháng 8/2021, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt đề xuất dự án mở rộng 4 cầu Xương Giang, Như Nguyệt, Gianh, Quán Hàu và hầm Đèo Ngang trên quốc lộ 1, sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc với tổng mức đầu tư dự kiến 2.223 tỉ đồng.

Một tin vui đã đến với nhân dân tỉnh Bắc Giang, giữa tháng 10/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành văn bản số 1390/TTg- CN về việc đầu tư xây dựng mở rộng cầu Như Nguyệt trên tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang.

Theo đó, Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc giao UBND tỉnh Bắc Giang thực hiện đầu tư xây dựng mở rộng cầu Như Nguyệt bằng nguồn vốn ngân sách địa phương; giao Bộ Giao thông - Vận tải phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Bắc Giang để bảo đảm việc đầu tư phù hợp với quy hoạch, đáp ứng tiến độ, chất lượng, đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, có thể thấy nếu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang không quyết đoán, chủ động xin ý các cơ quan Trung ương, mà cứ trông chờ vào nguồn vốn ODA để xây dựng mới mở rộng cầu Như Nguyệt thì không biết đến bao giờ nhân dân đi qua khu vực này mới hết cảnh ngán ngẩm vì ùn tắc, tai nạn. Cùng với đó là sự chủ động, linh hoạt trong sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương nhằm tạo động lực phát triển kinh tế, tạo lòng tin với các nhà đầu tư đã và đang đầu tư tại Bắc Giang, khơi thông giá trị kinh tế địa phương, vùng lân cận.

Cây cầu Như Nguyệt khánh thành sớm một ngày, kinh tế tỉnh Bắc Giang khởi sắc sớm một ngày, nhà đầu tư trong và ngoài nước tin vào Bắc Giang nói được, làm được. Rồi bạn sẽ thấy Bắc Giang thay đổi, chuyển mình như thế nào chỉ trong vài năm tới. Cái lợi của giao thông phát triển thì ai cũng nhìn thấy, nhưng sự quyết đoán của lãnh đạo tỉnh Bắc Giang thì tôi thấy nể phục, không trông chờ vào nguồn vốn Trung ương, chủ động nguồn ngân sách, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông làm động lực thúc đẩy kinh tế, đó là tầm nhìn dài hạn của tỉnh đang phát triển”, ông Vũ Văn Giang (63 tuổi, cử tri huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang) nhận định.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại buổi làm việc tại tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Báo Bắc Giang.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại buổi làm việc tại tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Báo Bắc Giang.

Ngày 23/10/2021, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cùng đoàn công tác Chính phủ đã làm việc với tỉnh Bắc Giang và kiểm tra tình hình phát triển kinh tế-xã hội.

Tại buổi làm việc, ông Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho hay: Tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm 2021 đạt 5,5%. Thu ngân sách tăng hơn 48% so với cùng kỳ. Môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, thu hút FDI đứng thứ 9 cả nước. Đến nay, toàn bộ các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã hoạt động trở lại.

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến tháng 11/2021 tỉnh Bắc Giang đã thu hút được 563 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký 7,921 tỷ USD, xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Một số doanh nghiệp lớn trong các Khu công nghiệp tại tỉnh đều tăng ca tất cả các ngày trong tuần để bù lại các đơn hàng bị chậm do ảnh hưởng của dịch bệnh. Với chủ trương thu hút lao động quay trở lại làm việc, nhiều giải pháp đã và đang được doanh nghiệp áp dụng hiệu quả, như hỗ trợ thu nhập từ 1-2 triệu đồng/người/tháng; lập đội xe đưa đón công nhân từ các tỉnh lân cận tới Bắc Giang làm việc; tiêm vaccine cho công nhân; duy trì tốt yêu cầu 1 cung đường 2 điểm đến;…

Mặc dù đã có sự phục hồi nhanh chóng nhưng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang vẫn gặp nhiều khó khăn như: Chi phí vận chuyển tăng cao; giá một số nguyên vật liệu tăng, ảnh hưởng tới các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Nhiều doanh nghiệp muốn mở rộng đầu tư nhưng quỹ đất công nghiệp của tỉnh không còn. Quốc lộ 1A từ Bắc Giang đi Bắc Ninh thường xuyên bị ách tắc giao thông vào các giờ cao điểm (sáng, trưa, tối) tại nút thắt cầu Như Nguyệt, cầu Xương Giang, đây là thực trạng đã và đang diễn ra trong nhiều năm qua.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Dương Văn Thái - Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang thông tin, quốc lộ 31, đoạn qua Lục Ngạn, Sơn Động đã xuống cấp, đề nghị Bộ Giao thông vận tải quan tâm sớm khởi công thi công cải tạo, nâng cấp tuyến đường. Cùng đó, tạo điều kiện cho tỉnh về các thủ tục xây dựng cầu Như Nguyệt.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho hay, việc thường xảy ra ách tắc giao thông tại nút thắt cầu Như Nguyệt, cầu Xương Giang là điểm nghẽn đối với sự phát triển của tỉnh.

Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cho rằng, các kiến nghị của tỉnh Bắc Giang phù hợp với tình hình thực tiễn. Cầu Như Nguyệt là cây cầu quan trọng, kết nối, động lực phát triển không chỉ của địa phương mà còn cho cả nước. Vì vậy, việc đề xuất cây cầu này thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo tỉnh Bắc Giang. Thời gian tới, tỉnh cần phối hợp tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phấn đấu cuối năm 2022 khánh thành cầu Như Nguyệt.

HĐND tỉnh Bắc Giang thông qua chủ trương xây dựng cầu Như Nguyệt

Ngày 29/10/2021, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021- 2026 tổ chức kỳ họp thứ 4 (kỳ họp chuyên đề).

Phát biểu khai mạc kỳ họp, đồng chí Lê Thị Thu Hồng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang khẳng định: Thời gian qua, với quyết tâm chính trị cao, nhằm khơi thông những điểm nghẽn trên tuyến cao tốc huyết mạch, mở rộng cửa ngõ của tỉnh, nắm bắt cơ hội đón những nhà đầu tư lớn, đồng thời, tiếp thu nhiều ý kiến của cử tri khi tiếp xúc tại các kỳ họp Quốc hội, HĐND tỉnh, vấn đề mở rộng cầu Như Nguyệt và cầu Xương Giang là việc làm cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Trong điều kiện thực tiễn, ngân sách Trung ương chưa bố trí được vốn; đồng thời, quán triệt chủ trương chung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong việc quản lý đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tích cực, quyết tâm đề xuất, kiến nghị với Trung ương.

Bắc Giang đang là điểm đến được nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài lựa chọn, bởi bên cạnh lợi thế về vị trí địa lý, đây còn là địa phương đi đầu với những chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, thuận lợi nhờ quyết tâm nỗ lực cải cách hành chính.Bắc Giang đang là điểm đến được nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài lựa chọn, bởi bên cạnh lợi thế về vị trí địa lý, đây còn là địa phương đi đầu với những chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, thuận lợi nhờ quyết tâm nỗ lực cải cách hành chính.

Kết quả, ngày 18/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 1390/TTg-CN đồng ý giao tỉnh Bắc Giang thực hiện đầu tư xây dựng mở rộng cầu Như Nguyệt bằng nguồn vốn ngân sách địa phương.

Tại kỳ họp, sau khi nghe báo cáo thẩm tra tờ trình, dự thảo nghị quyết của Ban Kinh tế và Ngân sách, HĐND tỉnh xem xét, thông qua 4 Nghị quyết, trong đó Quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng cầu Như Nguyệt, tỉnh Bắc Giang;

Theo Nghị quyết Quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng cầu Như Nguyệt, vị trí cầu nằm bên cạnh vị trí hiện tại về phía hạ lưu, chiều dài cầu và tuyến đường hai bên đầu cầu dự kiến dài khoảng 1.240m. Điểm đầu khoảng Km131+580 QL.1 thuộc địa phận xã Quang Châu (Việt Yên); điểm cuối khoảng Km132+820 QL.1 thuộc địa phận phường Đáp Cầu (TP Bắc Ninh). Diện tích sử dụng đất khoảng 0,96 ha (trong đó tỉnh Bắc Giang khoảng 0,78ha; tỉnh Bắc Ninh khoảng 0,18 ha).

Quy mô đầu tư gồm: Phần cầu, thiết kế bằng cầu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực; phần đường hai đầu cầu, tổng chiều dài khoảng 800m. Với tổng mức đầu tư hơn 456,3 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh, việc xây mới cầu sẽ được thực hiện từ năm 2022-2024.

Trao đổi với Pháp luật Plus - Báo Pháp luật Việt Nam, ông Hoàng Văn Thanh, Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang cho hay: “Tổng vốn dự kiến thực hiện dự án hơn 450 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 50 tỷ đồng.

Dự kiến công trình được khởi công vào tháng 6/2022, hoàn thành vào tháng 3/2023. Dự án nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, tạo điều kiện thông thoáng cửa ngõ vào tỉnh Bắc Giang, thu hút đầu tư, phục vụ nhu cầu của các khu công nghiệp trong điều kiện không có hướng đi khác thay thế. Việc đầu tư xây dựng Dự án nhằm hạn chế tai nạn giao thông nâng cao năng lực khai thác tuyến đường cao tốc, góp phần phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, tạo điều kiện mở rộng nút thắt tại cửa ngõ vào tỉnh Bắc Giang. Qua đó tiếp tục thu hút đầu tư, phục vụ nhu cầu phát triển của các khu công nghiệp trong địa bàn tỉnh Bắc Giang”.

bài liên quan
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Nhằm đáp ứng nhu cầu đọc báo của độc giả trong thời đại kỷ nguyên công nghệ số, 10h sáng ngày 28/2, Chuyên trang điện tử Truyền thông Pháp luật Pháp luật + (Phapluatplus.vn) sẽ chính thức thay đổi giao diện mới với nhiều chuyên mục chuyên sâu, hấp dẫn.
Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Đã có 77 phương tiện cơ giới đường bộ, ô tô điện đủ điều kiện hồ sơ để đăng kiểm trong 2 ngày 24, 25/2 trên địa bàn huyện đảo Cô Tô.
UBND huyện Văn Chấn yêu cầu làm rõ vụ công trình nhà nước được san lấp bằng đất nông nghiệp trái phép

UBND huyện Văn Chấn yêu cầu làm rõ vụ công trình nhà nước được san lấp bằng đất nông nghiệp trái phép

UBND huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái vừa có văn bản yêu cầu làm rõ việc công trình nhà nước được san lấp bằng đất nông nghiệp trái phép.
Quảng Ninh: 270 tân binh TP Cẩm Phả hăng hái lên đường nhập ngũ

Quảng Ninh: 270 tân binh TP Cẩm Phả hăng hái lên đường nhập ngũ

Sáng ngày 25/2, tại Quảng trường 12/11 cùng với các địa phương trong toàn tỉnh, TP Cẩm Phả tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024, tiễn 270 thanh niên lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an nhân dân.
Quảng Ninh: Triệu tập 2 đối tượng nằm trên quốc lộ chụp ảnh "câu like"

Quảng Ninh: Triệu tập 2 đối tượng nằm trên quốc lộ chụp ảnh "câu like"

Trải chiếu ra quốc lộ lúc nửa đêm nằm chụp ảnh đăng mạng xã hội câu like, 2 đối tượng bị cơ quan Công an triệu tập xử lý vi phạm.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thanh Hoá: Công ty TNHH Tân Hồng Phúc xử phạt vì khai thác vượt quá mốc giới

Thanh Hoá: Công ty TNHH Tân Hồng Phúc xử phạt vì khai thác vượt quá mốc giới

Công ty TNHH Tân Hồng Phúc bị UBND tỉnh Thanh Hoá xử phạt hơn 200 triệu đồng vì khai thác khoáng sản vượt công suất cho phép.
TP.HCM: Cơ sở tắm hơi, massage quận 3 ngang nhiên “lấn sân” sang khám, chữa bệnh

TP.HCM: Cơ sở tắm hơi, massage quận 3 ngang nhiên “lấn sân” sang khám, chữa bệnh

Theo Sở Y tế TP.HCM, cơ sở này đã ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, phường 10, quận 3.
Yên Bái: Binh đoàn xe tải chở vật liệu hoành hành, quần thảo đường liên thôn và Quốc lộ 70

Yên Bái: Binh đoàn xe tải chở vật liệu hoành hành, quần thảo đường liên thôn và Quốc lộ 70

Hàng loạt xe tải chở vật liệu tung hoành trên nhiều tuyến đường thuộc tỉnh Yên Bái rất cần sự vào cuộc của các lực lượng chức năng.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.